Chứng ù tai mất ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
4 Tháng Một 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
861

Ù tai mất ngủ không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra chứng bệnh này và chữa trị ra sao, cùng tìm vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Chuyên gia giải mã hiện tượng ù tai mất ngủ
Chuyên gia giải mã hiện tượng ù tai mất ngủ

1. Ù tai mất ngủ là hiện tượng gì?

Ù tai là tình trạng người bệnh cảm nhận thấy trong tai có tiếng lạ như ve kêu, gió thổi, có thể xảy ra một bên tai hoặc cả hai bên tai. Hiện tượng này có thể xảy ra một lúc hoặc liên tục, người bệnh sẽ cảm nhận rõ nhất là về đêm hoặc những lúc yên tĩnh. Những âm thanh này khiến cho người bệnh khó có một giấc ngủ ngon, thường xuyên mất ngủ, hay tỉnh giấc ngủ giữa đêm.

Ngược lại, khi bị mất ngủ trong thời gian dài sẽ khiến cho người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, suy nhược cơ thể. Cũng chính mất ngủ khiến cho tình trạng ù tai trở nên nghiêm trọng hơn. Như vậy, vòng luẩn quẩn ù tai mất ngủ sẽ khiến người bệnh không được sống yên ổn.

2. Nguyên nhân gây ù tai, khó ngủ ở người bệnh

Giải thích nguyên nhân của tình trạng ù tai mất ngủ
Giải thích nguyên nhân của tình trạng ù tai mất ngủ

Ù tai không phải là một bệnh mà là một triệu chứng của nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân gây ra ù tai mất ngủ có thể kể đến như:

  • Tuổi tác, tuổi càng cao, sự lão hóa tự nhiên ảnh hưởng đến cơ quan thính giác gây ra hiện tượng ù tai.
  • Người bệnh bị chấn thương đầu, mặt, cổ, rách màng nhĩ, chấn thương vỡ xương đá.
  • Bị tác động bởi âm thanh bên ngoài gần với tai quá lớn, quá đột ngột hoặc âm thanh không lớn nhưng kéo dài, có nhịp, chẳng hạn như tiếng búa máy.
  • Nhiễm độc của một số thuốc, tác động làm tổn thương thính giác như thuốc aspirin, streptomycin, gentamicin, quinine.
  • Mắc một số bệnh lý như tăng huyết áp, tiểu đường,… hoặc sử dụng một số chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá thì tình trạng ù tai càng tăng lên.
  • Rối loạn chuyển hóa gây xốp xơ tai, làm cứng khớp hệ thống xương con làm cho hệ thống này không rung động được, cản trở sự dẫn truyền âm thanh.
  • Mắc một số bệnh lý về tai mũi họng như viêm ống tai, viêm tai giữa, nấm ống tai, viêm xoang, viêm VA,…
  • Thường xuyên căng thẳng, stress do công việc, môi trường sống và làm việc nơi ồn ào.

3. Chứng ù tai mất ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe ra sao?

Chứng ù tai mất ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
Chứng ù tai mất ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

Ù tai mất ngủ thường khiến cho người bệnh có những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng về giấc ngủ hoặc tình trạng ù tai diễn ra. Đặc biệt là khi ở một mình trong phòng yên tĩnh, điều này khiến cho sức khỏe và giấc ngủ của người bệnh bị suy giảm một cách nhanh chóng.

Nặng hơn một số người bệnh ù tai mất ngủ có thể phát triển thành các hành vi né tránh như tránh xa âm thanh, càng làm gia tăng các suy nghĩ tiêu cực và rối loạn cảm xúc. Người bệnh bị vòng luẩn quẩn, suy nghĩ tiêu cực có thể đe dọa đến sự cân bằng nội môi, khiến cho tình trạng ù tai và chứng rối loạn giấc ngủ trở nên trầm trọng hơn. Nghiên cứu còn chỉ ra, những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực làm kích thích hệ thần kinh tự chủ, nếu kéo dài sẽ có thể dẫn đến bệnh trầm cảm.

Chứng mất ngủ diễn ra trong thời gian dài còn là tiền đề cho hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm khác gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh như làm teo não, tăng nguy cơ đột quỵ, mắc bệnh béo phì, da nhanh lão hóa, suy giảm chức năng sinh lý. Đặc biệt nguy hiểm hơn, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư đại tràng,…

4. Làm gì khi bị ù tai mất ngủ?

Giấc ngủ không những có vai trò quan trọng đối với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng chứng ù tai. Do vậy, ngoài việc tìm các biện pháp để có một giấc ngủ ngon sâu hơn, thì việc giảm triệu chứng ù tai cũng là cần thiết. Một số lời khuyên đó là:

4.1. Cải thiện chứng ù tai mất ngủ nhờ thăm khám bác sĩ chuyên khoa

Cải thiện chứng ù tai mất ngủ nhờ thăm khám bác sĩ chuyên khoa
Cải thiện chứng ù tai mất ngủ nhờ thăm khám bác sĩ chuyên khoa

Khi có những dấu hiệu của chứng ù tai khó ngủ, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan xem nhẹ, cần đi khám sớm để hạn chế tối đa nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Bệnh nhân cần đến cần đến khám chuyên khoa Nội thần kinh để xác định đúng nguyên nhân. Hỏi bác sĩ chuyên khoa để xác định bất kỳ biến chứng nào có thể cần điều trị, đồng thời giúp kiểm soát các vấn đề như lo lắng, căng thẳng, trầm cảm, các rối loạn thần kinh khác.

Trên cơ sở đó, bác sĩ có hướng điều trị, đa số các trường hợp giải quyết hết nguyên nhân là chứng ù tai cũng hết, người bệnh không nên tự động mua thuốc để điều trị cho mình hoặc ngoáy tai gây tổn thương làm cho chứng ù tai nặng thêm.

4.2. Có thể dùng thuốc

Điều trị chứng ù tai mất ngủ thường kết hợp hai loại thuốc đó là thuốc điều trị ù tai và thuốc điều trị mất ngủ.

  • Thuốc điều trị ù tai: Người bệnh được sử dụng các thuốc tăng tuần hoàn máu, thuốc giãn mạch. Các thuốc này mang tới hiệu quả nhất định nhưng nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ. Chính vì vậy, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào chữa ù tai, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
  • Thuốc điều trị mất ngủ: Thuốc bình thần như Diazepam, Bromazepam,… thuốc ngủ: Phenobarbital, Zolpidem,… thuốc chống trầm cảm như Clomipramine, Mirtazapin,…

Việc sử dụng thuốc tây chữa mất ngủ tiện lợi nhưng lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe. Người bệnh có thể sử dụng một số sản phẩm thảo dược trị mất ngủ vừa an toàn và lại hiệu quả. Sản phẩm thảo dược đó có chứa Lạc tiên, Thảo quyết mình, Mạch môn, Sơn dược, Mẫu lệ, Bình vôi, Lá vông, Phục linh, cho tác dụng hỗ trợ an thần, dễ ngủ, ngủ ngon giấc, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh.

4.3. Liệu pháp nhận thức – hành vi

Cải thiện ù tai gây mất ngủ nhờ liệu pháp nhận thức hành vi
Cải thiện ù tai gây mất ngủ nhờ liệu pháp nhận thức hành vi

Phương pháp này được các chuyên gia tâm lý can thiệp vào đời sống người bệnh, giúp cho người bệnh tiếp cận các vấn đề trong cuộc sống theo một hướng tích cực, thay đổi hành vi tiêu cực, điều hòa cảm xúc. Cách điều trị này, chuyên gia tâm lý sẽ cùng đồng hành cùng với bệnh nhân.

4.4. Thay đổi thói quen tốt để cải thiện tình trạng ù tai mất ngủ

  • Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn, không ở quá lâu tại những nơi có âm thanh cực đại và môi trường ồn ào.
  • Sử dụng tai nghe theo nguyên tắc 60/60, chỉ nghe tai nghe tối đa 60% âm lượng trong thời gian không quá 60 phút.
  • Hạn chế nghe điện thoại thường xuyên, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái để cuộc sống không bị ảnh hưởng bởi chứng bệnh này.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu sắt góp phần làm giãn mạch máu, làm mềm các tế bào hồng cầu.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C và E giúp khôi phục các mạch máu, tế bào thần kinh ở tai, tăng cường miễn dịch để chống lại nhiễm trùng tai.
  • Những người ù tai nên bỏ thuốc lá và hạn chế uống cà phê vì những chất có trong thuốc lá và cà phê làm rối loạn sự co giãn mạch máu, tốc độ luồng máu chảy qua động mạch.
  • Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, tùy theo sức khỏe mà chọn phương pháp thích hợp nhằm làm cho máu lưu thông tốt hơn, giảm ù tai.

Chứng ù tai mất ngủ không quá nghiêm trọng nhưng không vì thế mà chủ quan, lơ là trong việc điều trị. Cần theo dõi sức khỏe và xây dựng thói quen sống lành mạnh, khoa học để có một giấc ngủ ngon và hạn chế tối đa nguy cơ mắc lại chứng bệnh này.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.