Tiêu chảy cấp – Cách phòng tránh và điều trị hiệu quả

Đăng bởi:

Ngày đăng:
15 Tháng sáu 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
1545

Tiêu chảy cấp là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và dễ dàng bùng phát thành dịch. Căn bệnh này vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ vì có nguy cơ gây tử vong cao. Các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về bệnh tiêu chảy cấp – cách phòng tránh và điều trị hiệu quả!

1. Bệnh tiêu chảy cấp là gì?

Như thế nào là bệnh tiêu chảy cấp?
Như thế nào là bệnh tiêu chảy cấp?

Bệnh tiêu chảy cấp tính là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, với các triệu chứng chính là tiêu chảy, nôn, mất nước, rối loạn điện giải, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

  • Tiêu chảy kéo dài dưới 2 tuần được gọi là tiêu chảy cấp.
  • Tiêu chảy mãn tính kéo dài hơn 4 tuần.

2. Nguyên nhân bệnh tiêu chảy cấp

Những nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh tiêu chảy cấp
Những nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh tiêu chảy cấp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy cấp. Cụ thể đó là:

  • Virus: Các loại virus có thể gây tiêu chảy bao gồm virus Norwalk, cytomegalovirus và hepatitis. Rotavirus là một nguyên nhân phổ biến của tiêu chảy cấp ở trẻ em, còn người lớn là norovirus.
  • Vi khuẩn và ký sinh trùng: Thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm có thể truyền vi khuẩn và ký sinh trùng vào cơ thể. Khi đi du lịch ở các nước đang phát triển, tiêu chảy do vi khuẩn và ký sinh trùng thường được gọi là tiêu chảy do du lịch. Clostridium difficile là một loại vi khuẩn khác có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng gây tiêu chảy, và nó có thể xảy ra sau một đợt điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc trong khi đang điều trị tại bệnh viện.
  • Thuốc: Nhiều loại thuốc, như kháng sinh, có thể gây tiêu chảy. Thuốc kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn tốt và xấu, có thể làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn trong ruột. Các loại thuốc khác gây tiêu chảy như thuốc ung thư và thuốc kháng axit có magie
  • Không dung nạp Lactose: Lactose là một loại đường được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Những người gặp vấn đề trong việc tiêu hóa đường sữa bị tiêu chảy sau khi ăn các sản phẩm từ sữa. Không dung nạp Lactose có thể tăng theo tuổi tác vì mức độ enzyme giúp tiêu hóa đường sữa bị giảm từ khi còn nhỏ.
  • Fructose: Fructose là một loại đường được tìm thấy tự nhiên trong trái cây và mật ong. Đôi khi nó được thêm vào như một chất làm ngọt cho một số đồ uống. Ở những người gặp vấn đề trong việc tiêu hóa fructose, nó có thể dẫn đến tiêu chảy.
  • Chất ngọt nhân tạo: Sorbitol và mannitol – chất làm ngọt nhân tạo có trong kẹo cao su và các sản phẩm không đường khác – có thể gây tiêu chảy ở một số người khỏe mạnh.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bỏ bụng hoặc túi mật đôi khi có thể gây ra tiêu chảy.

>> Xem thêm:

3. Triệu chứng bệnh tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp có những triệu chứng nào để nhận biết?
Tiêu chảy cấp có những triệu chứng nào để nhận biết?

Bệnh tiêu chảy cấp tính có hai triệu chứng tiêu biểu như sau:

  • Nhóm 1 là tiêu chảy cấp xâm nhập có kèm theo sốt và phân có máu thường gặp trong các trường hợp viêm ruột xuất tiết hay do ký sinh trùng.
  • Nhóm 2 là tiêu chảy cấp không xâm nhập không kèm theo sốt và phân có máu, nhưng thường là do nhiễm virus, tính chất phân toàn nước, ít đau bụng.

Bên cạnh đó, người bị tiêu chảy cũng có thể có thêm các triệu chứng khác đi kèm như:

  • Đau bụng: Cơn đau nhói hay đau âm ỉ và đau tăng lên khi đi đại tiện.
  • Nôn: Nôn ra thức ăn, nước và thậm chí là dịch mật.
  • Gầy sút cân nhanh
  • Da khô, khát nước
  • Ít hoặc không đi tiểu
  • Mệt mỏi, chóng mặt
  • Nước tiểu sẫm màu.

4. Đường lây truyền bệnh tiêu chảy cấp

Tiếp xúc với các tác nhân truyền nhiễm là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tiêu chảy cấp. Vi khuẩn và virus thường lây truyền qua đường phân – miệng, vì vậy rửa tay và vệ sinh là rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng.

>> Xem ngay: Tiêu chảy có lây không và các con đường lây truyền bệnh?

5. Đối tượng nguy cơ bệnh Tiêu chảy cấp

Bất kỳ ai cũng có thể bị mắc tiêu chảy cấp
Bất kỳ ai cũng có thể bị mắc tiêu chảy cấp

Bệnh tiêu chảy cấp có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào từ trẻ nhỏ đến người cao tuổi. Tuy nhiên những đối tượng thường mắc và lây nhiễm bệnh tiêu chảy cấp cao hơn cả đó là:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi, người cao tuổi
  • Phơi nhiễm độc tố của vi khuẩn ruột: người đi du lịch ở những nơi chậm phát triển, vệ sinh môi trường kém, thực phẩm bị nhiễm khuẩn.
  • Vệ sinh cá nhân không tốt.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh có thể mắc bệnh nhiễm Clostridium difficile, loạn khuẩn ruột.
  • Độ pH dịch vị giảm: bệnh lý viêm dạ dày mạn, sử dụng nhiều các thuốc ức chế bài tiết acid.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: HIV/AIDS, hóa trị bệnh ung thư, suy dinh dưỡng.

