Giải mã hiện tượng đau bụng kinh sau sinh mổ

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
7 Tháng Chín 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1296

Chị em nào cũng có thể bị đau bụng kinh và có trường hợp chị em đau bụng kinh sau sinh mổ dù trước đó không gặp phải tình trạng này. Cùng đi tìm nguyên nhân gây đau bụng kinh và cách cải thiện tình trạng này nhé.

1. Nguyên nhân gây đau bụng kinh sau sinh mổ

Sau sinh mổ chị em cần thời gian để cơ thể hồi phục, nếu chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại ngay sau đó thì sẽ khiến chị em mệt mỏi, nếu bị đau bụng kinh sau sinh mổ thì càng khiến chị em lo lắng, thậm chí stress vì tình trạng này.

1.1. Do tử cung dính vào ruột

Đau bụng kinh sau sinh mổ do tử cung dính vào ruột
Đau bụng kinh sau sinh mổ do tử cung dính vào ruột

Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm mà chị em có thể gặp phải sau sinh mổ. Tử cung dính vào ruột sau sinh mổ có thể là nguyên nhân khiến chị em đau bụng kinh sau sinh mổ. Cùng theo đó còn kèm một vài triệu chứng khác như chuột rút, đầy hơi, ói mửa, táo bón, sưng bụng… Nếu chị em thấy bị đau bụng kinh kèm theo những triệu chứng kể trên thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

1.2. Do co thắt tử cung sau sinh

Các cơn co thắt tử cung sau sinh có vai trò là đẩy sản dịch ra ngoài cũng như hỗ trợ tử cung của chị em thu hẹp về kích thước ban đầu. Tuy nhiên, khi sự co rút của sợi cơ tử cung quá mạnh sẽ khiến thần kinh chịu một sức ép lớn rồi từ đó sẽ xuất hiện những cơn đau bụng kinh ở chị em sau sinh mổ. Chị em thấy phần bụng dưới cộm lên, cảm thấy đau bụng kinh sau sinh mổ khó chịu hơn đau bụng do đến kỳ đèn đỏ.

1.3. Do nhiễm trùng vết mổ

Đau bụng kinh sau sinh mổ do nhiễm trùng vết mổ
Đau bụng kinh sau sinh mổ do nhiễm trùng vết mổ

Sau sinh chị em cần chăm sóc vết mổ cẩn thận, nếu không chăm sóc vết mổ rất dễ bị nhiễm trùng. Nên khi thấy vết mổ đẻ trên bụng có biểu hiện sưng đỏ, tiết dịch mủ… thì có thể là do chị em đã bị nhiễm trùng vết mổ. Lúc này cần đi khám ngay để tránh nhiễm trùng nặng hơn gây biến chứng nguy hiểm.

1.4. Do nhiễm trùng đường tiết niệu

Trong thời gian mang thai, tử cung của chị em sẽ giãn nở theo quá trình lớn lên của em bé, do đó tử cung sẽ chèn ép vào bàng quang khiến nước tiểu khó đi ra ngoài. Nên nếu sau sinh, nếu chị em thấy đau bụng ở phía dưới bên phải, đặc biệt là đau khi đi tiểu thì có thể nguy cơ đó là do chị em đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

1.5. Do gây tê tủy sống

Đau bụng kinh sau sinh mổ do gây tê tủy sống
Đau bụng kinh sau sinh mổ do gây tê tủy sống

Gây tê tủy sống là một trong các nguyên nhân khiến mẹ bị đau bụng kinh sau sinh mổ. Khi chị em sinh mổ, tiêm thuốc gây tê ở tủy sống sẽ được thực hiện để giúp sản phụ cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình sinh nở. Tuy nhiên do vị trí gây tê thường ở tủy sống phần dưới thắt lưng nên có thể  khiến chị em bị đau bụng kinh sau sinh mổ.

1.6. Do giãn dây chằng sinh lý

Các dây chằng và khớp xương ở vùng xương chậu của chị em thường giãn tối đa để chống cơ thể nặng nề khi mang thai. Sau khi sinh, những bộ phận này chưa thể quay lại như trạng thái lúc ban đầu, đặc biệt là các dây chằng vùng xương chậu chưa kịp đàn hồi. Điều này sẽ làm chị em đau bụng kinh sau sinh nói chung và đau bụng kinh sau sinh mổ nói riêng. Cơn đau này có thể kéo dài từ phần hông xương đến xuống chân của chị em.

Xem thêm: Đau bụng kinh sau sinh có đáng lo không?

2. Những biện pháp hạn chế đau bụng kinh sau khi sinh mổ

Cách giảm đau bụng kinh sau khi đẻ mổ
Cách giảm đau bụng kinh sau khi đẻ mổ

Để có thể hạn chế tối đa tình trạng đau bụng kinh sau sinh mổ chị em nên áp dụng các biện pháp sau:

  • Ăn uống khoa học và sinh hoạt điều độ: Chị em nên ăn uống khoa học, phong phú, không cần thiết phải ăn kiêng quá cẩn thận gây thiếu chất. Chế độ ăn khoa học sẽ giúp cơ thể hấp thu đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, chị em cũng nên chú ý nghỉ ngơi hợp lý và vận động nhẹ nhàng để sản dịch được đào thải ra ngoài sạch sẽ, không nên nằm trên giường cả ngày, việc này sẽ giúp tránh được đau bụng dưới sau sinh mổ.
  • Chườm ấm: Khi thấy đau bụng kinh sau sinh mổ, chị em có thể dùng khăn ấm, túi chườm nóng hoặc túi muối rang ấm để chườm vào vùng bụng dưới sẽ giúp giảm đau, chú ý là tránh chạm vào vết mổ.
  • Cho bé bú thường xuyên: Trẻ cần bú mẹ để nhận được dinh dưỡng từ sữa mẹ và chóng lớn, khỏe mạnh. Việc cho trẻ bú thường xuyên cũng sẽ giúp tử cung của chị em co bóp tốt hơn để phục hồi như trước và tống sản dịch ra ngoài nhanh chóng.
  • Chăm sóc vết mổ cẩn thận: Chị em nên chăm sóc vết mổ sạch sẽ, cẩn thận và đúng cách. Chú ý vệ sinh và thay băng cho vết thương thường xuyên để tránh nhiễm trùng. Chị em cũng nên dành thời gian nếu có thể để massage bụng giúp sản dịch được đào thải ra ngoài tốt hơn.

Đau bụng kinh sau sinh mổ không hiếm gặp và do nhiều nguyên nhân khác nhau, chị em nên theo dõi tình trạng đau và áp dụng các cách cải thiện cơn đau hoặc đến gặp bác sĩ để được khám, điều trị kịp thời.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.