Đau bụng kinh dữ dội: Nguyên nhân và cách cải thiện

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
7 Tháng Chín 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1146

Đau bụng kinh dữ dội có thể là do cảnh báo của bệnh lý nào đó thế nên chị em cũng đừng chủ quan. Vậy đây là hiện tượng gì, nguyên nhân do đâu và cách cải thiện hiệu quả, an toàn.

Giải thích về hiện tượng đau bụng kinh dữ dội
Giải thích về hiện tượng đau bụng kinh dữ dội

1. Đau bụng kinh dữ dội do nguyên nhân nào?

Đau bụng kinh là tình trạng chị em nào cũng có thể gặp, mức độ đau nặng nhẹ khác nhau và do nhiều nguyên nhân gây nên. Tuy nhiên nếu chị em thấy đau bụng kinh dữ dội thì chớ nên chủ quan vì có thể do một số bệnh lý cần được khám và kiểm tra cẩn thận để được điều trị kịp thời.

Xem thêm: Đau bụng kinh là gì? Nguyên nhân và cách giảm đau hiệu quả

1.1. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là một trong những bệnh phụ khoa nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chức năng sinh sản của chị em. Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô có cấu trúc tương tự nội mạc tử cung xuất hiện ở những vị trí khác thường như ống dẫn trứng, mặt sau của tử cung, buồng trứng,… Một số trường hợp nội mạc tử cung có thể xuất hiện ở cả bàng quang và ruột kết. Bệnh lý này là một trong những nguyên nhân khiến chị em đau bụng kinh dữ dội. Các mô nội mạc tử cung ảnh hưởng đến quá trình dẫn lưu máu kinh ra bên ngoài và kích thích tử cung co bóp nhiều hơn bình thường. Tình trạng này làm phát sinh triệu chứng đau nhức vùng lưng và đau bụng dưới dữ dội. Chị em cũng có thể nhận biết bệnh lý này qua một số dấu hiệu như đau khi tiểu, khó thụ thai, táo bón, mệt mỏi, buồn nôn, đau khi sinh hoạt vợ chồng, máu kinh ra nhiều, xuất huyết ngay cả khi không trong thời gian hành kinh.

1.2. Viêm vùng chậu

Đau bụng kinh dữ dội do viêm vùng chậu
Đau bụng kinh dữ dội do viêm vùng chậu

Đây là tình trạng viêm nhiễm ở âm đạo, cổ tử cung, buồng trứng, tử cung và vòi dẫn trứng do virus hoặc vi khuẩn gây nên, chủ yếu là do nhiễm chlamydia và vi khuẩn lậu cầu khi quan hệ tình dục không an toàn. Chị em có thể nhận biết tình trạng viêm vùng chậu có thể gây ra tình trạng máu kinh có màu sắc bất thường, đau bụng kinh dữ dội, đau bụng trên bên phải và dịch tiết âm đạo có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra viêm vùng chậu còn gây buồn nôn, ói mửa, tiểu rát, sốt cao và ớn lạnh.

1.3. U xơ tử cung

Khi thấy có khối u hình thành trên lớp cơ của thành tử cung thì có nghĩa là chị em đã bị u xơ tử cung. U có thể là một hoặc nhiều khối u với kích thước chỉ khoảng vài mm. Hầu hết các khối u xơ đều lành tính, không có tiến triển ác tính và được loại bỏ dễ dàng thông qua phẫu thuật. Nhưng sự xuất hiện của khối u ở thành tử cung, đặc biệt là khối u tại cổ tử cung có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt ở chị em. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh u xơ tử cung bao gồm cơn đau trước và trong thời gian hành kinh có mức độ nặng nề, đau vùng hạ vị, bí tiểu, tiểu són, tiểu nhiều lần…

1.4. Tắc vòi trứng

Đau bụng kinh dữ dội do tắc vòi trứng
Đau bụng kinh dữ dội do tắc vòi trứng

Tắc vòi trứng là do viêm nhiễm ống dẫn trứng không được điều trị dứt điểm gây nên. Vòi trứng bị tắc làm cản trở việc trứng và tinh hoàn gặp nhau, dẫn đến tình trạng khó thụ thai, thai ngoài tử cung, hiếm muộn,… Chị em có thể nhận ra tình trạng này qua một số triệu chứng lâm sàng khác như sốt, khí hư đặc và có mùi hôi, đau bụng dưới dữ dội, đặc biệt vào những ngày đèn đỏ. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể tăng nguy cơ vô sinh ở chị em và là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nữ giới. 

1.5. Hẹp cổ tử cung

Hẹp cổ tử cung có thể là dị tật bẩm sinh nhưng cũng có thể là hệ quả do lạc nội mạc tử cung, ung thư cổ cung, loạn sản tế bào cổ tử cung… gây ra. Cổ tử cung là cơ quan tiếp nối giữa tử cung và âm đạo giữ vai trò dẫn lưu dịch nhầy và máu kinh xuống âm đạo và đi ra bên ngoài. Khi chị em bị hẹp cổ tử cung, máu kinh bị ứ đọng trong thời gian dài. Tử cung có xu hướng co thắt mạnh để giải phóng máu kinh xuống âm đạo và việc này có thể gây đau bụng kinh dữ dội kèm theo buồn nôn, nôn mửa. Dấu hiệu của tình trạng này là máu kinh bị tồn đọng trong thời gian dài, nên khi đi ra ngoài máu thường bị giáng hóa và có màu nâu đen hoặc đen.

1.6. Ung thư cổ tử cung

Đau bụng kinh dữ dội do ung thư cổ tử cung
Đau bụng kinh dữ dội do ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 2 chỉ đứng sau ung thư vú ở phụ nữ. Bệnh lý này xảy ra khi tế bào ở cổ tử cung phát triển loạn sản và trở thành tế bào ác tính. Ung thư cổ tử cung gây đau bụng kinh dữ dội, đau khi quan hệ, dịch tiết âm đạo bất thường. Ở giai đoạn mới hình thành, ung thư cổ tử cung thường không gây ra bất cứ triệu chứng nào khác thường nhưng khi khối u phát triển lớn, chị em có thể bị đau bụng dữ dội trong thời gian đèn đỏ. Chị em có thể thấy chảy máu bất thường, dịch âm đạo có mùi lạ hoặc có lẫn máu, đau khi quan hệ tình dục,…

1.7. Các nguyên nhân khác

Ngoài các bệnh lý này thì đau bụng kinh dữ dội có thể khởi phát một số nguyên nhân khác như:

  • Tình trạng căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội. Căng thẳng kéo dài có thể tạo áp lực lên hệ thần kinh trung ương khiến cơ quan này truyền tín hiệu và kích thích thành tử cung co bóp nhiều hơn bình thường, gây ra triệu chứng đau bụng kinh dữ dội. Ngoài ra thần kinh căng thẳng còn gây rối loạn kinh nguyệt, mất kinh nguyệt…
  • Mất ngủ kinh niên: Nếu chị em mất ngủ kéo dài hơn 3 tháng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nội tiết tố nữ và chức năng của buồng trứng. Bệnh mất ngủ kinh niên không chỉ gây trầm cảm mà còn tăng mức độ đau của cơn đau bụng kinh, gây rối loạn kinh nguyệt và giảm ham muốn tình dục.
  • Suy nhược cơ thể: Tình trạng này sẽ làm giảm mức độ chống chịu của cơ thể với cơn đau và còn kích thích tử cung sản xuất ra nhiều prostaglandin và tăng hoạt động co thắt.

2. Cần làm gì để giảm đau bụng kinh dữ dội?

Cần làm gì để giảm đau bụng kinh dữ dội?
Cần làm gì để giảm đau bụng kinh dữ dội?
  • Chườm ấm bụng: Tình trạng đau bụng kinh dữ dội có thể được cải thiện nhờ sử dụng túi chườm nóng. Dùng túi chườm lên vùng bụng dưới sẽ giúp các cơ được thư giãn và giúp giảm đau. Chị em cũng có thể sử dụng một số loại thảo dược như ngải cứu, muối trắng rồi rang lên cho ấm, cho vào túi vải hoặc khăn xô và dùng chườm vùng bụng đang bị đau cũng đem đến hiệu quả.
  • Massage bụng: Massage vùng bụng giúp thư giãn các cơ cũng là biện pháp hiệu quả để giảm tình trạng đau bụng. Chị em có thể kết hợp với tinh dầu hoa hồng, quế hoặc đinh hương để tăng tác dụng.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín: Trong những ngày hành kinh, hãy vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước ấm cùng với dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp. Nên tránh quan hệ tình dục hoặc tắm nước lạnh trong những ngày này, nếu không cơn đau bụng kinh sẽ dữ dội và kéo dài hơn.
  • Tránh làm việc nặng: Trong những ngày hành kinh, nên nghỉ ngơi nhiều để tránh co thắt tử cung quá mức, khi đó đau bụng kinh dữ dội cũng được cải thiện. Ngoài ra, chị em phụ nữ cũng nên tránh chơi các môn thể thao vận động quá mạnh như chạy nhảy, đạp xe, leo núi,…
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Đau bụng kinh thường xảy ra theo từng cơn và trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn để bụng quá no hoặc quá đói. Ngoài ra, ăn thức ăn cay nóng cũng không tốt trong khoảng thời gian này, thay vào đó nên bổ sung các loại Vitamin, khoáng chất, thực phẩm giàu canxi như: cá, rau xanh, trái cây,…
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau thường không được khuyến khích sử dụng, tuy nhiên nếu các biện pháp chăm sóc trên không đạt hiệu quả và tình trạng đau ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt thì bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng. Thuốc giảm đau không kê đơn có thể dùng như Motrin, Tylenol giúp giảm viêm và đau bụng kinh hiệu quả tức thì.

Cùng với các điều trị đau bụng kinh trên đây thì chị em có thể chọn dùng thêm sản phẩm hỗ trợ. Điều trị bệnh phụ khoa bằng thuốc tây thường làm thay đổi cân bằng âm đạo do mất đi lợi khuẩn nên viêm nhiễm sẽ lâu khỏi hoặc tái phát tức thì. Lúc này, chị em nên dùng thêm sản phẩm chứa các kháng sinh thực vật là Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá và Dây ký ninh. Các kháng sinh này sẽ giúp loại bỏ hại khuẩn mà vẫn giữ nguyên lợi khuẩn, không làm mất đi cân bằng âm đạo. Sản phẩm còn có thành phần ưu việt là Immune Gamma, được chiết xuất từ thành vách tế bào có lợi sẽ giúp tăng sức đề kháng vùng kín.

Với những cơn đau bụng kinh dữ dội do rối loạn nội tiết tố như thiếu hụt estrogen thì chị em nên bổ sung thêm EstroG-100. Đây là estrogen được chiết xuất từ thảo dược quý là Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu đã được Hàn Quốc, Trung Quốc sử dụng nhiều năm mà chưa ghi nhận tác dụng tiêu cực nào. Sản phẩm sẽ giúp bổ sung nội tiết tố nữ estrogen, thích hợp hỗ trợ cải thiện giảm đau bụng kinh do rối loạn nội tiết tố và giảm các triệu chứng thường gặp ở chị em tiền mãn kinh hiệu quả.

Đau bụng kinh dữ dội sẽ được cải thiện hiệu quả, an toàn khi chị em áp dụng các cách được chia sẻ trên đây.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.