6. Phòng ngừa bệnh Tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp nên phòng ngừa như thế nào?
Tiêu chảy cấp nên phòng ngừa như thế nào?

Là một căn bệnh dễ lây nhiễm dễ bùng thành dịch tiêu chảy, vì vậy mọi người đều cần thực hiện tối đa các biện pháp phòng ngừa giúp hạn chế khả năng lây nhiễm bệnh tiêu chảy cấp. Cụ thể:

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng trong ít nhất 20 giây. Rửa tay trước và sau khi chuẩn bị thức ăn. Rửa tay sau khi xử lý thịt sống, sử dụng nhà vệ sinh, thay tã, hắt hơi, ho và xì mũi.
  • Sử dụng chất khử trùng tay khi không tiện rửa tay. Sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn khi bạn không thể đi đến bồn rửa. Đổ chất khử trùng tay như dùng kem dưỡng da tay, đảm bảo che kín mặt trước và mặt sau của cả hai tay. Nên sử dụng sản phẩm có chứa ít nhất 60% cồn.
  • Tiêm phòng giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi rotavirus, nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy do virus ở trẻ em.
  • Sử dụng men vi sinh giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy cấp

Men vi sinh là một dạng chế phẩm sinh học có chứa các Probiotics mang tác dụng cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột của trẻ. Khi sử dụng sản phẩm này, những lợi khuẩn được đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể như: góp vai trò tích cực trong việc chuyển hóa hàm lượng chất dinh dưỡng và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài như các loại vi khuẩn hay virus. Giúp người sử dụng luôn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, không còn nỗi lo những chứng bệnh như đầy bụng, ợ hơi, táo bón hay tiêu chảy ngoài ra còn giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển toàn diện.

Tuy nhiên khi lựa chọn sản phẩm men vi sinh, nên lựa chọn loại men vi sinh có nguồn gốc từ tự nhiên như kim chi của Hàn Quốc có chứa 2 thành phần chủ yếu là Probiotics và Prebiotics. Bên cạnh đó loại men vi sinh này còn mang công nghệ bào chứa bao kép Lab2pro với 2 lớp bảo vệ khiến lượng lợi khuẩn có thể tồn tại và đi thẳng đến đường ruột một cách dễ dàng. (xem chi tiết sản phẩm  tại đây)

7. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Tiêu chảy cấp

Phương pháp chẩn đoán bệnh tiêu chảy cấp
Phương pháp chẩn đoán bệnh tiêu chảy cấp

Để chẩn đoán sớm bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, các bác sĩ trước tiên sẽ hỏi người bệnh về tiền sử bệnh, xem xét các loại thuốc đang sử dụng sau đó mới tiến hành khám thực thể. Sau khi khám, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp như:

  • Xét nghiệm công thức máu giúp chỉ ra nguyên nhân gây ra tiêu chảy.
  • Xét nghiệm phân để xem vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây tiêu chảy hay không.
  • Soi hậu môn và tràng sigma.

Sau khi chẩn đoán đúng bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị và chỉ định sử dụng thuốc đối với từng mức độ nặng hay nhẹ của người bệnh.

8. Các biện pháp điều trị bệnh Tiêu chảy cấp

Cách điều trị bệnh ỉa chảy cấp phổ biến hiện nay
Cách điều trị bệnh ỉa chảy cấp phổ biến hiện nay

Hầu hết các trường hợp tiêu chảy tự khỏi trong vòng một vài ngày mà không cần điều trị. Nếu người bệnh đã thử thay đổi lối sống và áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh tiêu chảy mà không thành công, bác sĩ sẽ sử dụng các biện pháp điều trị ỉa chảy cấp sau:

  • Thuốc kháng sinh có thể giúp điều trị tiêu chảy do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, nhưng nếu tác nhân là virus thì thuốc kháng sinh không có tác dụng.
  • Uống nước là một cách tốt để thay thế lượng nước đã mất đi, nhưng nó không chứa muối và chất điện giải – các khoáng chất như natri và kali – rất cần thiết cho cơ thể. Người bệnh có thể giúp duy trì mức độ chất điện giải bằng cách uống nước ép trái cây cho kali hoặc ăn súp cho muối natri. Nhưng một số loại nước ép trái cây, chẳng hạn như nước táo, có thể làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn.
  • Nếu uống nước làm đau dạ dày hoặc gây nôn, bác sĩ sẽ chỉ định truyền dịch qua đường tĩnh mạch .
  • Đối với trẻ em, hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng dung dịch bù nước đường uống, chẳng hạn như Pedialyte, để ngăn ngừa mất nước hoặc bù cho chất lỏng bị mất.
  • Nếu bác sĩ xác định người bệnh sử dụng loại kháng sinh gây ra tiêu chảy, thì bác sĩ có thể giảm liều hoặc thay thế thuốc khác cho người bệnh.

Tiêu chảy cấp tuy là một căn bệnh thường gặp những nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể lây lan thành dịch và gây nguy hiểm đặc biệt là cho trẻ nhỏ. Vì vậy, các bạn hãy cố gắng tuân thủ quy tắc phòng tránh và điều trị hiệu quả để không còn lo lắng vì tiêu chảy cấp.

>> Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.