[GIẢI ĐÁP] Liệu uống canxi có bị táo bón không?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
21 Tháng bảy 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
2179

Canxi là chất cần thiết đối với cơ thể mỗi người để duy trì sự chắc khỏe của xương và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Tuy nhiên hiện nay rất nhiều người uống canxi gặp hiện tượng táo bón, khó đi ngoài. Vậy uống canxi có bị táo bón hay không và uống sao cho đúng? Xem ngay bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhé!

1. Uống canxi có bị táo bón không?

Uống canxi có thực sự gây táo bón hay không?
Uống canxi có thực sự gây táo bón hay không?

Một số trường hợp khác, nguyên nhân gây táo bón ở khi sử dụng canxi cũng có thể do bạn uống canxi không đúng cách và không đúng liều lượng.

2. Nguyên nhân uống canxi bị táo bón

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc uống canxi bị táo bón. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

2.1. Hàm lượng canxi trong cơ thể quá cao

Uống canxi quá nhiều khiến hàm lượng canxi tăng cao gây táo bón
Uống canxi quá nhiều khiến hàm lượng canxi tăng cao gây táo bón

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng táo bón khi uống canxi đó chính là do hàm lượng canxi trong cơ thể quá cao. Một số loại canxi như canxi vô cơ và canxi cacbonat khi đưa vào cơ thể sẽ khó hấp thụ và để lại nhiều canxi dư thừa ở các bộ phận trong cơ thể. Trong khi đó, canxi hữu cơ từ các loại thực phẩm trong bữa ăn lại dễ hấp thụ hơn nhiều.

Do vây khi bổ sung canxi mà không tìm hiểu rõ nhu cầu của cơ thể sẽ dễ dẫn đến việc dư thừa canxi trong cơ thể và gây ra táo bón, sỏi thận,…

2.2. Uống canxi cùng với uống sữa

Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến táo bón khi uống canxi đó chính là uống canxi cùng với sữa. Nhiều ba mẹ thường cho bé uống canxi cùng lúc với sữa để bé dễ uống hơn, nhưng đây là cách dùng canxi sai.

Bởi canxi ba mẹ bổ sung ngoài và canxi trong sữa sẽ cạnh tranh lẫn nhau và làm giảm sự hấp thụ của cơ thể, gây lắng đọng, dư thừa canxi ở các bộ phận khác trong cơ thể. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến táo bón khi dùng canxi ở nhiều trẻ.

2.3. Dùng nhiều thực phẩm có chứa chất béo, axit oxalic

Vừa uống canxi lại ăn nhiều thực phẩm chứa axit oxalic gây táo bón
Vừa uống canxi lại ăn nhiều thực phẩm chứa axit oxalic gây táo bón

Một số loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo và axit oxalic như sợi mì, sợi phở, các loại rau quả củ hạt như rau chân vịt, măng tây, cà tím,… đều có thể gây lắng đọng oxalat canxi và tạo sỏi thận, sỏi tiết niệu và một số bệnh lý khác liên quan đến thận và đường tiêu hóa.

Thêm vào đó, một số thực phẩm chứa nhiều đạm, nhiều chất béo cũng là thể là nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên bị táo bón. Do đó, nếu bạn bổ sung canxi thì vẫn cần kết hợp cả rau xanh và hạn chế các thực phẩm chứa chất béo để hạn chế tối đa tình trạng táo bón khi sử dụng canxi.

>> Đọc ngay: Lưu ý 12 thực phẩm gây táo bón nên tránh

2.4. Trộn canxi cùng thức ăn

Một cách khác được nhiều ba mẹ sử dụng để “lừa” bé uống canxi đó chính là trộn canxi chung với các loại thức ăn. Khi đó, hệ tiêu hóa còn non nớt của bé sẽ cần tiêu hóa và hấp thụ cùng một lúc cả thức ăn và canxi. Khi đó, cơ thể bé sẽ không hấp thụ được lượng canxi triệt để.

Thêm vào đó, trong thức ăn của trẻ còn có thể chứa một số chất như sắt, protein,… sẽ gây ức chế hấp thụ canxi và có thể tăng bài tiết canxi ra khỏi cơ thể.

2.5. Thiếu hoặc thừa quá nhiều chất xơ

Bổ sung chất xơ chưa hợp lý lại uống thêm canxi có khả năng gây ra táo bón
Bổ sung chất xơ chưa hợp lý lại uống thêm canxi có khả năng gây ra táo bón

Nguyên nhân tiếp theo gây ra tình trạng táo bón khi dùng canxi đó chính là chất xơ. Bởi khi cơ thể thiếu chất xơ sẽ khiến phân cứng, rắn và khó để đẩy ra ngoài. Lúc này, hệ tiêu hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng và dẫn đến chậm quá trình hấp thụ dinh dưỡng.

Tuy nhiên, nếu cơ thể được nạp quá nhiều chất xơ đặc biệt là các loại rau có chứa nhiều oxalic như:rau dền, măng, rau chân vịt, hành tây,… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến táo bón.

>> Đọc ngay: Bạn có biết tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón?

2.6. Bổ sung các loại ngũ cốc thô khi uống Canxi

Trong các loại ngũ cốc thô như: hạt điều, hạnh nhân, đậu phộng, hạt dẻ,… là những loại ngũ cốc có chứa axit oxalic rất cao. Do vậy nếu bạn sử dụng canxi cùng các loại ngũ cốc thô này có thể sẽ gây nên tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Điều này cũng có thể gây ra táo bón khi sử dụng canxi.

2.7. Uống ít nước hoặc uống loại nước không phù hợp

Uống canxi bị táo bón do không uống đủ nước
Uống canxi bị táo bón do không uống đủ nước

Nguyên nhân cuối cùng khiến nhiều người bổ sung canxi nhưng bị táo bón đó chính là do chế độ sinh hoạt hàng ngày uống ít nước. Ngoài chế độ ăn uống khoa học, khi bổ sung canxi bạn cũng nên chú ý bổ sung đầy đủ nước và chia làm nhiều lần trong ngày. Bạn có thể bổ sung nhiều loại nước bên cạnh nước lọc như: nước ép hoa quả, nước luộc rau,…

2.8. Không bổ sung Canxi kèm Vitamin D và MK7

Hiện tại, hầu hết mọi người đều đang bổ sung canxi thường chứ hiếm người bổ sung canxi dạng nano. Thêm vào đó, khi bổ sung canxi lại không kết hợp bổ sung Vitamin D và MK7 để  hỗ trợ hấp thụ canxi vào cơ thể nên dễ gây ra tình trạng táo bón khi uống canxi.

3. Uống canxi như thế nào cho đúng cách?

Để uống canxi không bị táo bón nên uống như thế nào cho đúng cách?
Để uống canxi không bị táo bón nên uống như thế nào cho đúng cách?
  • Kiểm tra lại tình trạng sức khỏe trong cơ thể: Trước khi bổ sung canxi, bạn cần  kiểm tra xem cơ địa banjc ó nóng hay không, có mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như dạ dày, đại tràng hay không.
  • Kiểm tra lại thuốc đang sử dụng: Nếu bạn đang phải sử dụng thuốc bên cạnh việc bổ sung canxi, hay kiểm tra lại thuốc xem có tác dụng phụ gây ra táo bón hay không. Thêm vào đó, bạn cũng nên kiểm tra xem các loại thuốc bạn đang sử dụng có thành phần nào không tương thích với canxi hay không.
  • Nên uống canxi nano kết hợp với vitamin D Và MK7: Canxi nano giúp cơ thể hấp thụ canxi dễ dàng hơn so với canxi thường. Bên cạnh đó vitamin D và MK7 còn có vai trò giúp canxi thẩm thấm được dễ dàng từ thành ruột vào máu, xương và những bộ phận đang bị thiếu hụt canxi.
  • Chỉ bổ sung lượng Canxi phù hợp tình trạng cơ thể: Khi bổ sung canxi vào cơ thể, bạn nên bổ sung ở lượng phù hợp để tránh hiện tượng dư thừa canxi gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Chia uống canxi thành nhiều lần trong ngày: Bạn nên chia canxi uống thành nhiều lần trong ngày nhưng không nên uống vào lúc chiều tối hoặc sát giờ đi ngủ. Vì đây là thời gian mà cơ thể ít hoạt động nên sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi, gây tình trạng lắng đọng, dư thừa.
  • Uống nhiều nước: Luôn bổ sung nước cho cơ thể ngay cả khi bạn không thấy khát. Điều này sẽ khiến hạn chế tối đa tình trạng táo bón khi sử dụng canxi.
  • Bổ sung chất xơ: Bổ sung đầy đủ chất xơ trong khẩu phần ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn ổn định hơn và dễ hấp thụ canxi hơn nhiều.
  • Tập thể dục mỗi ngày: Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn tăng khả năng miễn dịch cùng quá trình trao đổi chất. Thêm vào đó, việc tập thể dục còn giúp bạn hạn chế được các bệnh khác liên quan đến đường tiêu hóa.
  • Tắm nắng mỗi ngày: Vitamin D là dưỡng chất giúp canxi hấp thụ tốt hơn vào trong cơ thể. Do đó, việc tắm nắng mỗi ngày có thể giúp kích thích chuyển hóa, hấp thụ canxi trong thực phẩm cũng như các loại canxi trong sản phẩm bổ sung dễ dàng hơn.

Một cách khác để hạn chế tình trạng táo bón khi sử dụng canxi đó chính là bổ sung thêm men vi sinh để căn bằng lại hệ tiêu hóa đường ruột. Hiện nay, các sản phẩm men vi sinh từ Hàn Quốc có chứa hai thành phần chính là Probiotics và Prebiotics được phân lập từ Kim chi rất được ưa chuộng. Bạn có thể tìm mua sản phẩm này tại các hệ thống nhà thuốc, địa chỉ bán uy tín để dùng thử.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Uống canxi có gây táo bón không?” và các cách để uống canxi hiệu quả và hấp thu tốt. Việc bổ sung canxi cho cơ thể là rất tốt, tuy nhiên bạn cần tìm hiểu kỹ càng trước khi quyết định bổ úng bất cứ loại vitamin nào vào cơ thể.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.