Thiếu estrogen: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
3 Tháng Năm 2024

Lần cập nhật cuối:
23 Tháng Năm 2024

Số lần xem:
144

Estrogen là một trong những hormone nữ chính, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và duy trì các đặc điểm giới tính nữ, cũng như chức năng sinh sản. Tuy nhiên, thiếu estrogen có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của chị em. Vậy nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt này là gì? Suy giảm estrogen ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể ra sao? Nếu bạn cũng đang có những băn khoăn kể trên và đang đi tìm biện pháp để khắc phục tình trạng này, bài viết sau có thể giải đáp giúp bạn.

Tìm hiểu về tình trạng thiếu estrogen ở chị em phụ nữ
Tìm hiểu về tình trạng thiếu estrogen ở chị em phụ nữ

1. Tổng quan về tình trạng thiếu estrogen

Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormone quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính. Nhưng khi việc sản sinh estrogen không đủ hoặc ngưng trệ, nữ giới sẽ phải đối mặt với những rối loạn không dễ khắc phục.

Hàm lượng estrogen trong cơ thể người phụ nữ cao nhất ở độ tuổi dậy thì và trong thời kỳ mang thai. Sau đó sẽ giảm mạnh vào thời kỳ sau khi sinh và thời kỳ mãn kinh. Cứ 10 năm thì lượng hoóc môn sinh dục nữ trong cơ thể lại giảm đi 15% cho đến khi người phụ nữ được 55 tuổi thì chỉ còn 10% so với khi còn trẻ.

2. Một số yếu tố gây ra mức estrogen thấp

Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị thiếu hụt estrogen do nhiều yếu tố tác động như:

  • Phụ nữ sau sinh, hoặc bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.
  • Buồng trứng chịu thương tổn, chẳng hạn như suy buồng trứng.
  • Thắt ống dẫn trứng có thể vô tình cắt giảm nguồn cung cấp máu đến buồng trứng và làm giảm nồng độ estrogen.
  • Điều kiện sức khỏe bẩm sinh, ví dụ như hội chứng Turner
  • Rối loạn tuyến giáp
  • Lạm dụng việc tập thể dục thể thao
  • Rối loạn ăn uống, ăn chay trường, suy dinh dưỡng
  • Đã hoặc đang tiếp nhận phương pháp hóa trị
  • Tuyến yên hoạt động kém
  • Căng thẳng tâm lý, rối loạn lo âu, trầm cảm,…

3. Các biểu hiện khi estrogen thấp là gì?

Một vài dấu hiệu nhận biết phụ nữ đã bị thiếu estrogen
Một vài dấu hiệu nhận biết phụ nữ đã bị thiếu estrogen

Khi cơ thể thiếu hụt estrogen, bạn có thể dễ dàng bắt gặp một số triệu chứng như:

Nhan sắc xuống cấp

  • Da lão hóa sớm: da mặt trở nên kèm đàn hồi, sờ tay vào tây khô ráp, da trở nên chảy xệ không còn hồng hào căng bóng.
  • Các vết nám, tàn nhang, đồi mồi bắt đầu xuất hiện
  • Vòng 1 trở nên chảy xệ kém săn chắc
  • Các vị trí vòng 2 và vòng 3, đùi, bắp tay… tích mỡ
  • Tóc trở nên khô xơ, dễ gãy dụng, nhanh bạc
  • Dễ tăng cân

Sinh lý suy giảm

  • Suy giảm ham muốn tình dục, ngại gần gũi chồng.
  • Bị khô hạn âm đạo, ít dịch nhầy khiến đau rát khi quan hệ, thậm chí chảy máu
  • Khó đạt khoái cảm
  • Kinh nguyệt không đều, tháng thấy tháng không.

Sức khoẻ giảm sút

Estrogen giảm mạnh làm rối loạn vận mạch gây ra các triệu chứng như:

  • Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải, chậm chạp.
  • Suy giảm trí nhớ, kém tập trung.
  • Khó kiềm chế cảm xúc, dễ nổi giận không rõ lý do.
  • Bốc hỏa, đổ mồ hôi, nóng bừng đột ngột.
  • Các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, trằn trọc, ngủ không ngon, hay tỉnh giấc giữa đêm,…
  • Dễ mắc các bệnh phụ khoa tái đi tái lại nhiều lần.
  • Nguy cơ cao mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, xương khớp.
  • Tăng cân mất kiểm soát.
  • Đau nhức xương khớp, loãng xương.
  • Bị trầm cảm

4. Thiếu estrogen gây ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Kinh nguyệt không đều

Thiếu hoocmon estrogen sẽ dẫn đến kinh nguyệt không đều
Thiếu hoocmon estrogen sẽ dẫn đến kinh nguyệt không đều

Estrogen là một trong những nội tiết tố chính kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, kinh nguyệt có thể bị gián đoạn nếu hàm lượng estrogen quá thấp.

Vô sinh

Ở độ tuổi sinh sản, thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen còn gây cản trở quá trình rụng trứng, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Đây là nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn ở chị em.

Giảm mật độ xương

Estrogen góp phần duy trì độ chắc khỏe của xương. Vì vậy, phụ nữ sau mãn kinh bị thiếu estrogen có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương hay thậm chí gãy xương.

Giao hợp đau

Cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung, âm đạo teo nhỏ dần. Giảm khả năng tiết dịch nhờn âm đạo, âm đạo khô, dễ viêm nhiễm, có cảm giác đau và khô rát khi quan hệ, khó đạt khoái cảm…

Một tác dụng khác của estrogen là giúp bôi trơn âm đạo. Do đó, tình trạng khô âm đạo có thể xảy ra nếu hàm lượng hormone này thấp, dẫn đến cơn đau khó chịu khi quan hệ tình dục.

Cơn bốc hỏa

Suy giảm nội tiết tố estrogen gây ra các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm
Suy giảm nội tiết tố estrogen gây ra các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm

Bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, nồng độ Estrogen giảm mạnh làm rối loạn vận mạch gây ra các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, người lúc nóng, lúc lạnh, mất ngủ, tiểu đêm.

Trầm cảm

Estrogen có thể giúp não bộ cải thiện tâm trạng thông qua việc làm tăng serotonin. Thiếu estrogen có thể gây ra sự suy giảm serotonin, góp phần gây ra thay đổi cảm xúc hoặc dẫn đến trầm cảm.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nồng độ estrogen thấp còn ảnh hưởng đến độ dày của lớp mô bảo vệ trong niệu đạo, tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh tấn công, dẫn đến nhiễm trùng.

Ảnh hưởng đến cân nặng

Nồng độ estrogen thấp có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và dẫn đến tăng cân, đặc biệt là ở vùng bụng và hông

5. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi nào chị em cần phải đi gặp bác sĩ
Khi nào chị em cần phải đi gặp bác sĩ

Khi gặp các dấu hiệu sau đây, người bệnh nên tìm đến các bác sĩ để được tư vấn và thăm khám:

  • Rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh.
  • Đau đầu trong quá trình có kinh.
  • Giảm ham muốn tình dục và đau rát nhiều khi giao hợp.
  • Âm đạo bị khô lâu ngày.
  • Da khô.
  • Xương yếu hoặc giòn.
  • Khó tập trung.
  • Dễ nóng giận.
  • Hay vã mồ hôi vào ban đêm.
  • Cảm thấy mệt mỏi và khó ngủ.
  • Tăng cân, đặc biệt là ở bụng.

6. Chẩn đoán thiếu hụt estrogen

Phương pháp chẩn đoán thiếu hụt estrogen
Phương pháp chẩn đoán thiếu hụt estrogen

Khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng của bạn và thường yêu cầu làm các xét nghiệm nội tiết tố nữ để đo nồng độ estrogen trong máu để có kết quả đánh giá bạn có bị suy giảm estrogen hay không.

Estrogen có 4 phân loại là Estrone (E1); Es-tra-di-ol (E2); Estriol (E3); Estetrol (E4). Trong đó E2 là phân loại estrogen mạnh nhất, có nồng độ cao nhất và ổn định nhất so với các phân loại khác nên E2 được lựa chọn làm chỉ số xét nghiệm máu đo nồng độ estrogen trong cơ thể.

Sau xét nghiệm, bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số E2 hiện tại để xác định xem bạn có đang thiếu estrogen hay không. Giá trị bình thường của estrogen trong máu và nước tiểu thay sẽ đổi tùy theo phòng xét nghiệm (liên quan với phương pháp định lượng, thuốc thử và máy xét nghiệm).

Sau đây là giá trị bình thường của estradiol khi được xét nghiệm:

  • Ở phụ nữ tiền mãn kinh: 30 – 400 pg/mL.
  • Ở phụ nữ sau mãn kinh: 0 – 30 pg/mL.
  • Ở nam giới: 10 – 50 pg/mL.

Về cơ bản, nếu kết quả nồng độ của bạn thấp hơn trong khoảng bình thường (như đã nói ở phía trên) thì có nghĩa bạn đang thiếu estrogen.

7. Điều trị thiếu hụt nội tiết tố estrogen

Các cách điều trị thiếu nội tiết tố estrogen ở chị em phụ nữ
Các cách điều trị thiếu nội tiết tố estrogen ở chị em phụ nữ

Phương pháp điều trị thiếu hụt estrogen bao gồm:

7.1. Liệu pháp thay thế hormone (HRT)

Thiếu estrogen mức độ nhiều thường xảy ra ở phụ nữ trung tuổi – phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Thông thường khi đi thăm khám, bác sĩ chuyên khoa có thể cân nhắc và đưa ra các lựa chọn dùng estrogen tổng hợp như: liệu pháp estrogen (ET); liệu pháp thay thế hormone (HRT)…

Khi sử dụng phương pháp điều trị nào liều dùng thực tế sẽ phụ thuộc vào mức độ suy giảm estrogen và mục đích điều trị mà bác sĩ sẽ ra đơn thuốc phù hợp.

Tuy nhiên như đã nói ở trên, “mặt trái” của liệu pháp bổ sung estrogen tổng hợp có thể gây ra những tác dụng phụ có hại đến sức khỏe phụ nữ khi sử dụng lâu dài. Chính vì vậy nếu sử dụng phương pháp này, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ, tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình và không được tự ý bỏ dở.

7.2. Liệu pháp estrogen đơn trị liệu

Liệu pháp đơn trị liệu estrogen là việc chỉ sử dụng thuốc chứa một nồng độ estrogen nhất định, và không kết hợp với các thuốc khác (ví dụ như progesterone).

Biện pháp này thường được sử dụng ở các phụ nữ đã bị cắt bỏ buồng trứng. Bên cạnh đó, nó còn được sử dụng để điều trị triệu chứng ở thời kỳ mãn kinh tùy theo chỉ định của bác sĩ.

8. Một số biện pháp khắc phục thiếu estrogen tại nhà

Một số cách khắc phục thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen tại nhà
Một số cách khắc phục thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen tại nhà

Trong sinh hoạt hàng ngày, chị em có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để khắc phục tình trạng thiếu hụt estrogen:

Duy trì cân nặng hợp lý

Thừa cân, béo phì hoặc thiếu cân cũng có thể gây ảnh hưởng đến lượng estrogen trong cơ thể. Vì vậy, việc duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý là điều cần thiết để kiểm soát nồng độ estrogen trong máu.

Tập thể dục vừa phải

Các bài tập thường xuyên, chẳng hạn như các hoạt động aerobic và rèn luyện sức mạnh, cũng có thể giúp điều chỉnh lượng hormone và thúc đẩy quá trình tổng hợp estrogen.

Tập luyện quá nhiều cũng có thể gây ra sự suy giảm sản xuất estrogen. Vì vậy cắt giảm khối lượng các bài tập thể dục quá nặng có thể giúp gia tăng lượng estrogen trong cơ thể

Bổ sung các loại thực phẩm chứa phytoestrogen

Việc áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng và giàu chất dinh dưỡng là rất quan trọng để tăng mức estrogen một cách tự nhiên. Bao gồm các loại thực phẩm giàu phytoestrogen, là những hợp chất có nguồn gốc từ thực vật có cấu tạo gần giống với cấu trúc hóa học của estrogen.

Thực phẩm có thể giúp tăng mức estrogen nữ bao gồm:

  • Các sản phẩm đậu nành (đậu nành, đậu phụ, tempeh, sữa đậu nành)
  • Hạt lanh và dầu hạt lanh
  • Hạt mè và dầu mè
  • Đậu xanh và các loại đậu khác (đậu lăng, đậu đen, đậu tây)
  • Quả mọng (dâu tây, mâm xôi, việt quất)
  • Các loại hạt (hạnh nhân, quả óc chó, quả hồ trăn)
  • Ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, lúa mạch, quinoa)
  • Các loại rau họ cải (bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải, cải xoăn)
  • Trái cây có múi (cam, bưởi, chanh)
  • Trái cây sấy khô (chà là, mơ)

Tình trạng thiếu estrogen sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể của phụ nữ. Vì vậy, nếu bạn bắt gặp bất kỳ dấu hiệu suy giảm nồng độ estrogen nào, hãy mau chóng tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng và điều trị hiệu quả.

>> Xem thêm: Thừa estrogen: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Nguồn tham khảo:

[1]. What happens when estrogen levels are low? https://www.medicalnewstoday.com/articles/321064

[2]. Low Estrogen. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22354-low-estrogen

[3]. What Are the Symptoms of Low Estrogen in Women and How Are They Treated? https://www.healthline.com/health/womens-health/low-estrogen-symptoms

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời