Bệnh trĩ là căn bệnh gây nên những đau đớn và khó chịu vùng hậu môn cho người mắc. Hơn nữa căn bệnh này còn ảnh hưởng lớn đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Phèn chua là một dược liệu tự nhiên mà nhiều người sử dụng để điều trị bệnh trĩ. Vậy cách chữa bệnh trĩ bằng phèn chua liệu có hiệu quả không?
1. Chữa bệnh trĩ bằng phèn chua có tốt không?
Bệnh trĩ là căn bệnh gây phình giãn quá mức ở hậu môn trực tràng gây nên các triệu chứng khó chịu như đau rát, chảy máu. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng căn bệnh trĩ sẽ khiến người bệnh gặp nhiều khó chịu và phiền toái.
Phèn chua còn có tên gọi là kali alum (muối sunfat natri nhôm) là một loại muối có màu trắng bao gồm các tinh thể không đều nhau. Theo Đông y, phèn chua có tính hàn, không độc và thường được sử dụng để giải độc, sát trùng. Phèn chua thường được sử dụng trong quá trình điều trị các bệnh ngoài da như viêm da, hôi nách… Ngoài ra, phèn chua còn được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ.
Thực chất, việc sử dụng phèn chua chữa bệnh trĩ chỉ là một giải pháp hỗ trợ và chỉ phù hợp với những người mắc bệnh trĩ nhẹ. Người bệnh cần liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thăm khám và điều trị chuyên sâu nếu gặp phải các triệu chứng nặng.
2. Hướng dẫn 5 cách chữa bệnh trĩ bằng phèn chua dễ thực hiện
Để chữa bệnh trĩ bằng phèn chua, các bạn có thể áp dụng 5 cách sau đây:
2.1. Ngâm hậu môn bằng phèn chua để chữa trĩ
Ngâm hậu môn là một biện pháp đơn giản và rất dễ thực hiện. Các bạn chỉ cần áp dụng như sau:
- Bước 1: tán nhỏ 1 ít phèn chua sau đó cho lên chảo nóng và đảo đều cho đến khi phèn chua phồng lên thì tắt bếp.
- Bước 2: đem giã nhỏ số phèn chua vừa đảo rồi bảo quản bằng hũ thủy tinh nhỏ.
- Bước 3: Mỗi lần ngâm hậu môn sử dụng 3 muỗng cà phê phèn chua pha với nước ấm vừa đủ để ngâm rửa hậu môn trong vòng 15 phút.
Các bạn cố gắng thực hiện mỗi ngày một lần đều đặn trong khoảng 2 tuần để cải thiện các dấu hiệu của bệnh trĩ.
2.2. Xông hậu môn bằng phèn chua
Bên cạnh ngâm hậu môn, người bệnh cũng có thể sử dụng phèn chua để xông hậu môn làm giảm đau rát, ngứa ngáy vùng hậu môn. Cụ thể thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị: Ngải cứu và kinh giới: 20g; Phèn chua 10g
- Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu trên vào trong nồi rồi đun lên, đun sôi khoảng 15 phút
- Bước 3: Đợi nước nguội bớt rồi xông vùng trĩ, đến khi nước nguội thì vệ sinh hậu môn sạch sẽ
Áp dụng ngày 2 lần, sau một thời gian sẽ thấy triệu chứng cải thiện rõ rệt.
2.3. Cách chữa bệnh trĩ bằng phèn chua và lá trà xanh
Ngoài việc sử dụng phèn chua đơn thuần, các bạn cũng có thể kết hợp phèn chua với các nguyên liệu khác. Trong đó, lá trà xanh là một loại dược liệu có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm tốt giúp làm dịu niêm mạc, thúc đẩy chữa lành các vết thương nhanh chóng. Vì vậy, khi người bệnh kết hợp phèn chua với lá trà xanh sẽ giúp tăng hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ. Cách thực hiện như sau:
- Cách 1: Đầu tiên, các bạn chuẩn bị 1 ít phèn chua với một nắm nhỏ lá trà xanh tươi.
- Bước 2: Bạn đem lá trà xanh đi ngâm và rửa thật sạch với nước muối loãng rồi để ráo. Sau đó, cho vào nồi đun sôi cùng 1 lít nước trong khoảng 15 phút.
- Bước 3: Đổ nước ra một chiếc chậu và thêm phèn chua vào hòa tan. Sau đó sử dụng nước này để ngâm vùng kín khoảng 5 phút rồi rửa lại hậu môn bằng nước sạch.
Kiên trì thực hiện 2 lần/tuần để giúp bệnh trĩ được cải thiện tốt hơn.
2.4. Cách chữa bệnh trĩ bằng phèn chua và lá trầu không
Ngoài việc sử dụng lá trà xanh, phèn chua cũng có thể kết hợp với lá trầu không để làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Lá trầu không được mọi người biết đến với khả năng sát trùng, chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia nghiên cứu thì trong lá trầu không chứa các hoạt chất mang dược tính cao, vì vậy khi kết hợp với phèn chua sẽ tăng khả năng điều trị bệnh trĩ. Các bạn thực hiện biện pháp này như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị: lá trầu không (5-7 lá); 1 ít phèn chua
- Bước 2: Hãy rửa sạch lá trầu không sau đó ngâm trong muối loãng rồi để ráo.
- Bước 3: Đun sôi khoảng 2 lít nước sau đó vò nhẹ lá trầu không và thả vào rồi tiếp tục đun thêm 3 phút thì tắt bếp.
- Bước 4: Cuối cùng đổ nước ra chậu, cho phèn chua vào và khuấy cho tan sau đó sử dụng nước này xông hậu môn khoảng 15 phút. Sau khi nước còn ấm thì sử dụng để rửa hậu môn.
Với cách thực hiện này nên áp dụng ít nhất 2 lần/tuần để mang lại hiệu quả mong muốn.
2.5. Chữa bệnh trĩ bằng phèn chua và các thảo dược khác
Ngoài 4 cách thức trên, người bệnh cũng có thể sử dụng phèn chua kết hợp với một số loại thảo dược khác nhau để ngâm rửa hậu môn chữa bệnh trĩ. Cách kết hợp này sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị lên mức tốt nhất. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị: Phèn chua (12g); ngải cứu, kinh giới mỗi loại 40g; hoa hòe và chỉ xác mỗi loại 20g.
- Bước 2: Ngoài phèn chua, các loại thảo dược còn lại mang đi rửa sạch sau đó cho vào nồi. Thêm khoảng 2 lít nước và đun đến khi sôi.
- Bước 3: Đổ nước ra chậu sau đó thêm phèn chua đã chuẩn bị khuấy tan. Người bệnh sử dụng nước này để xông vùng hậu môn của mình.
Kiên trì áp dụng 3 lần/tuần để cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ.
3. Những lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng phèn chua
Tuy phèn chua trị bệnh trĩ được nhiều người sử dụng, tuy nhiên người bệnh vẫn cần lưu ý các vấn đề dưới đây:
Thứ nhất, phèn chua và các dược liệu dân gian vì vậy chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Nếu bệnh nhân chủ quan, lạm dụng cách điều trị này có thể khiến tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên nghiêm trọng.
Thứ hai, tuyệt đối không được áp dụng các bài thuốc xông từ phèn chua cho người bị nhiễm trùng búi trĩ. Trường hợp này, nên chủ động đến địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị.
Thứ ba, nên áp dụng các bài thuốc theo đúng hướng dẫn, tốt nhất là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Thứ tư, cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày khi điều trị bệnh trĩ. Cụ thể:
- Kiêng đồ ăn cay nóng, chiên xào, dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt, đồ uống chứa cồn…
- Có một thực đơn dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh chứa chất xơ để cải thiện tình trạng tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày vừa giúp thanh lọc cơ thể vừa khiến phân mềm hơn dễ đi cầu hơn.
- Tránh ngồi một chỗ quá lâu, tránh mang vác vật nặng hoặc hoạt động mạnh khi đang chữa trị bệnh.
- Tập thể dục thường xuyên, ngủ nghỉ hợp lý, tránh để cơ thể bị stress hoặc áp lực ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Thứ năm, cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ nhất là sau khi đi vệ sinh.
Thứ sáu, có thể kết hợp các cách điều trị với việc sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Loại sản phẩm này được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên bao gồm: Cao diếp cá, cao đương quy, Magie, Rutin, Meriva… Các loại thảo dược này vô cùng an toàn và giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng bệnh trĩ như đau rát hậu môn, chảy máu búi trĩ, sa búi trĩ, táo bón kéo dài và còn giúp tăng sức bền tĩnh mạch hiệu quả. Hơn hết, sản phẩm này được các chuyên gia y tế đánh giá cao trên thị trường và được Bộ y tế cấp phép lưu hành toàn quốc (Chi tiết sản phẩm tại đây).
Với 5 cách chữa bệnh trĩ bằng phèn chua trên đây, hy vọng đã giúp đỡ được người bệnh trong việc tìm kiếm những thông tin hữu ích để cải thiện bệnh trĩ. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, nếu gặp phải các vấn đề bất thường nên liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ.
Bài viết liên quan:
Cách chữa bệnh trĩ bằng dân gian hiệu quả, được nhiều người áp dụng
Dầu mù u trị bệnh trĩ liệu có hiệu quả?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA