Gai đôi cột sống là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
14 Tháng bảy 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
2095

Gai đôi cột sống là một bệnh lý xương khớp bẩm sinh, tuy hiếm gặp nhưng có nguy cơ dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu cách điều trị trong nội dung dưới đây nhé.

Gai đôi cột sống là tình trạng gì?
Gai đôi cột sống là tình trạng gì?

1. Gai đôi cột sống là gì?

Gai đôi cột sống còn gọi là tật nứt đốt sống là một dị tật cột sống bẩm sinh, thường xảy ra ở cột sống thắt lưng. Nếu nhìn trên phim chụp X-quang sẽ thấy phần xương sống bị tách đôi để lại khe hở ở giữa. Nguyên nhân của tình trạng này là do các ống thần kinh, thân xương sống trên dây sống không được đóng hoàn toàn.

Xem thêm: Gai cột sống là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

2. Các loại gai đôi cột sống

Chứng gai đôi cột sống được phân chia thành ba loại:

  • Gai đôi cột sống dạng ẩn: Dạng ẩn là dạng thường gặp nhất của bệnh gai đôi cột sống. Người bệnh gặp chứng gai đôi cột sống thể ẩn là do khe hở còn hẹp nên không gây thoát vị và ảnh hưởng đến tủy sống.
  • Gai đôi cột sống thoát vị màng não: Khi khe hở của xương quá lớn sẽ khiến khối thoát vị thoát ra ngoài và xâm nhập đến vùng thắt lưng và ảnh hưởng trực tiếp tới những nơi mà nó đi qua. Thành phần của thoát vị bao gồm phần tủy sống, dịch não tủy và dây thần kinh
  • Gai đôi cột sống có nang: Khi người bệnh gặp gai cột sống có nang, một số chức năng trên cơ thể có thể bị mất đi. Lúc này, dù cho có áp dụng của phương pháp phẫu thuật thì cũng rất khó có thể cải thiện tình hình.

Bệnh lý gai đôi cột sống nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và mọi hoạt động trong đời sống. Căn bệnh này còn có thể hạn chế khả năng vận động và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác của cơ thể.

3. Vị trí dễ xuất hiện gai đôi cột sống

Gai đôi cột sống thường xuất hiện ở vị trí nào trên cơ thể?
Gai đôi cột sống thường xuất hiện ở vị trí nào trên cơ thể?

Vị trí dễ bị gai đôi cột sống nhất là vùng đốt sống thắt lưng L5 và xương cùng S1. Thường thì người bệnh khó nhận biết tình trạng gai đôi cột sống bởi ngoài dấu hiệu đau nhức ở vùng xương sống chịu ảnh hưởng, bệnh không có bất kỳ triệu chứng đặc biệt nào. Ngoài sự khác biệt về vị trí tổn thương thì gai đôi cột sống  L5 và S1 có chung một số đặc điểm:

  • Đều có yếu tố bẩm sinh, đặc biệt là gai đôi cột sống thắt lưng L5 có thể xảy ra ngay từ khi trẻ nhỏ còn trong giai đoạn phôi thai.
  • Đối tượng dễ mắc gai đôi cột sống nhất thường vào độ tuổi từ 20 – 50.
  • Chèn ép rễ thần kinh, nên dễ kéo theo tình trạng thoát vị đĩa đệm.
  • Gai đôi cột sống L5 còn có khả năng làm mất một phần đường cong sinh lý.

4. Nhận biết triệu chứng gai đôi cột sống

Có thể nhận biết tình trạng gai đôi cột sống qua một số dấu hiệu như:

  • Đau nhức tại vị trí xuất hiện gai xương.
  • Cơn đau lan sang khắp vùng thắt lưng, xương chậu, chi dưới gồm cả ống quyển, bắp chân, bàn chân…
  • Tay chân tê ngứa và suy yếu, cử động không linh hoạt do gai xương chèn ép vào rễ thần kinh.
  • Có bất thường về thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn cơ tròn gây đại tiện hoặc tiểu tiện mất kiểm soát.

5. Nguyên nhân gây bệnh gai đôi cột sống

Lý do nào gây nên bệnh gai đôi cột sống?
Lý do nào gây nên bệnh gai đôi cột sống?

Theo các chuyên gia thì nguyên nhân gây gai đôi cột sống vẫn đang là câu hỏi lớn và qua kết quả nghiên cứu thì có một số yếu tố góp phần dẫn đến tình trạng gai đôi cột sống, đó là:

  • Bẩm sinh: Do trong thai kỳ mẹ bầu ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, không hấp thụ đủ lượng Acid Folic cần thiết rất dễ khiến trẻ bị gai đôi cột sống bẩm sinh ngay từ trong bụng mẹ.
  • Thói quen sinh hoạt: Thói quen ngồi quá lâu hoặc ngồi, nằm, đi, đứng, khuân vác đồ… không đúng tư thế cũng là yếu tố dẫn đến một loạt vấn đề về cột sống.
  • Chấn thương cột sống: Cơ chế tự chữa lành của cơ thể sẽ bắt đầu quy trình tái tạo xương nếu cột sống thương tổn do đó mà hình thành gai xương. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra khi quá trình tự chữa diễn ra liên tục.
  • Tuổi tác: Sụn khớp sẽ bị thoái hóa dần theo thời gian, kéo theo tình trạng thiếu hụt canxi. Lúc này cơ thể sẽ tự động tích lũy canxi để bù đắp vào phần hao hụt nên có thể vô tình hình thành gai xương.
  • Viêm nhiễm cục bộ: Dù viêm nhiễm xảy ra ở xương, khớp cột sống hay gân, dây chằng xung quanh cột sống thì vẫn có khả năng kích thích quá trình tái tạo tế bào xương, thậm chí có nguy cơ tạo ra gai xương.

6. Bị gai đôi cột sống có nguy hiểm không?

Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bị gai đôi cột sống
Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bị gai đôi cột sống

Gai đôi cột sống là bệnh lý nghiêm trọng nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể gây ra một loạt biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như:

  • Rễ thần kinh cột sống chịu thương tổn từ sự chèn ép của gai xương
  • Suy giảm chức năng cơ bắp
  • Rối loạn đại tiểu tiện
  • Tê liệt hai chân, ảnh hưởng đến sinh hoạt và khả năng lao động
  • Sức lực ở cánh tay suy yếu bất thường
  • Nhiễm trùng màng não hoặc thậm chí là viêm màng não
  • Rối loạn tiền đình thường xuất hiện ở người bị gai đốt sống cổ
  • Tử vong
  • Các biến chứng khác như tăng hoặc hạ huyết áp, vẹo cột sống, mất ngủ,…

7. Chẩn đoán bệnh gai đôi cột sống

Các biện pháp chẩn đoán bệnh gai đôi cột sống
Các biện pháp chẩn đoán bệnh gai đôi cột sống

Để chẩn đoán tình trạng gai đôi cột sống, chẩn đoán sớm ở thai nhi, các bác sĩ sẽ tiến hành một số kiểm tra sau:

  • Xét nghiệm máu: Nhằm đánh giá hàm lượng protein AFP do thai nhi tạo ra. Chỉ số AFP cao đồng nghĩa trẻ đã bị gai đôi cột sống hoặc một dị tật bẩm sinh khác.
  • Siêu âm: Phương pháp chẩn đoán bằng cách tạo ra hình ảnh thai nhi trên màn hình máy tính. Nếu trẻ bị gai đôi cột sống, bác sĩ có thể nhận thấy một gai hở hoặc một túi nhô ra ở cột sống thắt lưng.
  • Chọc túi ối: Nhờ cách  này bác sĩ lấy dịch lỏng từ túi nước ối để kiểm tra xem trẻ có đang gặp phải triệu chứng bệnh nào không.

Trong một số trường hợp, tật nứt đốt sống có thể được chẩn đoán khi trẻ được sinh ra thì bác sĩ có thể chỉ định các loại xét nghiệm như chụp X-quang, CT, MRI… để quan sát rõ ràng hơn về cột sống của trẻ và các xương ở lưng.

8. Bệnh gai đôi cột sống có chữa được không?

Cách chữa bệnh gai đôi cột sống được nhiều người lựa chọn nhất là sử dụng thuốc. Một số loại thuốc thường được chỉ định để điều trị gai đôi cột sống có:

  • Thuốc giảm đau và kháng viêm: Đa số thuộc nhóm NSAID như naproxen, ibuprofen…
  • Thuốc giãn cơ: mydocalm, myonal, decontractyl…
  • Một số loại vitamin nhóm B như B1, B12… với tác dụng đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Người bệnh chỉ dùng thuốc chữa gai đôi cột sống khi có sự tư vấn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Vì kéo dài liệu trình dùng thuốc hoặc uống thuốc quá liều rất dễ gây tổn hại cho các cơ quan nội tạng quan trọng như dạ dày, gan hoặc thậm chí là thận.

Các biện pháp điều trị bệnh gai đôi cột sống
Các biện pháp điều trị bệnh gai đôi cột sống

Với trường hợp bệnh tiến triển nghiêm trọng như gai xương chèn ép dây thần kinh hoặc ống tủy sống, cột sống bị vẹo… thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

Để khắc phục các cơn đau và hồi phục sức khỏe, người bệnh nên thăm khám để có phương pháp điều trị gai cột sống phù hợp với mình. Bên cạnh đó người bệnh nên áp dụng các thói quen tích cực sau:

  • Tập luyện nhẹ nhàng: Để giảm các chứng đau do gai cột sống, người bệnh có thể tập luyện nhẹ nhàng tại nhà như đạp xe, yoga, bơi lội, đi bộ… Thói quen này sẽ hỗ trợ cải thiện cơn đau tạm thời.
  • Vật lý trị liệu: Xu hướng lựa chọn các biện pháp điều trị gai đôi cột sống không xâm lấn như vật lý trị liệu, trị liệu bằng sóng ngắn, hồng ngoại,… được nhiều người lựa chọn vì an toàn và hiệu quả, kết hợp các bài tập phục hồi giúp cải thiện tốt tình trạng bệnh.
  • Các bài thuốc Đông y: Đây là cách điều trị gai cột sống được nhiều người lựa chọn nhưng hiệu quả chỉ mang tính tạm thời. Có người bệnh tự ý mua và sử dụng các bài thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, từ đó dẫn tới hậu quả là gây tổn thương gan thận nặng, rối loạn chuyển hóa, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Bên cạnh các biện pháp điều trị bệnh gai đôi cột sống, người bệnh có thể sử dụng thêm một vài loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị chứng bệnh này nhanh chóng. Đầu tiên là sản phẩm có chứa canxi nano, vitamin D3, MK7 và nhiều dưỡng chất tốt cho xương khớp như Kẽm, Magie, Đồng, DHA, Quercetin… Các dưỡng chất này có trong một viên uống mà khi sử dụng sẽ cung cấp đủ lượng canxi cơ thể cần, hỗ trợ điều trị gai cột sống hiệu quả. Sự phát triển, khỏe mạnh của xương sẽ giúp đẩy lùi bệnh gai cột sống và giúp cho sức khỏe người bệnh gai cột sống tốt hơn, cải thiện tình hình bệnh nhanh chóng, dễ dàng. Đồng thời để giảm cảm giác tê bì chân tay do gai cột sống gây nên cũng như làm tăng cường tuần hoàn máu não giúp cơ thể bớt căng thẳng và trở nên thoải mái hơn thì người bệnh có thể dùng sản phẩm thứ hai là viên uống có cao Blueberry, OPC, Chondroitin, tiền vitamin B1 cùng với các vitamin nhóm B

Gai đôi cột sống là một bệnh lý xương khớp bẩm sinh, tuy hiếm gặp nhưng có nguy cơ dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Do đó người bệnh cần được khám, điều trị kịp thời và đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.