Tác hại của táo bón đối với sức khỏe người bệnh

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
14 Tháng bảy 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
4434

Trong nhiều bệnh lý phổ biến liên quan đến hệ tiêu hóa nói chung, thì táo bón là một căn bệnh được xếp vào top đầu, chiếm tỷ lệ người mắc cao. Đa phần, người bệnh thường chủ quan, không điều trị ngay, tuy nhiên, nếu để lâu sẽ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn về tác hại của táo bón, hãy tìm hiểu bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây táo bón

Nguyên nhân nào gây ra bệnh táo bón kéo dài để lại những tác hại không mong muốn?
Nguyên nhân nào gây ra bệnh táo bón kéo dài để lại những tác hại không mong muốn?
  • Thói quen ăn uống: Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt chất xơ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến táo bón. Chất xơ có tác dụng bổ sung nước cho hệ tiêu hóa, làm mềm phân và giúp quá trình đào thải cặn bã được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, việc uống ít nước cũng ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Do nước có tác dụng thải độc, thanh lọc cơ thể, làm mềm phân, hạn chế táo bón.
  • Lười vận động: Thói quen ngồi nhiều, ít vận động sẽ làm giảm năng suất hoạt động của ruột, khiến phân bị tích tụ và dồn lại tại trực tràng, dễ gây ra táo bón.
  • Lam dụng thuốc Tây: Một số loại thuốc điều trị bệnh mãn tính, thuốc giảm đau hoặc thuốc trầm cảm có thể làm giảm nhu động ruột, khiến phân bị ứ đọng và mất nước, gây nên tình trạng đi đại tiện khó khăn.
  • Nhịn đi đại tiện: Khi không thể đi đại tiện ngay lập tức, ruột già vẫn sẽ tiếp tục hấp thụ nước ngược trở lại khiến phân bị khô, cứng gây trở ngại khi đi đại tiện.
  • Mắc một số bệnh lý khác: Các bệnh về đường ruột như nứt hậu môn, sa trực tràng, tắc nghẽn ruột, ung thư đại tràng… có thể là nguyên nhân gây ra bệnh táo bón mãn tính.

2. Tác hại của táo bón

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà táo bón có thể gây ra những hậu quả khác nhau. Thông thường nếu bệnh táo bón nhẹ thì diễn ra trong vài ngày rồi khỏi thì không cần can thiệp các biện pháp y học. Còn trường hợp táo bón kinh niên, không có biện pháp chữa trị kịp thời thì có thể gây nên những hệ lụy như:

2.1. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ xảy ra có thể là một trong những tác hại của táo bón gây nên
Bệnh trĩ xảy ra có thể là một trong những tác hại của táo bón gây nên

Nhắc đến tác hại của táo bón thì không thể bỏ qua bệnh trĩ. Do quá trình đi đại tiện gặp khó khăn, áp lực đẩy phân ra ngoài lớn, thậm chí có thể bật cả máu tươi, khiến các tĩnh mạch xung quanh trực tràng và hậu môn bị giãn ra, sưng lên và hình thành các búi trĩ.

2.2. Nứt hậu môn

Nứt hay rò hậu môn là hiện tượng mô lót hậu môn xuất hiện vết rách nhỏ, khi người bệnh táo bón đi ngoài phân cứng hoặc rặn trong quá trình đại tiện. Tình trạng này gây ngứa, đau và chảy máu khi đi vệ sinh. Nhiều trường hợp, người bệnh nhịn đi đại tiện vì sợ đau, khiến chứng táo bón càng thêm nặng nề.

2.3. Ứ phân trong đại tràng

Ứ phân trong đại tràng cũng một trong những tác hại của táo bón. Nếu trong thời gian dài như phân không được tống ra ngoài, thì càng ngày sẽ tích tụ nhiều trong ruột, tạo thành khối lớn gây tắc nghẽn và khiến quá trình đào thải gặp khó khăn. Ở trẻ em ứ phân có thể gây cho trẻ đau đớn, nôn mửa hay nhiễm trùng….

2.4. Sa trực tràng

Một tác hại của táo bón nữa là gây ra hiện tượng sa trực tràng
Một tác hại của táo bón nữa là gây ra hiện tượng sa trực tràng

Trực tràng là nơi chứa phân nối đến hậu môn. Khi người táo bón dùng lực mạnh để đẩy phân ra ngoài, dần dần sẽ khiến một phần hoặc toàn bộ trực tràng bị sa xuống, trượt khỏi vị trí bình thường. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể sa trực tràng ra ngoài cơ thể. Tuy có triệu chứng tương tự như bệnh trĩ là ngứa, thường xuyên đau xung quanh hậu môn, đi ngoài ra máu….xong sa trực tràng lại gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn

2.5. Ảnh hưởng đến bài trừ độc tố trong cơ thể

Biến chứng có thể xảy ra khi không điều trị chứng táo bón sớm đó là rối loạn chức năng vị tràng khiến các chất cặn bã không đào thải được ra ngoài cơ thể. Các độc tố tích tụ lâu ngày có thể gây nên bệnh viêm nhiễm trực tràng và có thể dẫn đến căn bệnh nguy hiểm hơn là ung thư trực tràng.

2.6. Ảnh hưởng chức năng não

Nhiều người thắc mắc rằng tại sao tác hại của táo bón lại liên quan đến chức năng não. Nguyên nhân là do khi bị táo bón, các chất chuyển hóa bị giữ lại lâu trong đường ruột cùng với sự tác động xấu của vi khuẩn, làm sinh ra các chất như methane, phenol,… rất có hại cho hệ thần kinh. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của não bộ, gây ra các triệu chứng như suy giảm trí nhớ, mất tập trung, phản xạ chậm…

2.7. Rối loạn chức năng thần kinh ruột, dạ dày

Táo bón gây tác hại đến chức năng thần kinh ruột và dạ dày
Táo bón gây tác hại đến chức năng thần kinh ruột và dạ dày

Chất cặn bã, chất độc không được đào thải ra ngoài cơ thể, tích tụ gây rối loạn chức năng thần kinh ruột và dạ dày, gây nên tình trạng chán ăn, ăn không ngon, chướng bụng, đầy hơi, miệng đắng và hiện tượng xì hơi.

2.8. Ung thư ruột kết

Theo thống kê, đối với các trường hợp bị táo bón mạn tính thì có 10% trong số đó bị ung thư kết tràng. Khi độc tố bị tích lại trong ruột lâu ngày, không được giải phóng ra ngoài thì khả năng dẫn đến ung thư là rất dễ xảy ra

2.9. Tái phát bệnh tim và huyết quản não

Đối với các bệnh nhân có tiền sử bị bệnh tim và huyết quản não thì tác hại của táo bón gây ra cũng đặc biệt nghiêm trọng. Việc dùng sức để cho phân ra ngoài trong quá trình đi đại tiện rất bất lợi cho sức khỏe tim mạch, khiến bệnh dễ tái phát, có thể gây hiện tượng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim hoặc chảy máu não, thậm chí là đột tử

3. Làm sao để phòng ngừa táo bón?

Phòng ngừa bệnh trước khi các tác hại của táo bón xảy ra
Phòng ngừa bệnh trước khi các tác hại của táo bón xảy ra

Áp dụng các biện pháp phòng ngừa là cách tốt nhất để tránh được tác hại của táo bón. Cụ thể như:

  • Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh. Không nên nhịn đi đại tiện
  • Cố gắng hình thành thói quen đi đại tiện cùng một thời điểm trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng hoặc từ 15 – 45 phút sau khi ăn
  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất sơ từ trái cây, rau, đậu, quả hạch, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt
  • Uống đủ nước hằng ngày, ít nhất 6 – 8 cốc nước hoặc bổ sung bằng các loại chất lỏng khác.
  • Tích cực tập luyện thể dục thể thao, dành thời gian vận động, tránh ngồi lâu một chỗ, lười vận động 
  • Chăm sóc bản thân và giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, hạn chế căng thẳng, lo lắng, stress….
  • Thử các liệu pháp phản hồi sinh học để thiết lập lại các cơ liên quan đến nhu động ruột, giúp cải thiện và phòng ngừa táo bón

Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên lựa chọn sản phẩm có chứa 2 thành phần chính là lợi khuẩn Probiotics và chất xơ hòa tan Prebiotics có nguồn gốc từ kim chi rất lành tính, đặc biệt đối với cả hệ tiêu hóa non yếu của trẻ. Sản phẩm giúp bổ sung lợi khuẩn, đồng thời ức chế hại khuẩn có trong hệ tiêu hóa, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, táo bón… Sử dụng men vi sinh cũng là cách hiệu quả để tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt, nên ưu tiên sử dụng sản phẩm được bào chế với công nghệ hiện đại như Lab2Pro sẽ giúp lợi khuẩn duy trì sự sống cho đến khi vào cơ thể, chúng sẽ hoạt động và phát huy hiệu quả tối đa. (Xem sản phẩm tại đây).

Với những tác hại của táo bón gây ra cho người bệnh mà bài viết vừa đề cập, thì rõ ràng chúng ta không được chủ quan với căn bệnh tưởng như đơn giản này. Tốt nhất nên có biện pháp điều trị từ sớm, tránh để lâu ngày có thể dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài ra, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa táo bón hiệu quả ngay tại nhà.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.