Bị tiêu chảy ra nước là đang gặp vấn đề gì về sức khỏe?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
29 Tháng ba 2024

Lần cập nhật cuối:
29 Tháng ba 2024

Số lần xem:
34452

Tiêu chảy ra nước có thể tự khỏi sau vài ngày, tuy nhiên, có trường hợp bệnh kéo dài dẫn tới mất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị chứng bệnh này trong bài viết dưới đây.

1. Tiêu chảy đi ngoài ra nước là triệu chứng bệnh gì?

Hiện tượng tiêu chảy nhiều lần ra nước có thể là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cấp khi bệnh nhân đi đại tiện liên tục (trên 10 lần/ngày), phân lỏng hoặc hoàn toàn là nước, đôi khi lẫn dịch nhờn và thức ăn chưa được tiêu hóa hết. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do:

1.1. Ngộ độc thực phẩm

Tiêu chảy đi cầu ra nước có thể là đang mắc bệnh ngộ độc thực phẩm
Tiêu chảy đi cầu ra nước có thể là đang mắc bệnh ngộ độc thực phẩm

Tình trạng này xảy ra khi người bệnh ăn phải những thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc, thức ăn bị biến chất hoặc chứa chất gây ngộ độc… Triệu chứng nhận biết rõ ràng nhất là đau bụng dữ dội, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có dịch nhầy hoặc máu.

1.2. Ung thư dạ dày

Bệnh rất dễ nhầm với các triệu chứng viêm dạ dày hoặc đường ruột. Khi bị ung thư dạ dày, bệnh nhân thường xuyên bị đau bụng, đi ngoài lúc táo lúc lỏng, phân có màu xanh, mùi tanh khó chịu, người mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn…

1.3. Viêm đại tràng cấp và mạn tính

Đây là bệnh do nhiễm khuẩn ở đại tràng. Bệnh nhân có biểu hiện đau quặn ở xương chậu hoặc vùng hạ sườn, đi ngoài liên tục, phân lỏng lẫn nước, có thể kèm theo nhầy, máu. Người mệt mỏi, chán ăn, sốt. Trong trường bệnh mạn tính, người bệnh bị sút cân, hốc hác.

1.4. Nhiễm ký sinh trùng

Tiêu chảy ra nhiều nước có thể là do nhiễm ký sinh trùng
Tiêu chảy ra nhiều nước có thể là do nhiễm ký sinh trùng

Thường xuyên sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ăn các món tái sống, nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm… sẽ tạo điều kiện cho các loại giun, sán, trùng roi Giardia lamblia theo đường tiêu hóa vào cơ thể và gây đi ngoài ra nước.

1.5. Sử dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm nên thường được sử dụng để điều trị một số loại bệnh do nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, chúng lại diệt luôn các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, dẫn tới tình trạng loạn khuẩn. Bởi vậy, khi bạn sử dụng kháng sinh có thể xuất hiện chứng tiêu chảy, đi ngoài ra nước nhiều lần.

1.6. Không dung nạp đường lactose

Một số loại sữa, bánh ngọt, kẹo… chứa thành phần lactose. Với những người có hệ có hệ tiêu hóa nhạy cảm, không sản xuất đủ men lactase (loại men có tác dụng phân hủy lactose) nên sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa loại đường này, dẫn đến việc đi ngoài sau khi sử dụng các sản phẩm trên.

2. Chữa đau bụng tiêu chảy ra nước thế nào?

2.1. Bù nước và chất điện giải

Khắc phục tiêu chảy đi ngoài ra nước nhờ bù điện giải
Khắc phục tiêu chảy đi ngoài ra nước nhờ bù điện giải

Nhiều người cho rằng, khi bị đi ngoài không nên uống nhiều nước để làm phân cứng hơn. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Bởi khi bị đi ngoài nhiều lần, cơ thể sẽ mất nước và chất điện giải trầm trọng. Do đó, người bệnh cần được bổ sung kịp thời lượng đã mất bằng cách uống nước nhiều hơn hoặc sử dụng dung dịch bù nước chuyên dụng như Oresol cho đến khi ngừng tiêu chảy.

