Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào nhiều nhất?

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
6 Tháng mười 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
1009

Bệnh trĩ không còn là một căn bệnh xa lạ mà nó ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng. Đặc biệt bệnh trĩ còn có xu hướng trẻ hóa khi lớp thanh niên cũng gặp phải căn bệnh này rất nhiều. Vậy bệnh trĩ thường gặp ở đối tượng nào nhiều nhất?

1. Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào?

Bệnh trĩ thường xuất hiện ở độ tuổi nào?
Bệnh trĩ thường xuất hiện ở độ tuổi nào?

Theo các nghiên cứu hiện nay đến từ các chuyên gia y tế có khoảng 50% dân số mắc phải căn bệnh trĩ. Đây được xem là con số đáng báo động và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chất lượng sinh hoạt và cuộc sống của con người. Thời gian trước đây, căn bệnh này thường chỉ gặp nhiều ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên theo thời gian các lứa tuổi trẻ cũng đang dần dần gặp phải căn bệnh này do sự thay đổi của môi trường học tập và làm việc.

Thực chất, bệnh trĩ thường tập trung nhiều ở các độ tuổi sau đây:

  • Người trong độ tuổi 45 – 65: Đây là độ tuổi dễ mắc bệnh trĩ hơn cả do cơ thể đã bị lão hóa đặc biệt là hậu môn và trực tràng đã giảm đi sự đàn hồi và trở nên suy yếu. Ngoài ra, độ tuổi này cũng thường ít vận động nên dễ mắc bệnh trĩ hơn.
  • Người trên tuổi 20: Trên 20 tuổi là lứa tuổi thanh niên đang có sức khỏe và sức trẻ tốt nhất. Tuy nhiên, hiện nay do áp lực công việc và học tập khiến chế độ ăn uống cùng sinh hoạt thiếu khoa học nên lứa tuổi này có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn cả.
  • Trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ tuy thích vận động, chạy nhảy nhưng lại lười ăn các loại rau xanh bổ sung chất xơ chỉ thích sử dụng đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ nên rất dễ bị trĩ. Hơn nữa một số thói quen không tốt trong sinh hoạt của trẻ cũng ảnh hưởng đến đường tiêu hóa gây nên bệnh trĩ.

>> Xem thêm: Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả.

2. Những nguyên nhân phổ biến nào gây nên bệnh trĩ?

Tùy lứa tuổi mà có những nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh trĩ
Tùy lứa tuổi mà có những nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh trĩ

Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh trĩ? Thực chất, bệnh trĩ thường xuất hiện bởi các nguyên nhân sau đây:

  • Do đặc thù công việc: Những người trẻ tuổi hiện nay có xu hướng ngồi nhiều do làm các công việc văn phòng hoặc đứng lâu một tư thế khiến máu khó lưu thông. Lâu dần sẽ khiến bệnh trĩ xuất hiện.
  • Do lười uống nước: Nước là một phần không thể thiếu của cơ thể. Thế nhưng các bạn trẻ ngày này thường không hiểu được tầm quan trọng của nước mà thường lười uống nước và không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể một ngày. Lúc này cơ thể thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, gây táo bón, làm cho phân khô cứng và hình thành bệnh trĩ.
  • Do chế độ ăn uống không khoa học: Thường xuyên ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, thức ăn nhanh kèm theo các loại đồ uống như rượu, bia có chứa chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ. Ngoài ra chế độ ăn thiếu chất xơ từ rau, củ quả cũng khiến phân khô cứng khó đi đại tiện và dẫn đến bệnh trĩ.

3. Đối tượng nào dễ mắc bệnh trĩ?

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh trĩ ở những lứa tuổi khác nhau
Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh trĩ ở những lứa tuổi khác nhau

Các chuyên ra đã chỉ ra nhóm đối tượng dễ mắc bệnh trĩ hơn cả đó là:

  • Phụ nữ mang thai và sinh con: Đây là đối tượng dễ và mắc bệnh trĩ nhiều nhất do quá trình mang thai và sinh nở khiến cho hậu môn và trực tràng gặp nhiều áp lực từ sự chèn ép của thai nhi đến quá trình chuyển dạ của mẹ. Các bà mẹ mang thai thường gặp phải bệnh táo bón nên nguy cơ mắc bệnh trĩ tương đối cao.
  • Người ít vận động hoặc lao động nặng nhọc: Những người ít vận động, phải thường xuyên ngồi một chỗ cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Ngoài ra những người làm việc nặng nhọc như công nhân, thợ xây, bốc vác… cũng thường là đối tượng mắc bệnh trĩ nhiều.
  • Người thường gặp các vấn đề về đường ruột: Những người có tiền sử mắc các bệnh đường ruột như hay bị tiêu chảy, táo bón kéo dài,… cũng là đối tượng hay mắc bệnh trĩ.
  • Người có thói quen không tốt khi đi đại tiện: Những người có công việc quá áp lực thường xuyên bỏ qua cảm giác muốn đi cầu sẽ dễ mắc bệnh trĩ hơn cả. Ngoài ra những người ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh cũng sẽ khiến các búi trĩ dễ xuất hiện.
  • Người có tiểu sử gia đình bị bệnh trĩ: Nếu bố mẹ mắc bệnh trĩ thì con cũng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.

4. Tác hại của bệnh trĩ đối với mọi lứa tuổi

Tác hại của bệnh trĩ đối với mọi lứa tuổi
Tác hại của bệnh trĩ đối với mọi lứa tuổi

Bệnh trĩ tuy không gây tử vong nhưng tác hại của nó dành cho người bệnh rất lớn. Cụ thể:

  • Người bệnh có nguy cơ thiếu máu cao do tình trạng chảy máu hậu môn mỗi khi đi cầu.
  • Nghẹt búi trĩ do động mạch không ngừng đưa máu vào bên trong búi trĩ khiến búi trĩ phát triển to lên, cứng và trở lên đau đớn hơn. Có những trường hợp nghẹt búi trĩ có thể gây nhiễm trùng máu cực kỳ nguy hiểm.
  • Có thể gây đại tiện không tử cho do rối loạn chức năng hậu môn.
  • Vùng hậu môn bị viêm nhiễm, ngứa ngáy tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi gây nên các bệnh về da.
  • Nguy cơ cao phát triển thành ung thư trực tràng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Suy giảm cảm giác ham muốn tình dục do vùng hậu môn bị đau nhức, ảnh hưởng tới hôn nhân và hạnh phúc gia đình.

>>Xem thêm: Bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào để mau khỏi?

5. Phòng ngừa bệnh trĩ cho mọi đối tượng

Phòng ngừa bệnh trĩ cho mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi
Phòng ngừa bệnh trĩ cho mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi

Bất kể ai cũng có thể mắc căn bệnh trĩ vì vậy việc phòng ngừa là điều kiện tiên quyết để tránh được sự nguy hiểm của căn bệnh này. Để phòng ngừa bệnh trĩ, các bạn nên:

  • Với những người phải làm việc quá lâu trong một tư thế hãy cố gắng vận động cơ thể. Khoảng 1-2 tiếng cố gắng đi lại 5 phút để giúp máu lưu thông tốt và không gây áp lực lên hậu môn.
  • Tránh stress và căng thẳng thần kinh vì điều này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Cố gắng kết hợp làm việc với nghỉ ngơi thư giãn để có một tinh thần tốt và một sức khỏe tốt.
  • Tạo cho mình một thực đơn dinh dưỡng hợp lý. Cố gắng bổ sung chất xơ qua rau xanh và trái cây tươi để giúp đường ruột hoạt động tốt hơn, phân mềm hơn và ngăn ngừa bệnh táo bón kéo dài.
  • Cố gắng bổ sung đủ nước cho cơ thể để giúp cơ thể sảng khoái hơn cũng như giúp phân hấp thu đủ nước, không bị khô cứng phòng tránh bệnh táo bón và bệnh trĩ hiệu quả.
  • Tuyệt đối tránh xa các loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, các loại đồ uống chứa chất kích thích sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột và bệnh trĩ.
  • Hãy tự tạo cho mình thói quen đi đại tiện đúng giờ, khoa học tốt nhất là vào buổi sáng để cơ thể quen với việc đó.
  • Hãy tập luyện thể dục thể thao hàng ngày vừa giúp tiêu hóa tốt vừa giúp cơ thể tràn đầy năng lượng bảo vệ sức khỏe.

Ngoài ra, khi bị bệnh trĩ và táo bón kéo dài có thể xem xét sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa các thảo dược tự nhiên để giúp phòng ngừa tốt bệnh táo bón và bệnh trĩ. Bên cạnh đó sản phẩm này cũng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Với các thảo dược tự nhiên như Cao đương quy, Cao diếp cá, Curcumin, Meriva, Rutin…sản phẩm này mang lại sự an toàn tuyệt đối cho người sử dụng, ngay cả bà bầu và mẹ cho con bú cũng có thể lựa chọn. Ngoài ra, loại thực phẩm chức năng này đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành toàn quốc vì vậy các bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn sử dụng.

Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào nhiều nhất là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Việc phòng tránh căn bệnh trĩ hiện nay là một vấn đề cấp thiết để có một cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu ban đầu của bệnh trĩ người bệnh cần ngay lập tức đến các cơ sở chuyên khoa thể chẩn đoán và thăm khám tránh trường hợp ngại ngùng khiến bệnh ở cấp độ nặng hơn và khó khăn trong quá trình điều trị.

>> Bài viết liên quan: Sa búi trĩ là gì? Cách chữa sa búi trĩ cực kỳ hiệu quả

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA