Bệnh tiêu chảy có lây không? Lây qua đường nào?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
3 Tháng Tư 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
2283

Tiêu chảy là căn bệnh mà ai cũng có thể mắc phải. Thế nhưng khi được hỏi tiêu chảy có lây không và lây qua những đường nào thì không phải ai cũng trả lời chính xác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Nguyên nhân bệnh tiêu chảy

Nguyên nhân, biểu hiện khi bị mắc bệnh tiêu chảy
Nguyên nhân, biểu hiện khi bị mắc bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là cách mà cơ thể loại bỏ vi khuẩn ra bên ngoài. Thông thường, các đợt tiêu chảy sẽ kéo dài từ vài ngày cho đến một tuần. Ngoài triệu chứng đi tiêu lỏng, người bệnh có thể kèm theo sốt, chuột rút, nôn mửa và mất nước. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tiêu chảy có thể kể đến như:

  • Nhiễm virus: Đây được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý tiêu chảy. Trong đó, tiêu chảy do nhiễm virus Rota là bệnh lý tiêu chảy nhiều nhất chiếm 40% và thường xuất hiện vào mùa đông.
  • Do vi khuẩn, ký sinh trùng: Bệnh nhân bị tiêu chảy có thể do nhiễm vi khuẩn E.Coli, tụ cầu, tả,… hoặc do nhiễm ký sinh trùng thông qua đường ăn uống hàng ngày hoặc đường nước uống.
  • Người bệnh bị rối loạn các chức năng ruột như hội chứng kích ruột gây ra những bất thường ở dạ dày và ruột.

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, người bệnh còn có thể gặp những yếu tố làm bệnh tiêu chảy tiến triển nặng hơn như:

  • Người bệnh ăn phải các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn để lâu ngày bị ô nhiễm trước khi chế biến, các loại đồ ăn quá hạn,… có thể dẫn tới ngộ độc cùng với một số biểu hiện của tiêu chảy như: đi ngoài nhiều lần, nôn, đau bụng,…
  • Người bị ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây tiêu chảy. Các triệu chứng thường xuất hiện rất nhanh bao gồm cả nôn mửa, mệt mỏi,… trường hợp nặng cần nhanh chóng đi cấp cứu để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
  • Dụng cụ hoặc tay người chế biến thức ăn không sách khiến người ăn có thể xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy nặng hơn.
  • Nước uống hàng ngày không đun sôi hoặc nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
  • Thói quen không rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

>> Đọc thêm: Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiêu chảy nhiễm trùng 

2. Bệnh tiêu chảy có lây không? Lây qua đường nào?

Bệnh tiêu chảy lây lan cực nhanh và có thể bùng thành dịch
Bệnh tiêu chảy lây lan cực nhanh và có thể bùng thành dịch

Bệnh tiêu chảy có lây không thì đây là là bệnh lý có khả năng lây lan nhanh chóng và có thể bùng phát thành dịch lớn. Đặc biệt, bệnh có thể tiến triển nhanh chóng ở những nơi đông dân cư, khu vực có điều kiện vệ sinh kém, dùng chung nguồn nước cho ăn uống và sinh hoạt.

Tiêu chảy thường lây truyền theo đường tiêu hóa thức ăn; nước uống bị nhiễm khuẩn và có liên quan đến điều kiện môi trường, an toàn thực phẩm và thói quen ăn uống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Tay của người bị nhiễm khuẩn dùng để nấu ăn, chăm sóc trẻ cũng có thể là nguyên nhân khiến dịch tiêu chảy lây lan.

Nếu trong gia đình có người bị tiêu chảy thì các thành viên còn lại trong gia đình rất dễ mắc phải bệnh nếu không áp dụng đúng và đầy đủ các biện pháp phòng bệnh.

Thêm nữa, các khu vực dân cư bị ngập lụt, thiếu nước sạch dùng cho sinh hoạt, ăn uống thường là nơi rất dễ bùng phát dịch tiêu chảy. Những người có thói quen ăn đồ tái, sống như rau sống, gỏi cá tôm, tiết canh, thủy hải sản,… không được xử lý sạch sẽ cũng là đối tượng dễ mắc các bệnh lý liên quan đến tiêu chảy.

3. Cách điều trị bệnh tiêu chảy?

Bệnh tiêu chảy cần được điều trị nhanh để tránh nguy hiểm tính mạng
Bệnh tiêu chảy cần được điều trị nhanh để tránh nguy hiểm tính mạng

Tiêu chảy là bệnh lý phức tạp và có thể diễn biến nguy hiểm nếu không được điều trị nhanh. Do đó, ngay khi có các dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cần được điều trị nhanh chóng.

Phác đồ A: Với những người bệnh không có dấu hiệu mất nước (háo nước, mắt trũng, nếp véo da mất chậm), không có các biến chứng khác của bệnh thì sẽ được điều trị như sau:

  • Uống bổ sung Oresol theo đúng hướng dẫn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm các dung dịch khác như: nước sạch, cháo, súp, nước hoa quả không đường.
  • Bên cạnh đó, người bệnh cần bổ sung thêm kẽm để giảm thời gian cũng như mức độ trở nặng của tiêu chảy và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Phác đồ B: Với các trường hợp tiêu chảy có dấu hiệu mất nước nhưng không có các biến chứng nặng khác:

  • Với trường hợp này, người bị tiêu chảy cần vào viện và uống bù dịch Oresol trong 4 giờ. Sau đó các bác sĩ sẽ đánh giá tình hình để chuyển sang phác đồ A nếu người bệnh không còn dấu hiệu mất nước.
  • Trong trường hợp, cơ thể người bệnh không tiếp nhận điều trị bằng đường uống thì các bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh uống ORS qua sonde dạ dày nhỏ giọt hoặc truyền tĩnh mạch dung dịch Lactate Ringer 75ml/kg trong 4 giờ.

4. Khi nào bệnh nhân cần nhập viện?

Tiêu chảy kéo dài kèm theo triệu chứng khác lạ hãy đi khám ngay
Tiêu chảy kéo dài kèm theo triệu chứng khác lạ hãy đi khám ngay

Tiêu chảy là bệnh nguy hiểm, diễn tiến nhanh khiến cơ thể mất nước và kiệt sức, dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi có dấu hiệu đi ngoài phân lỏng từ ba lần trở lên trong một ngày, đau bụng, nôn ói, người bệnh nên đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng.

Đặc biệt, trẻ có nguy cơ cao diễn tiến nặng khi mắc bệnh tiêu chảy, nếu có các bệnh lý nặng khác đi kèm như: viêm phổi, tim bẩm sinh và có các bệnh mạn tính. Những phác đồ xử trí tiêu chảy cần được bác sĩ theo dõi diễn tiến bệnh để lựa chọn phù hợp .

5. Cách phòng bệnh tiêu chảy

Giữ vệ sinh cá nhân, ăn chín uống sôi để phòng tránh tiêu chảy
Giữ vệ sinh cá nhân, ăn chín uống sôi để phòng tránh tiêu chảy

Sau khi đã biết tiêu chảy có lây không thì việc cần làm là chủ động phòng tránh. Tiêu chảy là căn bệnh nguy hiểm, dù được điều trị kịp thời, đúng cách vẫn có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Do đó, người dân cần thực hiện đầy đủ những phương pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy được Bộ Y tế khuyến cáo:

  • Giữ vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường sống: Có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đổ nước thải, phân xuống ao hồ; không dùng phân chưa xử lý bón cây trồng; hạn chế ra vào những vùng đang có dịch tiêu chảy lưu hành.
  • Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm: Thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi; không ăn những thức ăn không rõ nguồn gốc; không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, chưa được chế biến và nấu chín, các thức ăn còn sống như gỏi cá, tiết canh, nem chua,…
  • Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch: Nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt, ăn uống của gia đình phải được bảo vệ sạch sẽ, có nắp đậy; uống nước đun sôi để nguội, không trực tiếp uống nước từ vòi. Thường xuyên vệ sinh các bình chứa nước.

Với những người bị tiêu chảy cấp thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời, không được để bệnh nhân ở nhà hoặc mua thuốc tự điều trị vì có thể nguy hiểm đến tính mạng và làm lây lan bệnh dịch sang cho gia đình và cộng đồng.

Bên cạnh đó, cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy hiệu quả nhất là bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, từ đó giúp tăng miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh. Nguồn cung cấp lợi khuẩn an toàn, hiệu quả cho bé là sử dụng men vi sinh có nguồn gốc từ kim chi Hàn Quốc và chứa thành phần ProbioticPrebiotic. Loại men vi sinh này sẽ giúp bảo vệ đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa ở trẻ và tạo môi trường có lợi cho sự phát triển của các lợi khuẩn trong ruột. Đồng thời tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, giúp trẻ ăn ngon miệng và hạn chế các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi… (Xem chi tiết TẠI ĐÂY)

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được bệnh tiêu chảy có lây không và các con đường lây bệnh tiêu chảy. Để hạn chế tối đa tình trạng bị tiêu chảy và để tiêu chảy không bùng thành dịch, mỗi người cần có ý thức phòng bệnh tiêu chảy ngay từ đầu.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.