Bệnh táo bón là gì? Nguyên nhân, cách chữa và phòng ngừa

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
24 Tháng Năm 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
12647

Táo bón là vấn đề về đường ruột mà ai cũng từng gặp phải. Đây có thể là dấu hiệu bình thường của cơ thể nhưng cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về táo bón và những vấn đề xung quanh chứng bệnh này để biết cách phòng tránh và điều trị khi gặp phải.

1. Bệnh táo bón là gì?

Như thế nào thì gọi là bệnh táo bón?
Như thế nào thì gọi là bệnh táo bón?

Táo bón là bệnh thường gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Khi bị táo bón, người bệnh sẽ đi tiêu ra phân khô, cứng hoặc buồn đi vệ sinh mà không thể đi được phải rặn mạnh. Bên cạnh đó, thời gian đi vệ sinh cũng lâu hơn bình thường và thường nhiều ngày mới đi một lần.

Tuy là chứng bệnh thường xuyên gặp phải nhưng nếu người mắc bệnh táo bón kéo dài không có biện pháp điều trị sẽ dẫn tới rất nhiều bệnh lý nguy hiểm dẫn đầu là bệnh trĩ. Hoặc có thể tăng biến chứng ở những bệnh nhân mãn tính như cao huyết áp, những người mắc bệnh tim mạch, xơ gan cổ chướng.

2. Nguyên nhân gây táo bón

Bệnh táo bón được gây ra bởi những nguyên nhân sau:

Những nguyên nhân gây táo bón nguyên phát
Những nguyên nhân gây táo bón nguyên phát

2.1. Táo bón nguyên phát

  • Táo bón có nhu động bình thường: Đây là dạng táo bón phổ biến nhất nhưng lại rất khó phát hiện khi khám thực thể. Lúc này, các cơ ruột co bóp bình thường, phân di chuyển trong ruột già với tốc độ thích hợp nhưng lại khó khăn để tống ra ngoài. Triệu chứng đặc trưng là khó đi ngoài, đau bụng hoặc đầy bụng.
  • Táo bón có nhu động chậm: Dạng táo bón này do nhu động ruột hoạt động kém khiến chất thải di chuyển chậm trong lòng ruột và khó đào thải ra ngoài. Thường gặp ở nữ giới và trẻ nhỏ với các triệu chứng như chướng bụng, ít có nhu cầu đại tiện.
  • Táo bón do rối loạn chức năng sàn chậu: Đặc trưng của dạng táo bón này là rặn nhiều, đại tiện không hết phân và cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài mới thải hết phân. Nguyên nhân là do các khối cơ, dây chằng vùng sàn chậu bị thoái hóa nên không thể giữ cho các cơ quan tại vùng này nằm đúng vị trí. Trong đó, hậu môn – trực tràng bị ảnh hưởng nhiều nhất và dẫn tới táo bón.

2.2. Táo bón thứ phát

Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, ăn ít chất xơ là lý do gây táo bón
Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, ăn ít chất xơ là lý do gây táo bón
  • Do chế độ ăn uống, sinh hoạt: Chế độ ăn uống phản khoa học như thường xuyên ăn nhiều chất đạm, chất béo từ động vật, sử dụng đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, thói quen sử dụng chất kích, trong khi ăn quá ít chất xơ từ rau củ quả, uống không đủ nước; kết hợp với việc lười vận động, nhịn đi đại tiện… khiến đường ruột bị ảnh hưởng, dễ gây táo bón.
  • Mắc bệnh lý thực thể: Các bệnh lý như trĩ, nứt kẽ hậu môn, phình trực tràng… cũng là nguyên nhân gây táo bón.
  • Mắc bệnh lý toàn thân: Bệnh nhân gặp các vấn đề về thần kinh như Parkinson, chấn thương đầu, đột quỵ… gây rối loạn thần kinh ngoài ruột hay suy giảm chức năng hệ thần kinh nội tại dẫn đến táo bón mạn tính. Bên cạnh đó, các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu hay các bệnh về tuyến giáp, rối loạn nội tiết, nhiễm độc chì… cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón.
  • Mang thai: Phụ nữ mang thai rất dễ bị táo bón do thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ cộng với áp lực từ tử cung gây chèn ép lên ruột, thêm vào đó, việc bổ sung sắt, canxi trong thai kỳ đều gây ảnh hưởng đến nhu động ruột và dẫn đến táo bón ở bà bầu.
  • Dùng một số loại thuốc: Táo bón có thể là tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc điều trị trầm cảm, thuốc chống co giật, thuốc kháng axit, thuốc lợi tiểu, thuốc chống viêm không steroid…

Xem thêm:

3. Đối tượng thường bị táo bón

Táo bón có thể xảy ra ở mọi đối tượng từ người già đến trẻ nhỏ, cả nam và nữ
Táo bón có thể xảy ra ở mọi đối tượng từ người già đến trẻ nhỏ, cả nam và nữ

Táo bón là bệnh đường ruột rất phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Tuy nhiên, vẫn có một số đối tượng dễ bị táo bón hơn những người khác, cụ thể:

  • Dân văn phòng: Do ngồi nhiều, ít hoạt động, ăn uống không điều độ, cộng với áp lực công việc, thường xuyên stress… nên rất dễ bị táo bón.
  • Người già bị táo bón: do người cao tuổi có chức năng đường ruột suy giảm, thói quen ăn khô, ít vận động… cũng dẫn đến tình trạng táo bón kinh niên.
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh: Trong thời gian mang thai, áp lực của thai nhi lên hậu môn trực tràng, cùng với việc bổ sung vi chất như canxi, sắt và chế độ ăn uống tẩm bổ sau sinh cũng khiến cho tình trạng táo bón rất dễ hình thành.
  • Trẻ em: Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị táo bón do hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, thêm vào đó là ăn uống giàu chất đạm, lười ăn rau, uống ít nước… tạo cơ hội cho bệnh táo bón ở trẻ phát triển.
  • Ngoài ra, người có thói quen ăn khô, ít chất xơ, lười vận động, điều trị bệnh lý… cũng dễ bị táo bón.

Đọc ngay: 

4. Triệu chứng thường gặp khi táo bón

Triệu chứng thường gặp giúp nhận biết bạn đã bị táo bón
Triệu chứng thường gặp giúp nhận biết bạn đã bị táo bón

Với những người mắc bệnh táo bón có thể dễ dàng nhận biết qua các triệu chứng và biểu hiện như sau:

Đối với trường hợp nhẹ người bệnh sẽ gặp phải những vấn đề sau đây:

  • Đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần.
  • Khi phân thoát ra, các bạn thấy đường kính phân lớn, rất cứng khô và phải rặn để đẩy ra ngoài.
  • Cảm thấy đau quặn bụng nhưng lại khó để đi cầu tiêu.
  • Khi đi vệ sinh sẽ cảm thấy đau rát ở hậu môn.
  • Đôi khi các bạn sẽ thấy có dính chút máu bám trên bề mặt của phân cứng.

Đối với các trường hợp táo bón nặng, các triệu chứng có thể tăng thêm một cấp như sau:

  • Người bệnh sẽ có dấu hiệu của sốt nhẹ và cảm thấy buồn nôn hoặc nôn liên tục.
  • Bụng có cảm giác chướng, đầy hơi rất khó chịu.
  • Cơ thể xanh xao, gầy rộc và sút cân.
  • Khi cố rặn phân, hậu môn có thể bị nứt gây rách, chảy máu và đau rát.

Táo bón nếu để lâu ngày không chữa trị sẽ dẫn đến bệnh trĩ rất nguy hiểm. Gây bất tiện và ngại ngùng, xấu hổ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

5. Bị táo bón khi nào nên gặp bác sĩ?

Đi khám ngay nếu thấy táo bón kèm những biểu hiện bất thường
Đi khám ngay nếu thấy táo bón kèm những biểu hiện bất thường

Hầu hết các trường hợp táo bón đều được điều trị tại nhà và sẽ dần cải thiện khi bạn điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp phải các triệu chứng dưới đây:

  • Táo bón kéo dài lâu ngày hơn 2 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Thay đổi thói quen đại tiện.
  • Đau dữ dội ở vùng hậu môn, đau bụng khi đi đại tiện, đi ngoài ra máu.
  • Đang gặp phải các bệnh như trĩ, xuất hiện các vết nứt hậu môn, rò trực tràng, sa trực tràng.
  • Không tự rặn được, phải sử dụng biện pháp khác để tống phân ra ngoài.
  • Táo bón kèm buồn nôn và đau bụng, sốt hoặc sụt cân, người mệt mỏi.
  • Tiêu chảy xen kẽ táo bón…

6. Táo bón có nguy hiểm không?

Táo bón nếu kéo dài ngày có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm
Táo bón nếu kéo dài có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm

Tuy là chứng bệnh thường xuyên gặp phải nhưng nếu người mắc bệnh táo bón lâu ngày không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn tới bệnh lý nguy hiểm, dẫn đầu là bệnh trĩ. Lúc này, người bệnh phải đối mặt với những biến chứng như chảy máu, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng, tắc ruột…

Ngoài ra, khi trẻ bị táo bón kéo dài không chỉ quấy khóc, mệt mỏi, lười ăn mà còn ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng của trẻ, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao và trí não của bé.

>> Xem thêm: Giật mình với 9 tác hại của táo bón đối với sức khỏe

Để hiểu rõ hơn về những hậu quả nguy hiểm của táo bón cũng như cách khắc phục hiệu quả nhất, hãy lắng nghe Thầy thuốc ưu tú, BS.Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế sẽ tư vấn chi tiết qua video dưới đây.

Những hậu quả nguy hiểm của bệnh táo bón và cách khắc phục hiệu quả

7. Các cách chẩn đoán táo bón

Thông thường các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng cụ thể, tiền sử mắc bệnh, chế độ ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân để chẩn đoán bệnh. Trường hợp táo bón nặng và kèm theo những triệu chứng nghi ngờ bệnh lý khác, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm máu và phân: Xét nghiệm máu giúp phát hiện các vấn đề sức khỏe khác gây táo bón như bệnh suy giáp, tiểu đường, nhiễm độc chì… Xét nghiệm phân để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng, viêm và ung thư.
  • Chẩn đoán hình ảnh (X-quang, MRI): Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát hình ảnh đường ruột có đang bị tắc nghẽn hay không, giúp đánh giá chức năng các cơ trong quá trình đại tiện, chẩn đoán các bệnh lý có thể gây ra tình trạng táo bón.
  • Nội soi đại tràng: Kỹ thuật này giúp bác sĩ quan sát được toàn bộ đại tràng nhờ việc sử dụng một ống mảnh có gắn máy quay được luồn vào cơ thể qua hậu môn.
  • Đo áp lực hậu môn trực tràng: Giúp đánh giá chức năng cơ thắt hậu môn và trực tràng, khả năng phối hợp của các cơ trong nhu động ruột.
  • Các xét nghiệm chức năng ruột khác: Ngoài những phương pháp trên, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh làm thêm các xét nghiệm khác như sinh thiết đại tràng, soi đại tràng sigma,…

8. Cách điều trị bệnh táo bón

Các cách điều trị táo bón hiệu quả nhanh và an toàn
Các cách điều trị táo bón hiệu quả nhanh và an toàn

Để chấm dứt tình trạng táo bón, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể. Tuy nhiên về cơ bản, phương pháp điều trị táo bón thường bao gồm:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không khoa học là nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng táo bón.
  • Bổ sung chất xơ tự nhiên cho cơ thể từ rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám để giảm bớt áp lực trong dạ dày và giúp việc đi ngoài trở nên dễ dàng hơn. Bị táo bón nên ăn gì? Các loại rau diếp cá, mồng tơi, rau má, rau sam; và các loại củ quả như khoai lang, củ cải, cà rốt, chuối, đu đủ, táo, mè đen… được đánh giá rất có lợi cho người bị táo bón.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết: Người bệnh cần bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng táo bón, đồng thời giúp quá trình đào dễ dàng hơn. Ngoài nước lọc, bạn có thể sử dụng các loại nước ép trái cây, rau củ tươi cũng rất tốt cho cơ thể.
  • Tránh xa những thực phẩm khiến tình trạng táo bón nặng hơn như chất béo động vật, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, gia vị cay nóng, đường tinh luyện, cà phê, rượu bia, nước có ga,…
  • Tập thể dục: Tập luyện thể dục thể thao hỗ trợ quá trình tiêu hóa, kích thích nhu động ruột, giúp đào thải phân dễ dàng hơn. Vì thế, bạn hãy dành để tập luyện một môn thể thao nào đó như đi bộ, yoga, đạp xe… vừa giúp nâng cao sức khỏe, vừa cải thiện táo bón hiệu quả.
  • Đi vệ sinh đúng giờ: Bạn nên tạo thói quen đi vệ sinh vào khung giờ nhất định trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng, bởi lúc này ruột hoạt động tích cực nhất và được thức ăn trong dạ dày kích thích.
Sử dụng thuốc trị táo bón theo chỉ dẫn của bác sĩ
Sử dụng thuốc trị táo bón theo chỉ dẫn của bác sĩ

Đối với bệnh táo bón lâu ngày, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc trị táo bón nhuận tràng trong thời gian ngắn hạn theo chỉ định của bác sĩ. Một số thuốc nhuận tràng phổ biến như:

  • Polyethylene glycol (Miralax): có tác dụng giữ nước trong ruột, làm phân mềm hơn.
  • Linaclotide (Linzess): kích thích các thụ thể tại ruột non để tạo ra dung dịch giúp làm mềm phân.
  • Bisacodyl, Cascara… sẽ giúp kích thích nhu động ruột co bóp để đẩy được lượng phân ra ngoài.
  • Các loại đường không thể hấp thu như lactulose và sorbitol.

Đối với những trường hợp bị táo bón do nguyên nhân thứ phát thì cần điều trị theo nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, bệnh nhân bị tiểu đường thì cần kiểm soát lượng đường huyết để ngăn ngừa táo bón.

9. Phòng ngừa táo bón hiệu quả

Biện pháp phòng ngừa chứng táo bón để đảm bảo sức khỏe và sinh hoạt
Biện pháp phòng ngừa chứng táo bón để đảm bảo sức khỏe và sinh hoạt

Phòng ngừa và điều trị chứng táo bón là hai vấn đề vô cùng quan trọng mà các bạn nên chú ý nếu thường xuyên gặp phải chứng bệnh này. Trong quá trình điều trị, các bạn hãy thực hiện nghiêm chỉnh các vấn đề sau đây để có một đường ruột khỏe mạnh hơn:

  • Ăn đủ bữa, đủ chất, đúng giờ, không làm việc khác khi đang ăn
  • Ăn nhiều chất xơ
  • Ăn sữa chua
  • Uống đủ 2 lít nước/ngày
  • Ăn thực phẩm giúp nhuận tràng, giàu vitamin nhóm B
  • Kiêng sử dụng các loại kích thích như trà, cà phê…
  • Không nên ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa
  • Hạn chế ăn đồ khô
  • Ngủ đủ giấc và hạn chế căng thẳng
  • Tập luyện thói quen đi vệ sinh điều độ.

Bạn có thể sử dụng men vi sinh trong việc hỗ trợ điều trị chứng táo bón của mình một cách dễ dàng. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm men vi sinh khác nhau nên bạn cần chú ý lựa chọn loại men vi sinh đến từ tự nhiên chứa hai thành phần là Probiotics (lợi khuẩn) và Prebiotics (chất xơ hòa tan) sẽ mang lại hiệu quả và công dụng tốt nhất. Đặc biệt là loại men vi sinh được bào chế theo công nghệ bao kép LAB2PRO sẽ là một lựa chọn hoàn hảo nhất để giúp chứng táo bón không còn là nỗi khó chịu khi bạn gặp phải vấn đề khó nói này. Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây.

Ngoài ra nếu các bạn nhận thấy tình trạng táo bón của mình có dấu hiệu nặng như nứt kẽ hậu môn, đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn thì có thể bổ sung sản phẩm thực phẩm chức năng khác có chứa thành phần như rau diếp cá, đương quy, Rutin, Magie, Meriva… để bổ sung chất xơ vào cơ thể giúp hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

Trên đây là tất tần tật những thông tin cơ bản về bệnh táo bón. Hi vọng với những thông tin này có thể giúp các bạn trong việc tìm hiểu về chứng bệnh này. Nếu các bạn nhận thấy tình trạng táo bón dài ngày kèm theo tình trạng chảy máu, phân kèm máu cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và theo dõi một cách kịp thời.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.