Đau bụng kinh là gì? Nguyên nhân và cách giảm đau hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
14 Tháng Chín 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1516

Đau bụng kinh là tình trạng mà bất cứ chị em nào cũng có thể gặp phải khi đến kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân, các dấu hiệu triệu chứng và cách cải thiện những cơn đau này sẽ có trong nội dung dưới đây, hi vọng sẽ giúp chị em có thêm bí quyết khi gặp phải tình huống khó chịu này.

Tìm hiểu những kiến thức liên quan đến tình trạng đau bụng kinh
Tìm hiểu những kiến thức liên quan đến tình trạng đau bụng kinh

1. Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là tình trạng khá phổ biến mà bất cứ chị em nào cũng có thể gặp phải. Cơn đau bụng kinh thường gây đau kiểu co rút vùng bụng dưới, có thể lan ra sau lưng và xuống hai đùi. Cơn đau bụng kinh không giống nhau ở chị em, không giống nhau ở các kỳ kinh nguyệt, có khi rất dữ dội, hoặc chỉ đau nhoi nhói một chút ở bụng. 

2. Phân loại đau bụng kinh

2.1. Đau bụng kinh nguyên phát

Đau bụng kinh nguyên phát xảy ra khi tử cung có co bóp. Các cơn co nhỏ xảy ra dọc từ trên xuống dưới tử cung và tường rất yếu, chị em thường không cảm nhận được. Trong kỳ đèn đỏ, tử cung sẽ co bóp để tống hết lớp niêm mạc tử cung đã bị hoại tử ra ngoài. Tử cung co bóp sẽ siết chặt các mạch máu, làm hạn chế máu và oxy đến nên sẽ kích thích các tế bào tiết ra các chất hóa học gây đau. Ngoài ra vào kỳ kinh, prostaglandin cũng được tiết ra làm cho tử cung co thắt nhiều hơn dẫn đến gây đau nhiều hơn.

Cách phân loại đau bụng kinh chị em cần nắm rõ
Cách phân loại đau bụng kinh chị em cần nắm rõ

2.2. Đau bụng kinh thứ phát

Nếu đau bụng kinh nguyên phát do tử cung co bóp ở kỳ kinh thì đau bụng kinh thứ phát là do nguyên nhân bệnh lý nào đó. Đau bụng kinh thứ phát có liên quan đến tuổi tác, thường gặp ở phụ nữ 30 – 45 tuổi và các nguyên nhân gây ra đau bụng kinh thứ phát thường gặp là: 

  • Lạc nội mạc tử cung: Do lớp nội mạc tử cung vốn ở bên trong tử cung nhưng lại lạc chỗ ra các vị trí khác bên ngoài tử cung như ống dẫn trứng, buồng trứng,… gây đau.
  • U xơ tử cung: Khối u xơ phát triển trong tử cung có thể gây rong kinh và thống kinh. 
  • Viêm vùng chậu: Bệnh lý này làm các cơ quan trong vùng chậu hông như tử cung, vòi trứng, buồng trứng bị viêm nhiễm.
  • Lạc tuyến nội mạc tử cung (adenomyosis): Là tình trạng  các tế bào thuộc lớp nội mạc tử cung xâm nhập vào lớp cơ tử cung, làm xuất hiện tình trạng đau bụng kinh
  • Dụng cụ tránh thai (IUD): Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh, đặc biệt là những chu kỳ kinh nguyệt sau khi được đặt dụng cụ tránh thai. Các dụng cụ này thường được làm bằng đồng hoặc nhựa dẻo, đặt vào bên trong buồng tử cung để tránh thai.

Nếu đau bụng kinh do nguyên nhân thứ phát thì còn có thể có các dấu hiệu như: 

  • Kinh nguyệt không đều
  • Thấy xuất huyết bất thường giữa các kỳ kinh
  • Khí hư nhiều hoặc có mùi hôi
  • Đau trong khi quan hệ

Xem thêm: Phân biệt đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát

3. Triệu chứng đau bụng kinh là gì?

Dấu hiệu nhận biết đau bụng kinh có thể dễ dàng thấy được
Dấu hiệu nhận biết đau bụng kinh có thể dễ dàng thấy được

3.1. Triệu chứng thông thường

Chị em có thể nhận biết đau bụng kinh qua các triệu chứng sau: 

  • Đau liên tục và co thắt ở vùng bụng dưới hoặc có thể nghiêm trọng hơn.
  • Cơn đau bắt đầu từ 1-3 ngày trước kỳ kinh và đau nhất vào ngày đầu chu kỳ, sau đó cơn đau sẽ giảm xuống trong vòng 3 ngày.
  • Đau âm ỉ liên tục và có thể đau lan ra lưng, đau xuống đùi.
  • Cảm thấy áp lực trong bụng.

Một số trường hợp chị em thấy có các triệu chứng khác nữa:

  • Khó chịu ở dạ dày, thường buồn nôn
  • Phân lỏng
  • Nhức đầu, chóng mặt.

3.2. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau bụng kinh là tình trạng rất bình thường mà chị em nào cũng có thể gặp phải nhưng chị em cần gặp bác sĩ khi thấy:

  • Đau bụng kinh dữ dội, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng tháng
  • Các triệu chứng đau càng lúc càng trở nên nghiêm trọng
  • Chỉ mới thấy đau bụng kinh dữ dội sau khi 25 tuổi

4. Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng đau bụng kinh
Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng đau bụng kinh

4.1. Do thay đổi nội tiết tố

Hormone prostaglandin tiết ra nhiều hơn trong kỳ kinh nguyệt giúp tử cung co bóp, đẩy máu kinh ra ngoài và các cơn đau bụng của chị em xuất hiện cũng do hormone này. Ngoài ra có thể đi kèm với tình trạng tiêu chảy, buồn nôn. Khi niêm mạc tử cung bong ra hết sau vài ngày của chu kỳ kinh, hormone prostaglandin giảm xuống thì cơn đau bụng cũng giảm. 

4.2. Do vòng tránh thai

Vòng tránh thai có tác dụng giúp trứng sau khi được thụ tinh không thể bám vào tử cung để phát triển. Dụng cụ này có thể là nguyên nhân khiến đau bụng kỳ kinh trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn, đặc biệt là trong vài tháng đầu sau khi đặt vòng. Nếu chị em thấy tình trạng đau bụng sau khi đặt vòng tránh thai kết hợp với dấu hiệu chu kỳ không đều, chảy máu bất thường, dịch âm đạo có mùi hôi, đau khi quan hệ thì nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra.

Xem thêm: Vì sao chị em bị đau bụng kinh sau khi đặt vòng?

4.3. Do bệnh lý

Đau bụng kinh là do bệnh lý gây ra
Đau bụng kinh là do bệnh lý gây ra

Tình trạng đau bụng kinh có thể do một số bệnh lý gây ra như: 

  • Lạc nội mạc tử cung: Khi tế bào niêm mạc tử cung phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể như buồng trứng, ống dẫn trứng, mô lót trong khung chậu.
  • U xơ tử cung: Xuất hiện khối u xơ gây áp lực cho tử cung, gây đau khi ra kinh nguyệt.
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt: Khiến thay đổi nội tiết tế trước kỳ kinh nguyệt 1 – 2 tuần, cơn đau bụng kinh cũng kéo dài và nghiêm trọng hơn.
  • Hẹp cổ tử cung: khi cổ tử cung có kích thước quá nhỏ, làm chậm dòng chảy kinh nguyệt, tăng áp lực tử cung và gây đau bụng.
  • Viêm vùng chậu: tình trạng nhiễm trùng thường do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục xâm nhập gây ra.

4.4. Do ăn uống

Thói quen ăn uống cũng có thể là nguyên nhân gây đau bụng kinh, chị em ăn các thực phẩm mặn như khoai tây chiên, đồ ăn đóng hộp,… khiến cơ thể giữ nước nhiều hơn và gây ra tình trạng đầy hơi, đau bụng. Hay khi tiêu thụ nhiều caffeine sẽ làm tăng tình trạng đầy hơi, kích thích tử cung khiến đau bụng kinh nặng hơn. Mỡ động vật nhất là các loại thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa khiến chị em dễ bị đầy hơi, đau vú, nổi mụn khi đến kỳ kinh. Acid arachidonic chứa nhiều trong thực phẩm này cũng khiến cơ thể tăng tiết hormone prostaglandin gây co bóp tử cung mạnh, đau bụng nặng hơn. Những loại thực phẩm nhiều đường cũng dễ khiến chị em bị viêm, đau bụng khi kinh đến. Và rượu cũng sẽ khiến chị em đau bụng hơn khi tới kì kinh nguyệt do đồ uống này khiến cơ thể giữ nước, tăng tiết hormone prostaglandin.

5. Yếu tố nguy cơ gây đau bụng kinh

Yếu tố nguy cơ gây đau bụng kinh
Yếu tố nguy cơ gây đau bụng kinh

5.1. Những ai thường mắc tình trạng đau bụng kinh?

Chị em nào cũng có thể bị đau bụng kinh nhưng các đối tượng thường gặp tình trạng này là: 

  • Chị em dưới 30 tuổi
  • Chị em dậy thì sớm, vào khoảng 11 tuổi hay sớm hơn
  • Chảy máu nhiều trong các thời kỳ (rong kinh)
  • Kinh nguyệt không đều, chảy máu (băng huyết)
  • Chị em chưa sinh con
  • Chị em có bệnh sử gia đình về đau bụng trong kỳ kinh
  • Chị em hút thuốc

Bài viết liên quan:

5.2. Các biến chứng đau bụng kinh

Đau bụng kinh không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể làm ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như học tập, công việc… Bên cạnh đó, một số tình trạng sức khỏe gây ra đau bụng kinh có thể gây ra biến chứng như lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản, hay bệnh viêm vùng chậu có thể làm tổn thương ống dẫn trứng, làm tăng nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung.

6. Phương pháp chẩn đoán đau bụng kinh

Chẩn đoán đau bụng kinh như thế nào?
Chẩn đoán đau bụng kinh như thế nào?
  • Siêu âm: Phương pháp có sóng âm này giúp tạo ra hình ảnh tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Xét nghiệm có thể được chỉ định là chụp cắt lớp CT hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI), đều cung cấp hình ảnh chi tiết hơn phương pháp siêu âm và giúp bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng sức khỏe cơ bản.
  • Phẫu thuật nội soi: Tuy không cần sử dụng để chẩn đoán đau bụng kinh nhưng phương pháp này sẽ giúp phát hiện tình trạng sức khỏe cơ bản, xem chị em có phải bị lạc nội mạc tử cung, dính, u xơ tử cung, u nang buồng trứng và mang thai ngoài tử cung… gây đau bụng kinh.

Tùy vào tình trạng đau bụng kinh, bệnh sử mà bác sẽ sẽ tiến hành khám vùng chậu và chỉ định các phương pháp chẩn đoán cần thiết nếu thấy có bất kỳ bất thường nào ở cơ quan sinh sản và tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng.

7. Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả

7.1. Thói quen sinh hoạt giảm đau bụng kinh

Thói quen sinh hoạt cần thực hiện để giảm đau bụng kinh
Thói quen sinh hoạt cần thực hiện để giảm đau bụng kinh
  • Chườm ấm bụng: Trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em nên chườm ấm bụng dưới bằng túi chườm hoặc miếng dán chuyên dụng. Chị em cũng có thể tắm bằng nước ấm để tăng lưu thông khí huyết và giảm đau bụng kinh hiệu quả được nhiều chị em áp dụng.
  • Massage bụng: Những động tác massage nhẹ nhàng, xoay tròn liên tục ở vùng bụng dưới có tác dụng giảm đau rõ rệt vì làm giãn cơ bụng đang căng cứng do chu kỳ kinh nguyệt, giảm co thắt tử cung đột ngột – nguyên nhân chính gây đau bụng kinh.
  • Uống trà gừng: Trà gừng giúp làm ấm cơ thể, tăng lưu thông khí huyết tốt cho chị em và là cách giảm đau bụng kinh đơn giản.
  • Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc: Chị em nên đi ngủ sớm hơn, nằm ngủ theo tư thế bào thai để làm giãn cơ bụng, điều hòa hormone và khí huyết, từ đó giảm đau bụng kinh và các triệu chứng ở thời kỳ hành kinh khác.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Chị em nên tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều Vitamin B1, B6, Vitamin E, kẽm, Magie, acid béo,… để sức đề kháng tốt hơn, giảm tình trạng căng cơ gây đau bụng kinh. Đồng thời hạn chế các thực phẩm lạnh, ít dầu mỡ, giàu chất xơ để giảm tải cho dạ dày.

7.2. Dùng thuốc

Giảm đau bụng kinh bằng cách sử dụng thuốc
Giảm đau bụng kinh bằng cách sử dụng thuốc

Đau bụng kinh có thể điều trị bằng thuốc nhưng nên có chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc thường được sử dụng gồm: 

  • Thuốc có progestin: Progesterone có tác dụng làm giãn cơ nhẵn của tử cung, ức chế sự co bóp của tử cung, nhờ đó giảm nguy cơ đau đớn. Ngoài ra, việc dùng progesteron vừa phải còn ức chế rụng trứng, giảm tỷ lệ sản sinh prostaglandin.
  • Thuốc kháng viêm: Loại thuốc này làm giảm việc sản sinh prostaglandin; hoặc gián đoạn sự kết hợp giữa prostaglandin với các chất khác, ức chế quá trình hợp thành các prostaglandin, Từ đó, nó trực tiếp kháng lại tác dụng của prostaglandin,  giúp ngừng đau bụng kinh. 
  • Thuốc tễ chống lắng đọng canxi: Sự ngưng đọng canxi khi xâm nhập vào tế bào sẽ làm ức chế sự co bóp tử cung. Loại thuốc này có tác dụng phụ như: làm giảm huyết áp, cản trở hô hấp.

7.3. Phẫu thuật

Nếu đau bụng trong kỳ kinh là do bệnh lý gây ra, như lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung, chị em có thể được chỉ định phẫu thuật để giảm các triệu chứng sau khi khảm và kiểm tra cẩn thận.

Xem thêm: Bật mí 13 cách giảm đau bụng kinh vừa nhanh vừa đơn giản

Đau bụng kinh là tình trạng chị em nào cũng có thể gặp, nên đừng quá lo lắng nhưng cũng không nên chủ quan, nhất là khi chị em thấy tình trạng này kéo dài, dùng giảm đau không hiệu quả.. thì nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời, đúng cách.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.