Bệnh trĩ là căn bệnh thường gây nên tình trạng ngứa ngáy, đau rát hoặc chảy máu vùng hậu môn. Căn bệnh này gây rất nhiều phiền toái đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh. Dưới đây là tất tần tật các vấn đề liên quan đến bệnh trĩ mà các bạn có thể tìm hiểu.
1. Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là căn bệnh liên quan đến trực tràng vô cùng phổ biến. Ở nước ta, số người mắc bệnh trĩ chiếm đến 35% dân số. Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ khiến người bệnh gặp phiền toái trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
Thực chất, bệnh trĩ là hiện tượng các búi trĩ hình thành bên trong hoặc bên ngoài hậu môn do viêm tĩnh mạch khi phải chịu nhiều áp lực hoặc các dây thần kinh của hậu môn bị chèn ép quá nhiều. Bệnh trĩ hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học.
Đặc biệt, bệnh trĩ còn là nguyên nhân chính gây nên tình trạng chảy máu trực tràng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có thể gây nên nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
2. Phân loại bệnh trĩ
2.1. Phân loại
Bệnh trĩ được phân làm 2 loại chính là bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Cụ thể đó là:
- Bệnh trĩ nội: Bệnh trĩ nội là tình trạng các búi trĩ hình thành trên đường lược ( đường hậu môn- trực tràng). Các búi trĩ này được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.
- Bệnh trĩ ngoại: Nếu như trĩ nội hình thành trên đường lược thì trĩ ngoại hình thành dưới đường lược. Các búi trĩ ngoại được phủ bởi lớp biểu mô vảy và nắm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.
2.2. Phân độ
Dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn bên ngoài mà các chuyên gia phân làm 4 cấp độ bệnh trĩ:
- Trĩ độ 1: Ở mức độ này, các búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
- Trĩ độ 2: Lúc bình thường, trĩ vẫn nằm gọn trong ống hậu môn nhưng khi rặn đi cầu thì các búi trĩ thập thò hoặc lòi một ít ra ngoài. Khi đi cầu xong các búi trĩ sẽ tự thụt vào bên trong.
- Trĩ độ 3: Ở mức độ 3, mỗi lần đi cầu hoặc ngồi xổm, làm việc nặng sẽ khiến búi trĩ sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc thì búi trĩ mới tụt vào hoặc phải dùng tay đẩy nhẹ vào.
- Trĩ độ 4: Ở mức độ này thì búi trĩ thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.
3. Yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ
Một số yếu tố nguy cơ có thể gây nên bệnh trĩ mà các bạn nên nắm rõ như:
- Chứng táo bón hoặc tiêu chảy lâu ngày là nguy cơ cao gây nên bệnh trĩ. Nhất là táo bón bởi khi rặn quá nhiều sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch khiến tĩnh mạch căng giãn và ứ máu.
- Chế độ ăn thiếu chất xơ cũng là nguy cơ gây bệnh trĩ.
- Những người bị thừa cân, béo phì cũng thường mắc bệnh trĩ nhiều hơn cả.
- Những người làm việc nặng như bê, vác hoặc các vận động viên hoặc những người phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, thợ may khiến ổ bụng bị gia tăng áp lực gây cản trở sự hồi lưu máu về tim khiến tĩnh mạch hậu môn bị giãn gây nên bệnh trĩ.
- Những người có tiền sử mắc các căn bệnh liên quan đến trực tràng.
>> Xem thêm: [Giải đáp thắc mắc] Bệnh trĩ có bị lây không?
4. Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh trĩ, cụ thể đó là:
- Táo bón mạn tính
- Chế độ sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học
- Do tính chất công việc
- Phụ nữ mang thai và sau sinh
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn không an toàn
- Quen rặn khi đi đại tiện.
- Thường xuyên nhịn đi đại tiên mỗi khi có nhu cầu.
- Gặp vấn đề về tâm lý.
>> Xem thêm: Bệnh trĩ sau sinh hướng dẫn cách chữa hiệu quả nhất
5. Triệu chứng của bệnh trĩ
Bệnh trĩ khi được phát hiện sớm có thể điều trị tốt hơn. Vì vậy, để nhận biết bệnh trĩ các bạn có thể phát hiện qua những triệu chứng sau đây:
- Đi cầu có lẫn máu, ra máu nhưng không đau bụng hoặc các triệu chứng hệ tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy.
- Cảm giác hậu môn đau, rát khi rặn đi tiêu. Đặc biệt là khi táo bón kéo dài và tình trạng đau rát khi đi tiêu ngày càng tăng hơn.
- Nhận thấy các búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn có thể cảm nhận được khi ngồi hoặc đau khi cọ sát với quần áo.
- Ống hậu môn đau nhức có dấu hiệu sưng tấy và khó đi tiêu.
- Khó chịu khi ngồi ghế hoặc nằm ngửa.
>> Xem thêm: Bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không? Chữa thế nào cho khỏi?
6. Biến chứng của bệnh trĩ
Bệnh trĩ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng sau đây:
- Xuất hiện tình trạng thiếu máu: Bởi khi bị trĩ người bệnh sẽ thường xuyên bị chảy máu hậu môn sau khi đi đại tiện. Lâu dần lượng máu mất đi nhiều hơn gây thiếu máu.
- Trĩ sa nghẹt: Lúc này các búi trĩ sẽ sưng to, căng đỏ và thò hẳn ra ngoài hậu môn. Khi búi trĩ không tự co lên được sẽ gây tắc mạch máu. Nếu không thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây hoại tử búi trĩ dẫn đến nhiễm trùng máu.
- Tắc mạch: Lúc này các mạch máu trong búi trĩ bị ứ trệ gây nên những cục máu đông làm bệnh nhân đau đớn hơn và tình trạng chuyển nặng hơn.
>>Xem thêm: 6 biến chứng bệnh trĩ cực kỳ nguy hiểm bạn nên biết
7. Các phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ
Để chẩn đoán chính xác bệnh trĩ các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám theo các bước như sau:
- Bước 1: Thăm khám sơ bộ
- Bước 2: Thăm khám bên ngoài hậu môn
- Bước 3: Khám trực tràng
- Bước 4: Làm các xét nghiệm
- Bước 5: Đưa ra kết luận về tình trạng bệnh
8. Điều trị bệnh trĩ
Tùy vào mức độ và tình trạng của bệnh trĩ, loại bệnh trĩ mà các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị. Có hai phương pháp chính trong cách chữa bệnh trĩ đó là điều trị nội khoa và ngoại khoa.
8.1. Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa thường áp dụng với những trường hợp mắc bệnh trĩ nhẹ và có thể cải thiện tại nhà bằng cách thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt và sử dụng một số loại thuốc. Cụ thể:
- Cần bổ sung chế độ ăn nhiều chất xơ (rau quả, bột mì, ngũ cốc) và các chất làm mềm phân, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng táo bón và cải thiện bệnh trĩ.
- Tuyệt đối không nên rặn khi tống phân giúp hạn chế sự sa trĩ.
- Có thể thực hiện ngâm hậu môn trong nước ấm ngày 2-3 lần, mỗi lần 10 phút. Dùng các thuốc đặt hậu môn, các thuốc tăng cường thành mạch.
- Sử dụng một số loại thuốc điều trị trĩ theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc uống, thuốc bôi và viên đạn đặt mang lại tác dụng giảm đau trĩ, chống chảy máu, chữa trĩ và các bệnh hậu môn trực tràng khác…
- Có thể sử dụng một số bài thuốc y học cổ truyền để làm giảm tình trạng bệnh trĩ.
8.2. Điều trị ngoại khoa
Một số phương pháp điều trị ngoại khoa các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện với những bệnh nhân mắc trĩ nặng như:
- Thắt dây cao su dành cho các bệnh nhân trĩ nhẹ bằng cách thắt dây cao su tại gốc búi trĩ để ngắt mạch máu tại vị trí đó. Sau 1 tuần búi trĩ sẽ tự khô và rụng khỏi hậu môn.
- Chích xơ là phương pháp làm teo búi trĩ bằng cách sử dụng hóa chất y khoa để làm khô mô trĩ. Búi trĩ sẽ teo dần trong vòng 7 – 10 ngày và tự rụng.
- Phẫu thuật cắt và treo búi trĩ bằng phương pháp longo hiện đại giúp người bệnh giảm triệu chứng đau và rút ngắn thời gian phục hồi sau phẫu thuật.
- Phẫu thuật cắt trĩ mở là phương pháp cắt trĩ kinh điển thường áp dụng cho những ca trĩ phức tạp và có nhiều biến chứng như tắc mạch, sa nghẹt. Phương pháp này giúp xử lý sạch sẽ các búi trĩ vì thế sẽ tạo thành vết thương hở tại hậu môn. Thời gian hồi phục sau phẫu thuật cần khoảng 2 – 4 tuần để có thể vận động sinh hoạt bình thường.
9. Phòng ngừa bệnh trĩ
Bên cạnh các biện pháp điều trị thì phòng ngừa bệnh trĩ cũng vô cùng quan trọng để giúp bệnh trĩ không bị tái phát nhiều lần người bệnh nên:
- Ăn thực phẩm nhiều chất xơ: Bổ sung các loại trái cây và rau củ giàu chất xơ sẽ giúp phân mềm hơn và tăng khối lượng phân giúp dễ đi cầu hơn.
- Uống nhiều nước: Cố gắng bổ sung đủ nước cho cơ thể vừa giúp thanh lọc cơ thể lại khiến phân mềm hơn.
- Không rặn mạnh khi đi cầu: Rặn mạnh khi đi cầu sẽ khiến các tĩnh mạch bị áp lực, ngoài ra các búi trĩ cũng sẽ phình to lên và chảy máu gây đau rát và viêm nhiễm hậu môn.
- Đi cầu ngay khi có cảm giác mắc cầu: Hãy đi nặng ngay khi có nhu cầu. Tuyệt đối không nên bỏ qua cảm giác muốn đi về sinh bởi lâu dần sẽ khiến phân khô cứng và gây nên tình trạng táo bón.
- Tập thể dục: Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày được xem là phương pháp cải thiện bệnh trĩ hiệu quả.
- Tránh ngồi lâu: Ngồi lâu sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn. Vì vậy nếu phải làm việc ngồi máy tính nhiều giờ hãy cố gắng dành ra vài phút mỗi tiếng để vận động cơ thể.
- Bên cạnh đó, có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng chứa các thảo dược tự nhiên mang lại hiệu quả giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tốt hơn và không gây tác dụng phụ. Hiện nay trên thị trường xuất hiện sản phẩm viên uống thảo dược được nhiều người dùng lựa chọn và chuyên gia đánh giá cao. Sản phẩm này chứa các thành phần như: cao diếp cá, cao đương quy, rutin, magie,…. mang lại tác dụng cải thiện tình trạng đau rát, chảy máu; tăng sức bền tĩnh mạch; giúp nhuận tràng, giảm táo bón… rất tốt đối với người đang bị trĩ hoặc đã phẫu thuật trĩ. (Chi tiết sản phẩm tại đây).
Tất tần tật các vấn đề liên quan đến bệnh trĩ trên đây hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu thêm và căn bệnh này để có phương án điều trị thích hợp nhất. Trong trường hợp nhận thấy hậu môn chảy máu quá nhiều, chóng mặt và choáng váng cần đến ngay bệnh viện để được xử lý kịp thời.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA