Bệnh trĩ ở trẻ em, cần hiểu kỹ để phòng và điều trị hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
26 Tháng Mười 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1527

Bệnh trĩ hiện nay khá phổ biến, có thể gặp ở mọi độ tuổi, ngay cả những trẻ nhỏ cũng có thể bị trĩ, khiến cho nhiều cha mẹ bất ngờ, không thể tin được. Thế nhưng thực tế, không thể phủ nhận bệnh trĩ ở trẻ em hoàn toàn có thể xảy ra giống như người lớn chúng ta. 

Bệnh trĩ ở trẻ em cha mẹ cần phải làm gì?
Bệnh trĩ ở trẻ em cha mẹ cần phải làm gì?

1. Bệnh trĩ ở trẻ em khó phát hiện, dễ nhầm với rối loạn tiêu hóa

Chúng ta thường thấy bệnh trĩ hình thành do thói quen ăn uống thiếu khoa học (hay gặp ở người lớn) như uống rượu bia, ăn đồ cay nóng, hút thuốc lá… Bởi vậy khi xuất hiện ở trẻ em, đại đa số đều nhầm với rối loạn tiêu hóa thông thường như bị táo bón thường xuyên, đi ngoài ra máu.

Theo các chuyên gia, cũng tương tự như ở người lớn, bệnh trĩ ở trẻ em là tình trạng gia tăng áp lực lên thành tĩnh mạch hậu môn dẫn tới sự căng phồng quá mức các tĩnh mạch khiến tĩnh mạch phình to thành các búi trĩ. Bệnh có liên quan mật thiết tới hệ thống mạch máu bao gồm tiểu động mạch, tĩnh mạch, cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường tại ống hậu môn.

2. Hình ảnh bệnh trĩ ở trẻ em

Bệnh trĩ ở trẻ em cũng giống như người lớn cũng chia ra thành 3 loại trĩ: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp

2.1. Trĩ nội

Hình ảnh bệnh trĩ nội ở trẻ em
Hình ảnh bệnh trĩ nội ở trẻ em

Bệnh trĩ nội ở trẻ em được phát hiện khi thấy có máu dính trên giấy vệ sinh hay lẫn trong phân sau khi đi đại tiện. Máu chảy nhiều hay ít phụ thuộc vào tình trạng của bệnh.

  • Trĩ nội độ 1: Ở cấp độ này dấu hiệu bệnh khá kín đáo. Trẻ sẽ có triệu chứng chảy máu khi đi đại tiện nhưng lượng máu khá ít nên rất khó phát hiện.
  • Trĩ nội độ 2: Kích thước búi trĩ của trẻ lớn hơn, triệu chứng chảy máu khi đại tiện cũng rõ ràng hơn, búi trĩ cũng đã bắt đầu sa ra sau mỗi lần đại tiện nhưng đi kích thước bé vẫn còn nhỏ nên búi trĩ vẫn co lên được. Cha mẹ có thể thấy trẻ xuất hiện cả triệu chứng như ngứa ngáy, đau rát, sưng tấy hậu môn.
  • Trĩ nội độ 3: Lúc này búi trĩ sa ra ngoài hậu môn trong khi trẻ đi đại tiện. Lúc đầu búi trĩ có khả năng tự co lại vào trong nhưng sau một thời gian búi trĩ không tự co lại được mà phải dùng tay ấn vào.
  • Trĩ nội độ 4: Lúc này búi trĩ sa hoàn toàn sa ngoài hậu môn, dù có dùng ngón tay ấn búi trĩ vào cũng không được.

2.2. Trĩ ngoại

Hình ảnh bệnh trĩ ngoại ở trẻ em
Hình ảnh bệnh trĩ ngoại ở trẻ em

Bệnh trĩ ngoại ở trẻ em cũng giống như người lớn, chảy máu trong khi đại tiện, sa búi trĩ kèm theo cảm giác đau, ngứa và rát. Ở mỗi giai đoạn bệnh có những dấu hiệu khác nhau.

  • Giai đoạn 1 (giai đoạn bệnh nhẹ): Búi trĩ sa ra ngoài viền hậu môn, trẻ có cảm giác hơi cộm cộm ở hậu môn.
  • Giai đoạn 2: Các tĩnh mạch phát triển thành các búi trĩ ngoằn ngoèo ngoài hậu môn.
  • Giai đoạn 3: Các búi trĩ phát triển khá lớn làm tắc hậu môn, khi đi đại tiện các búi trĩ sẽ bị cọ xát, gây ra chảy máu và đau đớn cho trẻ.
  • Giai đoạn 4: Búi trĩ bị viêm nhiễm, làm cho trẻ bị đau rát và ngứa ngáy nhiều hơn.

2.3. Trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp là tình trạng xuất hiện đồng thời trĩ nội và trĩ ngoại. Ở cấp độ trĩ này rất nguy hiểm và cần nhanh chóng chữa trị ngay, nếu không có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

3. Nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phải kể đến những nguyên nhân rất nhiều trẻ gặp phải như:

Trẻ bị táo bón kéo dài

Trẻ bị táo bón kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh trĩ
Trẻ bị táo bón kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh trĩ

Trẻ bị táo bón do chế độ ăn không nạp đủ chất xơ, trẻ sẽ dễ bị bệnh trĩ hơn. Trẻ nhỏ thường không thích ăn rau củ quả và cha mẹ cũng không quan tâm đầy đủ đến việc đó, điều đó dẫn đến các bữa ăn của trẻ thiếu chất xơ, dễ bị táo bón hơn và dẫn đến bệnh trĩ.

Bé ngồi bô quá lâu

Nhiều cha mẹ cho con đi đại tiện để con ngồi bô quá lâu, điều này vô tình làm cho áp lực lên vùng hậu môn tăng lên, gây chèn ép các tĩnh mạch hậu môn và từ đó hình thành nên các búi trĩ. Do đó, cha mẹ nên lưu ý thời gian cho bé đi đại tiện.

Giải phẫu sinh lý của trẻ (Thể trạng của trẻ)

Trẻ nhỏ đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện các bộ phận cơ thể, các cơ hậu môn của trẻ hiện tại còn khá yếu và các tổ chức hoạt động còn lỏng lẻo, các dây chằng ở hậu môn và trực tràng chưa có sự liên kết bền vững. Xương cùng và trực tràng của trẻ nằm trên cũng một đường thẳng khiến cho trực tràng dễ bị đẩy lên phía trên khiến cho trẻ dễ mắc bệnh trĩ hơn.

Nguyên nhân khác

Ngoài nguyên nhân trên bệnh trĩ ở trẻ em còn do mắc bệnh lý viêm ruột (IBD), di truyền từ bố/mẹ, ít vận động, hay quấy khóc dữ dội, uống không đủ nước, ngồi trên bề mặt cứng quá lâu, …

4. Dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em

Dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ sơ sinh không có khả năng diễn đạt chính xác điều làm chúng khó chịu. Vì thế, cha mẹ hãy quan tâm trẻ nhiều hơn, cẩn thận theo dõi và lưu ý một số triệu chứng sau đây:

Đại tiện khó khăn

Dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em dễ nhận biết là trẻ đại tiện khó khăn
Dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em dễ nhận biết là trẻ đại tiện khó khăn

Trẻ đại tiện khó khăn là dấu hiệu điển hình nhất mà hầu hết trẻ mắc bệnh trĩ đều gặp phải. Trẻ thường có biểu hiện như đi đại tiện rất lâu, nhăn mặt, quấy khóc, sợ đi đại tiện. Ngoài ra trẻ có khả năng mắc các bệnh đường tiêu hóa, cha mẹ hãy lưu ý quan sát phân của trẻ để tìm dấu hiệu bất thường nếu có.

Đại tiện xuất hiện ra máu

Trẻ đại tiện máu có thể đi ra theo phân, bắn thành tia hoặc dính giấy vệ sinh. Do trẻ cố gắng dặn mạnh, làm tăng áp lực lên vùng hậu môn. Ngoài ra, cũng có thể là do biến chứng nứt hậu môn nếu trẻ bị táo bón lâu ngày phải rặn mỗi lần đi đại tiện.

Trẻ thường xuyên bị táo bón

Táo bón là một trong những dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị trĩ. Trẻ thường đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày, nhưng nếu trong khoảng 5 – 7 ngày không đi đại tiện, phân vón cục thì rõ ràng là có vấn đề về hệ tiêu hóa. Trẻ táo bón kéo dài làm cho phân bị dồn lại, đóng cục và gây áp lực cho hậu môn, điều này làm cho các búi trĩ xuất hiện.

Trẻ có dấu hiệu đi vệ sinh rất lâu

Trẻ em bị bệnh trĩ thường đi vệ sinh rất lâu
Trẻ em bị bệnh trĩ thường đi vệ sinh rất lâu

Bình thường trẻ đi vệ sinh trong thời gian ngắn nhưng đột nhiên gần đây lại đi rất lâu thì có thể trẻ đã gặp vấn đề khi đi vệ sinh. Nhiều trẻ có thói quen vừa đi vệ sinh vừa xem phim, chơi trò chơi, … điều này khiến cho việc đi vệ sinh rất lâu, tạo áp lực cho vùng hậu môn, làm máu khó lưu thông, khiến cho búi trĩ xuất hiện dễ dàng hơn.

Sa búi trĩ ở hậu môn

Triệu chứng này dễ nhận thấy không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Thời gian đầu búi trĩ sa xuống khi trẻ cố rặn và tự thụt lại khi trẻ không rặn nữa, lâu dần búi trĩ càng phình to và không thể thụt ngược vào trong. Nguy hiểm hơn là tình trạng thuyên tắc hoặc nghẹt búi trĩ sa, làm trẻ đau đơn, cần phải đưa tới bệnh viện chữa trị ngay.

Mỗi khi đi đại tiện trẻ thường kêu đau rát

Trẻ đi đại tiện cảm thấy đau rát hậu môn tức là trẻ đang mắc bệnh trĩ. Lúc này, búi trĩ đã xuất hiện và cọ sát với phân nên gây ra hiện tượng đau rát, có khi còn chảy máu, gây mất máu thiếu máu có thể khiến trẻ mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, … thậm chí ngất xỉu nếu mất máu quá nhiều.

Hậu môn có dấu hiệu bất thường

Nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường ở vùng hậu môn như sau thì có cũng có nguy cơ bị trĩ. 

  • Trẻ sau khi đi đại tiện, hậu môn có xu hướng sưng nặng hơn.
  • Trẻ khó chịu, quấy khóc, sợ hãi mỗi lần đi đại tiện.
  • Búi trĩ lòi ra, ngứa nóng, dịch hậu môn bị rỉ ra, vi khuẩn có điều kiện xâm nhập gây ra ngứa.

5. Chữa bệnh trĩ ở trẻ em khác gì so với người lớn

Chữa bệnh trĩ cho trẻ em nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, cha mẹ nên ưu tiên các giải pháp an toàn và lành tính, đồng thời tham khảo ý kiến từ các bác sĩ. 

5.1. Chữa trĩ cho trẻ bằng mẹo dân gian

Cha mẹ có thể áp dụng mẹo dân gian để chữa bệnh trĩ cho trẻ em
Cha mẹ có thể áp dụng mẹo dân gian để chữa bệnh trĩ cho trẻ em

Trĩ ở trẻ em trong giai đoạn đầu, cha mẹ có thể tham khảo một số mẹo dân gian chữa bệnh trĩ lành tính và áp dụng cho con trẻ. Mặc dù phương pháp này không có khả năng thay thế thuốc đặc trị, tuy nhiên sẽ hỗ trợ tối đa sự phục hồi vùng hậu môn, giảm cảm giác đau, ngứa ngáy khó chịu cho trẻ.

  • Tắm hoặc ngâm nước: Sử dụng nước ấm làm sạch thể, đặc biệt là vùng hậu môn từ 10 – 15 phút sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, cải thiện cảm giác ngứa ngáy. Khi ngâm hậu môn, cha mẹ không để phần hậu môn và búi trĩ chạm vào đáy chậu.
  • Chườm lạnh: Việc chườm lạnh vào vùng hậu môn cho trẻ sẽ có khả năng giảm đau nhức, ngứa rát nhanh chóng.
  • Dầu dừa: Trẻ mắc trĩ ngoại, cha mẹ có thể sử dụng dầu dừa đắp vào vùng bị tổn thương. Sau đó rửa sạch lại với nước ấm sẽ giúp giảm ngừa, thúc đẩy quá trình đào thải phân ra ngoài một cách an toàn và ít gây đau đớn nhất.

5.2. Chữa trĩ cho trẻ bằng thuốc Tây y

Điều trị bệnh trĩ cho trẻ em bằng tây y hiệu quả nhanh nhưng có thể gây ra tác dụng phụ
Điều trị bệnh trĩ cho trẻ em bằng tây y hiệu quả nhanh nhưng có thể gây ra tác dụng phụ

Điều trị bệnh trĩ cho trẻ bằng thuốc Tây có tác dụng nhanh chóng, nhưng có thể gây ra tác dụng phụ nên cha mẹ cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

  • Thuốc điều trị tại chỗ giảm ngứa rát chứa Corticoid hoặc nhóm thuốc NSAID dành riêng cho trẻ.
  • Thuốc bôi vào búi trĩ, chứa thuốc giảm đau hoặc gây tê.
  • Thuốc giảm đau nhanh dành cho trẻ bị trĩ giai đoạn 2, 3.
  • Thuốc hỗ trợ tăng cường nhu động ruột hệ tiêu hóa, thúc đẩy đào thải phân ra ngoài.
  • Thuốc tăng cường độ bền thành mạch, giảm áp lực và tình trạng sưng phồng.

Bệnh trĩ ở trẻ do nguyên nhân táo bón, cha mẹ cần lưu ý giúp “giải quyết” dứt điểm tình trạng táo bón kéo dài bằng cách cho trẻ sử dụng men vi sinh phân lập từ kim chi Hàn Quốc chứa thành phần Probiotic là các vi khuẩn có lợi và Prebiotic là các chất xơ hòa tan giúp tăng nhu động ruột, đẩy lùi nhanh tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa khác như tiêu chảy, chướng bụng, …. (Xem sản phẩm tại đây).

Đồng thời kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị táo bón, bệnh trĩ. Sản phẩm dạng viên uống cho trẻ từ 5 tuổi trở lên (nếu trẻ uống được viên), chứa thành phần Diếp cá, Đương quy, Runtin, Meriva và Magie. Sản phẩm thảo dược dạng gel bôi cho tất cả các trường hợp bị trĩ, chứa thành phần cao Diếp cá, cao Thầu dầu tía, cao Trầu không, cao Nhọ nồi, Nghệ nano. Khi sử dụng sẽ mang đến tác dụng giảm đau rát, chảy máu, nhiễm trùng, làm lành vết thương, bảo vệ và làm tăng sức bền thành mạch, ngăn ngừa bệnh tái phát. (Xem sản phẩm tại đây).

6. Cách phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em hiệu quả
Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em hiệu quả

Táo bón là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, vì thể để phòng ngừa bệnh trĩ, cha mẹ cần phòng ngừa táo bón cho trẻ bằng cách thay đổi chế độ ăn và lối sống cho trẻ.

  • Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày cho trẻ bằng rau xanh hoặc trái cây.
  • Theo dõi và nhắc nhở trẻ uống đủ lượng nước mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước.
  • Vệ sinh hậu môn trẻ sạch sẽ bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh xong.
  • Tập thói quen cho trẻ đi vệ sinh vào một giờ nhất định.
  • Khuyến khích trẻ vận động, không cho trẻ ngồi quá lâu như xem ti vi, xem điện thoại, … 

Hi vọng với những thông tin chia sẻ trên đây cha mẹ có thể nhận biết được bệnh trĩ ở trẻ em đồng thời có cách phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả nhất.

>> Bài viết liên quan: Bệnh trĩ xuất hiện ở độ tuổi nào nhiều nhất?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA