Rối loạn nội tiết tố gây rụng tóc: Nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
14 Tháng năm 2024

Lần cập nhật cuối:
24 Tháng năm 2024

Số lần xem:
174

Phải làm gì khi rối loạn nội tiết tố gây rụng tóc là vấn đề nhiều người gặp phải. Giải pháp cải thiện tình trạng này sẽ có trong nội dung được chia sẻ sau.

Tìm hiểu về tình trạng rối loạn nội tiết gây rụng tóc
Tìm hiểu về tình trạng rối loạn nội tiết gây rụng tóc

1. Rối loạn nội tiết gây rụng tóc là như thế nào?

Ai cũng có thể bị rụng tóc và rụng ở mọi lứa tuổi. Theo nghiên cứu thì có đến 80% các trường hợp rụng tóc ở nữ là do rối loạn nội tiết tố, cụ thể là khi hormone estrogen bị suy giảm, gây mất cân bằng nội tiết nữ. Khi có sự mất cân bằng giữa các loại hormon như estrogen và androgen thì sẽ làm tăng nồng độ DHT (hormone sinh dục nam) tại một số mô, trong đó có nang tóc. Da đầu sẽ tăng tiết chất nhờn, nang tóc bị bịt kín và teo nhỏ lại, dẫn đến quá trình tuần hoàn, vận chuyển dinh dưỡng hạn chế khiến cho tóc yếu và dễ rụng hơn. Chị em gặp thay đổi về nội tiết tố nữ ở những cột mốc là giai đoạn dậy thì, sau khi sinh, tiền mãn kinh – mãn kinh và nội tiết tố cũng có thể thay đổi do một số bệnh lý, lối sống. 

2. Vì sao rối loạn nội tiết tố gây rụng tóc ở nữ?

2.1. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Chế độ ăn uống kiêng khem, ăn không đủ chất, mất cân đối sẽ ảnh hưởng đến lượng nội tiết tố trong cơ thể. Theo nghiên cứu, nhóm thực phẩm giàu protein, chất béo lành mạnh, chất xơ có tác động tích cực đến nội tiết tố. Nên nếu chị em có chế độ ăn chứa nhiều đường, bánh ngọt, nước ngọt lại ảnh hưởng tiêu cực đến nội tiết tố. Do đó chị em nên có chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ, cân đối 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu là tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Khi cơ thể khỏe mạnh, nội tiết tố sản sinh hài hòa sẽ giúp tóc phát triển chắc khỏe, hạn chế gãy rụng.

2.2. Tâm lý không ổn định do stress, căng thẳng

Thường xuyên stress, căng thẳng có thể bị rối loạn nội tiết tố gây rụng tóc
Thường xuyên stress, căng thẳng có thể bị rối loạn nội tiết tố gây rụng tóc

Tâm lý thường xuyên căng thẳng chính là nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố. Khi cơ thể căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol và hormone này sẽ gây ức chế, làm thay đổi các hormone khác trong cơ thể trong đó có hormone giới tính, tuyến giáp và làm rối loạn các thành phần nội tiết. Ngoài ra khi bị stress kéo dài, thần kinh nội tiết sẽ tiết ra chất P để bảo vệ cơ thể. Nhưng chất P lại là tác nhân tấn công và làm tổn thương tế bào mầm tóc, đẩy nhanh quá trình chờ rụng đến nhanh hơn.

2.3. Do trải qua quá trình sinh đẻ

Chị em ở giai đoạn mang thai do nội tiết tố tăng cao, tóc sẽ chắc khỏe và suôn mượt. Ngược lại sau sinh, nội tiết tố chị em lại giảm xuống đột ngột và cơ thể chưa kịp thích nghi nên sau sinh vài tháng, chị em có thể gặp phải tình trạng rụng tóc. Sau đó tóc sẽ mọc trở lại nếu chị em được nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách.

2.4. Do bệnh tự miễn

Một số bệnh tự miễn như viêm da dị ứng, bệnh tuyến giáp, hen suyễn, bạch biến, hội chứng down cũng là nguyên nhân gây rụng tóc do hệ thống miễn dịch nhận lầm các nang tóc là yếu tố xâm nhập ngoại lai và tấn công chúng. Vì thế những nang tóc bị tấn công bị tổn thương, suy yếu và nếu kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng rụng tóc. Không chỉ tóc mà các vùng lông khác trên cơ thể cũng có thể bị rụng tương tự.

2.5. Phụ nữ sau tuổi 30, giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh

Sau tuổi 30, đặc biệt là giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, chị em thường phải đối mặt với rất nhiều triệu chứng khó chịu cả 3 phương diện cả về sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ. Biểu hiện rõ nhất là da xuống sắc, thấy xuất hiện nếp nhăn, sạm nám, tóc rụng, thân hình mất cân đối, cơ thể hay mệt mỏi, giảm ham muốn, khô âm đạo…Nguyên nhân là do bộ nội tiết tố trong cơ thể có sự thay đổi, trồi sụt mất ổn định.

2.6. Các bệnh lý về da đầu

Rụng tóc còn có thể do các bệnh lý về da đầu
Rụng tóc còn có thể do các bệnh lý về da đầu

Những bệnh da liễu như viêm nang lông, nấm da đầu do viêm da tiết bã, viêm nang tóc, vảy nến, nấm đầu, lupus, lichen… cũng ra gây rụng tóc bất thường và có thể làm hỏng nang tóc, gây rụng tóc vĩnh viễn. Do vậy, khi thấy da đầu ngứa ngáy, đổ dầu nhiều thì nên thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3. Đối tượng dễ bị giảm nội tiết tố nữ gây tóc rụng

Phụ nữ sau tuổi 30

Phụ nữ sau 30 tuổi rất dễ bị rối loạn nội tiết tố gây rụng tóc
Phụ nữ sau 30 tuổi rất dễ bị rối loạn nội tiết tố gây rụng tóc

Phụ nữ từ 30 trở đi, quá trình lão hóa tự nhiên bắt đầu diễn ra khiến hoạt động của buồng trứng dần giảm xuống, dẫn tới mất cân bằng nội tiết tố nữ Estrogen. Chị em sẽ thấy da thiếu sự mịn màng và mái tóc cũng rất dễ gãy rụng.

Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh

Đến độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh thì mức độ suy giảm nội tiết tố diễn ra nhanh và mạnh hơn. Chị em sẽ gặp các dấu hiệu do suy giảm nội tiết tố và gây ảnh hưởng này đến cuộc sống của chị em trong đó có rụng tóc. Nguyên nhân là do buồng trứng ngừng sản xuất Estrogen dẫn đến nội tiết tố nữ sụt giảm nhanh chóng.

Phụ nữ gặp các vấn đề về buồng trứng

Chị em gặp vấn đề như teo buồng trứng hoặc thậm chí phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, tử cung rất dễ bị mất cân bằng nội tiết tố nữ. Bởi vì sau khi cắt bỏ buồng trứng, lượng hormone estrogen nội sinh cũng bị suy giảm theo. Nên dù chưa bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, đối tượng này sẽ phải đối mặt với những triệu chứng tương tự như tuổi tiền mãn kinh, trong đó có vấn đề rụng tóc nội tiết tố.

Phụ nữ sau sinh nở

Phụ nữ sau sinh nội tiết tố sẽ suy giảm vì thế cũng dễ gây rụng tóc
Phụ nữ sau sinh nội tiết tố sẽ suy giảm vì thế cũng dễ gây rụng tóc

Sau khi sinh, lượng nội tiết tố nữ của chị em sẽ giảm đi rõ rệt, biểu hiện là nám, lãnh cảm, sạm da, rụng tóc…

Sử dụng các biện pháp tránh thai

Các phương pháp tránh thai như thuốc uống, que cấy ngừa thai,… đặc biệt là sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên sẽ khiến chị em mất cân bằng nội tiết tố nữ. Do thuốc tránh thai thường được làm từ estrogen tổng hợp, dễ dàng khiến cho lượng estrogen tăng và làm sụt giảm nồng độ progesterone và testosterone, gây mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình sản sinh nội tiết tố nữ ở buồng trứng.

4. Rụng tóc do nội tiết tố gây ảnh hưởng gì đến cuộc sống?

Nhất dáng, nhì da, thứ ba là mái tóc – ba yếu tố cốt lõi để tạo dựng nên một vẻ đẹp của người phụ nữ theo quan niệm của dân gian. Do đó nếu chị em bị rụng tóc không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của chị em khiến chị em giảm tự tin, ngại giao tiếp. Nếu tình trạng này kéo dài, tóc cứ rụng và không có dấu hiệu tóc mọc… sẽ khiến chị em mất ăn mất ngủ, lo lắng vì mái tóc lưa thưa, yếu ớt. Mái tóc không chỉ khiến chị em tự tin mà còn phản ánh tình trạng sức khỏe bên trong. Vì thế nếu thấy tóc rụng nhiều thì chị em nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng cách. 

5. Những nội tiết tố liên quan đến việc rụng tóc

Androgen

Nội tiết tố Androgen khi hoạt động quá mức cũng dễ gây rụng tóc cho cả hai giới
Nội tiết tố Androgen khi hoạt động quá mức cũng dễ gây rụng tóc cho cả hai giới

Androgen là một nhóm các nội tiết tố sinh dục nam giới gồm có testosterone, Dihydrotestosterone (DHT) và androstenedione. Nhóm hormon có vai trò quy định đặc điểm giới tính nam như cơ bắp, cơ quan sinh dục, lông tóc. Nội tiết tố này có ở nam và nữ nhưng hàm lượng ở nam giới cao hơn còn ở nữ giới hormone này chỉ tồn tại ở mức khá thấp nhưng vẫn có thể gây rụng tóc ở cả hai giới. Khi hormone androgen androgen DHT hoạt động quá mức, có thể làm các nang tóc co lại, tóc yếu và rụng dần.

Estrogen và progesterone

Hormone sinh dục ở nữ giới này rất quan trọng và nếu ở mức cân bằng, ổn định sẽ giúp mái tóc chị em chắc khỏe, dày dặn. Tuy nhiên hai nội tiết tố này sẽ suy giảm trong các thời điểm mang thai, sau sinh, giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh hoặc do mắc một số bệnh lý đều là nguyên nhân gây rụng tóc.

Prolactin

Đây là hormone được tiết ra nhiều trong thời kỳ chị em cho con bú, kích thích tuyến sữa phát triển. Hormone này tốt cho trẻ nhưng lại ức chế estrogen sản sinh trong cơ thể, gây rối loạn nội tiết nữ và là nguyên nhân gây rụng tóc ở chị em sau sinh.

Các hormon tuyến giáp

Mọi hoạt động bất ổn của tuyến giáp đều gây rụng tóc
Mọi hoạt động bất ổn của tuyến giáp đều gây rụng tóc

Tuyến giáp có 2 hormon chính là Triiodothyronine, Triiodothyronine giữ vai trò điều hòa trao đổi chất của cơ thể. Nên khi tuyến giáp có sự bất ổn đều có thể ảnh hưởng tới mái tóc với biểu hiện là rụng tóc dẫn tới thưa và mỏng tóc. Tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi, một phần là do sự gián đoạn trọng hoạt động của tuyến giáp.

Melatonin

Hormone này được tìm thấy nhiều trong nang lông. Vai trò của melatonin là bảo vệ nang lông, tế bào mầm tóc khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Nhờ đó tế bào mầm tóc tránh được các tác nhân gây hại từ bên trong và bên ngoài. Ngoài ra, melatonin cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các nội tiết tố khác như estrogen và prolactin. Vì vậy, melatonin tăng hay giảm đều có thể ảnh hưởng tới tình trạng rụng tóc.

6. Giải pháp chữa rối loạn nội tiết tố nữ gây rụng tóc

Một số cách chữa rối loạn nội tiết tố gây rụng tóc hiệu quả
Một số cách chữa rối loạn nội tiết tố gây rụng tóc hiệu quả

Để cải thiện rụng tóc thì chị em cần thay đổi các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đó là:

6.1. Giảm căng thẳng

Stress, căng thẳng nguyên nhân khiến cho cơ thể phụ nữ mất cân bằng nội tiết tố và dễ dẫn đến rụng tóc. Do đó nếu chị em cải thiện tình trạng stress, cân bằng cuộc sống sẽ giúp cho đời sống tinh thần và cả thể chất tốt hơn từ đó cải thiện tình trạng rụng tóc.

6.2. Xây dựng lối sống vận động

Xây dựng lối sống vận động và duy trì là điều rất quan trọng đối với sức khỏe và cả nhan sắc của chị em. Việc thường xuyên vận động và tập luyện sẽ kích thích hoạt động của các tuyến nội tiết, giúp cân bằng hormone và khiến cho da tóc khỏe đẹp hơn. Các bài tập yoga cũng giúp giảm tóc rụng.

6.3. Cân bằng chế độ dinh dưỡng mỗi ngày

Cơ thể cần được cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cũng là cách hữu hiệu để duy trì một sức khỏe tốt nói chung và mái tóc chắc khỏe nói riêng. Chị em nên hạn chế các thức ăn dầu mỡ, chiên rán, bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây, axit folic vào các bữa ăn  từ các loại thực phẩm chống tóc rụng nhiều như dầu mè, dầu ô liu, bí đỏ, bông cải xanh, bơ, cá hồi, cá ngừ, trứng,… Một lưu ý nữa là chị em nhớ uống đủ nước mỗi ngày vì nhờ đó sẽ giúp cho việc trao đổi chất và sự vận chuyển chất dinh dưỡng đến các bộ phận trong cơ thể (trong đó có tóc) dễ dàng và thuận lợi hơn, từ đó giúp tóc chắc khỏe hơn.

6.4. Hạn chế việc sử dụng các tác nhân vật lý và hóa học lên tóc

Chị em nên hạn chế việc làm tóc, nhuộm tóc, sấy tạo kiểu… vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tóc. Do đó hãy giãn thời gian sử dụng các loại thuốc này trên tóc, ít nhất là 6 tháng giữa hai lần làm tóc.

Ngoài ra để hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu hụt nội tiết tố estrogen thì chị em có thể chọn dùng viên uống được chiết xuất từ thảo dược quý là Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu có chứa EstroG-100. Các thảo dược đã được dùng trong thuốc dân gian lâu đời tại Hàn Quốc và Trung Quốc, đã được FDA Mỹ, Hàn Quốc, Canada công nhận là an toàn, cho tác dụng mạnh gấp 3 lần estrogen thảo dược thông thường mà còn rất an toàn, không làm tăng cân, không gây khối u, không gây tác dụng kể cả khi sử dụng lâu dài. Cùng với estrogen thì viên uống còn có Progesterone và Testosterone sẽ mang lại hiệu quả đồng bộ. Các tiền nội tiết tố sẽ được cơ thể tự hấp thu và tổng hợp theo nhu cầu thực nên không gây tác dụng phụ như các loại thuốc nội tiết tố, không gây ung thư, không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa cũng như sức khỏe của mẹ. Chị em có thể sử dụng tiện lợi, an toàn mà không cần bác sĩ kê đơn và cải thiện tình trạng rụng tóc.

Rối loạn nội tiết tố gây rụng tóc là tình trạng nhiều người gặp phải, hãy đi khám và điều trị kịp thời để hạn chế tóc rụng cũng như sớm phục hồi. 

>> Xem thêm: Mách chị em 7 cách trị rối loạn nội tiết tố bằng đông y hiệu quả

Nguồn tham khảo:

[1]. The Link Between Hormonal Imbalance and Hair Loss. https://michderm.com/blog/hormonal-imbalance-and-hairloss

[2]. Why do endocrine disorders cause hair loss? https://www.vinmec.com/en/news/health-news/general-health-check/why-do-endocrine-disorders-cause-hair-loss/

[3]. Effects of Hormones and Endocrine Disorders on Hair Growth. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9788837/

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận