Mách mẹ cách cải thiện đau bụng kinh ở tuổi dậy thì

Đăng bởi:

Ngày đăng:
6 Tháng Chín 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1259

Có nhiều mẹ quan tâm làm thế nào để cải thiện đau bụng kinh ở tuổi dậy thì khi thấy con em mình mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt trong những ngày đèn đỏ. Cùng nghe chuyên gia chia sẻ trong nội dung dưới đây nhé.

1. Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì là gì?

Giải mã về hiện tượng đau bụng kinh ở tuổi dậy thì
Giải mã về hiện tượng đau bụng kinh ở tuổi dậy thì

Theo ước tính có đến 90% chị em phụ nữ có thể trải qua các cơn đau bụng kinh hoặc đau vùng chậu trong chu kỳ kinh nguyệt. Những cơn đau có thể nhẹ nhàng nhưng cũng có thể xuất hiện các cơn đau dữ dội, thậm chí chị em có thể đau đến ngất xỉu. 

Đau bụng kinh được phân loại thành đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng thứ phát. Đau bụng nguyên phát là chứng đau bụng kinh thường gặp, có thể xuất hiện mỗi chu kỳ kinh nguyệt và không biểu thị các bệnh lý trong cơ thể. Cơn đau có thể xuất hiện từ 1 – 2 ngày trước khi có máu kinh nguyệt xuất hiện và thường ảnh hưởng đến bụng dưới, lưng và đùi. Cơn đau có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng, thường kéo dài 12 – 72 giờ, kèm theo đó có thể có các triệu chứng như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, thậm chí là đau bụng tiêu chảy.

Đau bụng kinh thứ phát là chỉ các cơn đau do rối loạn ở cơ quan sinh sản như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung hoặc nhiễm trùng gây ra. Đau bụng kinh thứ phát thường bắt đầu sớm hơn chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài hơn nhưng có dấu hiệu như buồn nôn, nôn, mệt mỏi và tiêu chảy.

Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì thường là đau bụng kinh nguyên phát. Các cơn đau thường bắt đầu khi các cô gái có chu kỳ kinh nguyệt lần đầu tiên và có thể kéo dài suốt đời nhưng cũng có thể thay đổi ở thời điểm nào đó như có thể được cải thiện khi cơ thể lão hóa hay có thể dừng hoàn toàn sau khi chị em sinh con. Tuy nhiên con đau bụng kinh tuổi dậy thì có thể xảy ra do bệnh lý nào đó dù nguyên nhân này không hay gặp. Lúc này tuổi dậy thì nên đi khám để được điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

2. Nguyên nhân gây đau bụng kinh dậy thì

Lý do nào là tác nhân chính gây ra hiện tượng đau bụng kinh ở tuổi dậy thì?
Lý do nào là tác nhân chính gây ra hiện tượng đau bụng kinh ở tuổi dậy thì?

Tuổi dậy thì bị đau bụng kinh do một số nguyên nhân như: 

  • Đau bụng kinh tuổi dậy thì có thể là do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung hoặc cổ tử cung quá hẹp để đẩy máu kinh ra ngoài. 
  • Trong những ngày đèn đỏ, sự tăng sinh prostaglandin trong tử cung là nguyên nhân chính gây đau bụng kinh ở tuổi dậy thì. Prostaglandin gây co bóp và khiến các mạch máu trong tử cung co lại làm giảm lưu lượng máu, oxy nuôi mô trong tử cung. Sự thiếu máu cục bộ khiến tử cung co thắt lại tống máu, niêm mạc, trứng không được thụ tinh,… ra ngoài, từ đó gây ra các cơn đau bụng kinh tuổi dậy thì. Lượng prostaglandin được sản xuất cao nhất vào ngày hôm trước và ngày đầu tiên hoặc hai ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, các cơn đau bụng kinh ở tuổi dậy thì thường nghiêm trọng nhất vào những ngày này.
  • Tuổi dậy thì vận động mạnh, cơ thể bị ướt lạnh, ô nhiễm môi trường, thực phẩm, stress do học tập… cũng là nguyên nhân gây ra đau bụng kỳ kinh nguyệt.
  • Đau bụng kinh tuổi dậy thì có thể liên quan đến lạc nội mạc tử cung tuy không phải là nguyên nhân thường gặp. Đây là tình trạng các mô ở tử cung hình thành và phát triển bên ngoài tử cung, bao gồm các cơ quan trong vùng chậu hoặc khoang bụng, dẫn đến chảy máu trong nghiêm trọng, gây nhiễm trùng và đau vùng xương chậu.

3. Triệu chứng đau bụng kinh tuổi dậy thì

Những dấu hiệu thường thấy ở tuổi dậy thì khi bị đau bụng kinh
Những dấu hiệu thường thấy ở tuổi dậy thì khi bị đau bụng kinh

Có thể nhận biết đau bụng kinh tuổi dậy thì qua các triệu chứng sau:

  • Các cơn đau bụng kinh có thể kéo dài 1 – 3 ngày
  • Cơn đau bụng kinh nguyên phát thường giống nhau và có thể dự đoán theo từng giai đoạn. Cơn đau thường bắt đầu như một cơn quặn thắt bắt đầu ở giữa bụng dưới, sau đó lan xuống lưng dưới, thậm chí là đùi trên gây khó chịu, đau đớn âm ỉ hoặc gây nhói liên tục.
  • Đau bụng tiêu chảy
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu, choáng váng, thậm chí là ngất xỉu
  • Sốt

4. Bị đau bụng kinh ở tuổi dậy thì có sao không?

Đau bụng kinh tuổi dậy thì không hiếm gặp và có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu đau bụng kinh tuổi dậy thì do những thay đổi nội tiết tố khi đến kỳ kinh nguyệt, do stress học tập… thì không đáng lo. Nhưng nếu tình trạng này xảy ra do một số bệnh lý gây nên như: viêm nhiễm vùng chậu, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, có thai ngoài tử cung… Nếu dau bụng kinh do nguyên nhân này thì tuổi dậy thì nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám sớm và biết được tình trạng bệnh để được điều trị kịp thời. 

5. Cách làm giảm đau bụng kinh ở tuổi dậy thì

Mẹ nên dạy con cách xử lý khi bị đau bụng kinh ở tuổi dậy thì
Mẹ nên dạy con cách xử lý khi bị đau bụng kinh ở tuổi dậy thì

Với trường hợp tuổi dậy thì đau và cần sử dụng thuốc giảm đau thì nên hỏi ý kiến bác sĩ. Các chuyên gia thường không khuyến khích sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh ở lứa tuổi dậy thì trừ khi đau bụng gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt. Các nhóm thuốc thường sử dụng bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Ibuprofen, Diclofenac,…
  • Thuốc chống co thắt: Alverin, Hyoscine

Hoặc tuổi dậy thì có thể dùng túi nóng bụng dưới, Massage làm ấm vùng bụng, thắt lưng. Tuổi dậy thì có thể uống trà gừng hay nước đường đỏ nóng. Những ngày này nên ăn canh trứng gà ngải cứu và ăn uống lành mạnh, bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin B, kali, magie. Không sử dụng rượu, bia, cà phê hay các chất kích thích khác, tránh uống nước lạnh.

Hàng ngày nên ngủ đủ 8 tiếng, đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm đau hiệu quả.

Vào những ngày kinh nguyệt, tuổi dậy thì tránh vận động mạnh, chạy nhảy, tránh căng thẳng, mệt mỏi, nếu không những cơn đau sẽ càng âm ỉ và khó chịu hơn. 

Tuy nguyên nhân gây đau bụng kinh ở tuổi dậy thì có thể không giống như đau bụng ở chị em nói chung nhưng cũng có thể do nguyên nhân bệnh lý hoặc rối loạn nội tiết tố. Theo chuyên gia với các trường hợp bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa thì chị em có thể dùng thêm sản phẩm chứa các kháng sinh thực vật là Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá và Dây ký ninh. Các kháng sinh này sẽ giúp loại bỏ hại khuẩn mà vẫn giữ nguyên lợi khuẩn, không làm mất đi cân bằng âm đạo. Sản phẩm còn có thành phần ưu việt là Immune Gamma, được chiết xuất từ thành vách tế bào có lợi sẽ giúp tăng sức đề kháng vùng kín.

Với những cơn đau bụng kinh dữ dội do rối loạn nội tiết tố như thiếu hụt estrogen thì chị em nên bổ sung thêm EstroG-100. Đây là estrogen được chiết xuất từ thảo dược quý là Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu đã được Hàn Quốc, Trung Quốc sử dụng nhiều năm mà chưa ghi nhận tác dụng tiêu cực nào. Sản phẩm sẽ giúp bổ sung nội tiết tố nữ estrogen, thích hợp hỗ trợ cải thiện giảm đau bụng kinh do rối loạn nội tiết tố và giảm các triệu chứng thường gặp ở chị em tiền mãn kinh hiệu quả.

Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì thường là đau bụng kinh nguyên phát. Cơn đau thường xuất hiện trong vòng 12 giờ hoặc khoảng 6 giờ trước khi ra máu kinh và cơn đau bụng kinh dữ dội nhất có thể bắt đầu vào ngày trước và ngày đầu tiên của chu kỳ. Nắm được những kiến thức cơ bản này sẽ giúp cải thiện đau bụng kinh ở tuổi dậy thì hiệu quả, an toàn.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.