2.2. Mẹo dân gian chữa đau bụng đi ngoài ra nước

Một số phương pháp dân gian được lưu truyền cũng mang lại tác dụng cao trong việc giảm tiêu chảy được rất nhiều người áp dụng. Bạn có thể tham khảo các biện pháp sau đây để giúp giảm nhanh tình trạng đi ngoài ra nước hiệu quả:

Ngọn lá ổi

Sử dụng búp ổi non là phương pháp dân gian trị đi ngoài phân lỏng rất hiệu quả. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy khoảng chục búp ổi non nhai với một nhúm muối trắng. Sau đó, nuốt phần nước cốt và loại bỏ bã. Mỗi ngày nhai từ 2-3 lần cho đến khi thuyên giảm.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể dùng bài thuốc: 20g lá ổi, 1 củ sả, 1 nhánh củ riềng nhỏ. Thái nhỏ các nguyên liệu, sao nóng bằng chảo, sắc lấy nước đặc. Ngày uống 2-3 lần cho đến khi số lần tiêu chảy thuyên giảm.

Có thể lựa chọn các mẹo dân gian giúp cải thiện tiêu chảy ra nước
Có thể lựa chọn các mẹo dân gian giúp cải thiện tiêu chảy ra nước

Hồng xiêm xanh

Hồng xiêm xanh có vị chát đặc trưng, chính vị chát này lại là phương thuốc chữa đau bụng tiêu chảy ra nước vô cùng hiệu quả.

Để giảm số lần tiêu chảy, bạn cần chuẩn bị một vài quả hồng xiêm xanh. Sau đó đem thái thành những lát mỏng, phơi thật khô và đem sao vàng. Những lát hồng xiêm sau khi sao vàng có thể cất vào hũ để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát hồng xiêm khô đem sắc lấy nước uống. Loại quả này rất chát và khó uống nên bạn cần sắc với lượng nước hợp lý, không nên sắc quá đặc.

Lá mơ lông

Theo y học cổ truyền, lá mơ lông vị đắng, tính chát, có tác dụng cầm tiêu chảy, giảm rối loạn tiêu hóa, kiết lỵ… rất hiệu quả. Vì vậy, nếu hay bị tiêu chảy, người bệnh có thể dùng 16g lá mơ lông, 8g nụ sim sắc với 500ml nước đến khi còn 1 bát con, chia làm 2 lần uống trong ngày. Trường hợp không có nụ sim, bạn có thể dùng 15g lá mơ sắc uống mỗi ngày như nước trà. Bên cạnh đó, bạn có thể hấp trứng gà với lá mơ lông cũng giúp giảm tiêu chảy hiệu quả.

Rau sam

Theo Đông y, rau sam có vị chua, tính hàn, thanh nhiệt giải độc, có tác dụng trị kiết lỵ, tiêu chảy, trừ giun sán, chữa các bệnh ngoài da rất hiệu quả.

Người bệnh lấy khoảng 100g rau sam tươi, 50g cỏ sữa tươi, sắc uống thay nước trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi, 20g rau má sắc uống cùng để cầm máu.

3. Chế độ ăn uống khi bị tiêu chảy ra nước

3.1. Tiêu chảy ra nước nên ăn gì?

Bị tiêu chảy ra nước nên ăn gì để cải thiện?
Bị tiêu chảy ra nước nên ăn gì để cải thiện?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi bị tiêu chảy nhiều lần ra nước thì người bệnh cần chú ý đến khẩu phần ăn với những thực phẩm sử dụng hằng ngày như sau:

3.2. Tiêu chảy nhiều lần ra nước kiêng ăn gì?

Bị tiêu chảy ra nước nhiều thì cần kiêng ăn gì?
Bị tiêu chảy ra nước nhiều thì cần kiêng ăn gì?
  • Không ăn thịt mỡ, thức ăn nhiều mỡ hoặc đồ hải sản: Đồ hải sản mang lại rất nhiều dinh dưỡng nhưng lại là loại thực phẩm kén người ăn không chỉ bởi mùi tanh mà còn gây nên hiện tượng dị ứng. Khi đường ruột đang gặp vấn đề, việc ăn các loại hải sản có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên loại bỏ thịt mỡ hoặc những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ trong bữa ăn để không gặp thêm rắc rối về đường tiêu hóa.
  • Hạn chế ăn các món ăn tái sống như rau sống, nem chua, tiết canh… bởi chúng có thể chứa vi khuẩn, ký sinh trùng và khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn.
  • Không nên ăn thực phẩm như củ cải, hành, đậu tương,… bởi chúng đều là các loại thực phẩm và gia vị sinh hơi. Khi vào đường ruột, chúng sẽ làm ruột kích thích tăng cường hoạt động co bóp làm cho tình trạng tiêu chảy ngày càng trầm trọng hơn.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn đóng hộp: Các loại thức ăn này thường không đảm bảo vệ sinh. Vậy nên thay vì việc đặt mua các loại đồ ăn bên ngoài, bạn hãy tự chế biến thức ăn để giảm thiểu các loại bệnh không tốt đến hệ tiêu hóa. Các loại đồ ăn đóng hộp cũng vậy, bạn nên hạn chế sử dụng bởi trong đó có chứa rất nhiều chất bảo quản sẽ ảnh hưởng đến đường ruột và dễ gây nên triệu chứng tiêu chảy.
  • Người bị đi ngoài nên hạn chế thực phẩm có đường vì chúng có thể sẽ làm cho bệnh tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.
  • Tránh các đồ uống có chứa caffeine, chứa cồn và các loại nước giải khát có ga.

4. Lời khuyên của bác sĩ cho người bị tiêu chảy

Bác sĩ nói gì với trường hợp tiêu chảy đi cầu ra nước
Bác sĩ nói gì với trường hợp tiêu chảy đi cầu ra nước
  • Khi bị đi ngoài thì người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và không nên bỏ bữa.
  • Khi bị mất nước cần bổ sung nước cho cơ thể càng nhiều càng tốt. Mỗi người nên uống tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày. Có thể sử dụng kèm các loại sinh tố hoa quả.
  • Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, dùng các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa để cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng. Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ để ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
  • Dụng cụ sử dụng để chế biến món ăn cần được rửa và bảo quản sạch sẽ. Nên rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài.
  • Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh nên kết hợp duy trì lối sống lành mạnh như vận động thể dục thể thao hằng ngày, giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc để tình trạng đi ngoài sớm cải thiện và hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
  • Nếu triệu chứng đi ngoài ra nước kéo dài trên hai ngày, tốt nhất bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Khi gặp các vấn đề về đường ruột, giải pháp mang lại hiệu quả lâu dài nhất chính là bổ sung lợi khuẩn để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hiện nay, nguồn cung cấp lợi khuẩn dồi dào và hoạt động hiệu quả nhất là từ các sản phẩm men vi sinh.

Men vi sinh là một sản phẩm rất được ưa chuộng bởi những công dụng tốt mà sản phẩm mang lại cho người sử dụng. Dưới dạng một chế phẩm sinh học, men vi sinh có chứa lượng lớn vi khuẩn có lợi, khi vào đường ruột sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh tại khu vực này, giảm thiểu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy ra nước… Bên cạnh đó, men vi sinh còn giúp tăng miễn dịch, cải thiện tiêu hóa và tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Khi lựa chọn sản phẩm men vi sinh, bạn có thể tìm hiểu loại men vi sinh từ Kim chi của Hàn Quốc. Trong loại men vi sinh này có chứa các lợi khuẩn sinh acid Lactic, mang lại công dụng lớn đối với hệ tiêu hóa cũng như hệ miễn dịch cho cơ thể, hiệu quả đối với cả trẻ em và người lớn. Loại men vi sinh này còn được sản xuất dựa trên công nghệ bao kép Lab2pro với hai lớp bao bọc giúp bảo vệ tối đa lượng lợi khuẩn sống sót đến đường ruột. Tại đây, chúng sẽ định cư và hoạt động có lợi cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh lợi khuẩn là các chất xơ hòa tan Prebiotics, được xem như là nguồn “thức ăn” của những lợi khuẩn và giúp chúng có môi trường thuận lợi để phát huy tác dụng. Vì vậy lựa chọn sản phẩm này chính là giải pháp lâu dài để ngăn chặn các vấn đề tiêu hóa, trong đó có tiêu chảy nhiều lần ra nước. Chi tiết xem thêm về sản phẩm tại đây.

Trên đây là thông tin cần biết cho vấn đề tiêu chảy ra nước có thể bạn sẽ cần. Hi vọng nội dung này sẽ giúp bạn hiểu hơn và có cách điều trị phù hợp khi gặp phải tình trạng này.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo

  • [1] What Is Watery Diarrhea? https://www.verywellhealth.com/watery-diarrhea-overview-4582424
  • [2] Causes and treatments for watery diarrhea (liquid poop). https://www.medicalnewstoday.com/articles/watery-diarrhea
  • [3] What’s Causing My Liquid Bowel Movements? https://www.healthline.com/health/pooping-liquid

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.