11+ Mẹo trị cảm lạnh hiệu quả nhanh dễ thực hiện tại nhà

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
29 Tháng mười một 2023

Lần cập nhật cuối:
2 Tháng Một 2024

Số lần xem:
6114

Cảm lạnh là tình trạng bệnh lý rất phổ biến, mà chắc hẳn ai cũng đã trải qua ít nhất 1 lần trong đời. Tuy không được xếp vào loại bệnh nguy hiểm, xong những triệu chứng mà cảm lạnh gây ra lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống hằng ngày. Vậy khi bị cảm lạnh nên làm gì? Cùng tìm hiểu rõ hơn các cách trị cảm lạnh qua bài viết ngay dưới đây.

Cùng tìm hiểu chi tiết các cách trị cảm lạnh-tốt-nhất
Cùng tìm hiểu chi tiết các cách trị cảm lạnh-tốt-nhất

1. Cảm lạnh là gì?

Giao mùa là thời điểm mà nhiều người dễ bị cảm lạnh, nhất là đối với người già, trẻ nhỏ, những người có sức đề kháng yếu. Đây là bệnh do virus xâm nhập qua đường mắt, mũi, miệng hoặc thông qua giọt bắn với người bệnh khác, đi vào đường hô hấp gây ra bệnh. Khi bị cảm lạnh, người bệnh sẽ cảm thấy toàn thân mệt mỏi, không còn sức lực để hoạt động và làm việc bình thường.

Thông thường bệnh cảm lạnh sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày sau đó tự khỏi. Tuy nhiên, đối với những trường hợp có hệ miễn dịch kém hay người hút thuốc thì thời gian hồi phục sẽ lâu hơn.

2. Mẹo điều trị cảm lạnh bằng phương pháp tự nhiên

Một số biện pháp để điều trị cảm lạnh mà không cần dùng đến thuốc, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà:

2.1. Vệ sinh mũi sạch sẽ

Người bị cảm lạnh nên biết cách vệ sinh mũi sạch sẽ
Người bị cảm lạnh nên biết cách vệ sinh mũi sạch sẽ

Người bệnh cảm lạnh luôn gặp phải tình trạng sụt sịt mũi rất khó chịu. Do đó mà việc vệ sinh mũi bằng cách hỉ mũi sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của chất nhầy vào sâu bên trong mũi, khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Người bệnh nên đặt một ngón tay lên cánh mũi, ấn nhẹ để bịt kín lỗ mũi và thở mạnh ra bằng lỗ mũi còn lại để hỉ mũi. Trước và sau khi hỉ mũi nên rửa tay kỹ để tránh lây lan bệnh cho người khác.

2.2. Vệ sinh miệng và họng bằng nước muối loãng

Nước muối có tính sát khuẩn, sát trùng cao nên thích hợp là một phương thuốc trị cảm lạnh tuyệt vời. Người bệnh súc miệng nước muối là giải pháp vệ sinh miệng và họng không những làm dịu đi tức thời những cơn đau rát họng mà còn kháng viêm hiệu quả. Nên kiên trì súc miệng 2-4 lần/ngày với dung dịch nước ấm pha loãng cùng muối tinh sẽ giúp mau chóng khỏi bệnh.

2.3. Tắm nước nóng bằng vòi sen

Tắm dưới vòi sen nước nóng sẽ giúp bổ sung hơi nước, giữ ẩm và thông mũi, khiến việc hít thở trở nên dễ dàng hơn. Người bệnh cảm lạnh tuyệt đối không tắm nước lạnh vì sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, khiến tình trạng bệnh xấu đi.

Người bệnh cảm lạnh cần tắm nước nóng bằng vòi sen
Người bệnh cảm lạnh cần tắm nước nóng bằng vòi sen

2.4. Uống nhiều nước nóng

Uống nước nóng mang đến rất nhiều công dụng đối với việc trị cảm lạnh như làm tan đờm, giảm ho và làm dịu cơn đau họng. Người bệnh cũng có thể thêm vài lát gừng hoặc pha mật ong và chanh vào cốc nước nóng để làm tăng hiệu quả trị bệnh.

2.5. Dùng tinh dầu

Các loại tinh dầu như tràm, bạc hà hay long não… có tác dụng rất tốt trong việc phòng và điều trị cảm lạnh thông thường. Người bệnh có thể thoa một chút tinh dầu vào vùng dưới mũi sẽ giúp thông mũi và làm giảm bớt cơn đau ở mũi. Cũng có thể thoa tinh dầu vào lòng bàn chân, thái dương hoặc tắm với nước ấm có hoà một vài giọt tinh dầu giúp phòng ngừa bệnh cảm lạnh rất hữu hiệu.

2.6. Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Việc dùng túi chườm nóng hoặc chườm lạnh xung quanh vùng xoang tắc nghẽn có thể giảm bớt khó chịu ở vùng mũi cho người bệnh. Nếu chườm khăn nóng có thể làm giảm áp lực phần xoang mũi và làm lớp dịch nhầy trong mũi lỏng hơn. Dùng chườm khăn lạnh lại khiến các mạch máu ở vùng xoang mũi co lại, giúp giảm đau nhanh chóng.

2.7. Kê cao gối khi ngủ

Kê gối cao khi ngủ sẽ giúp cải thiện được bệnh cảm lạnh
Kê gối cao khi ngủ sẽ giúp cải thiện được bệnh cảm lạnh

Người bệnh cảm lạnh hay bị ngạt mũi và để khắc phục ảnh hưởng của tình trạng này khi ngủ thì người bệnh nên kê thêm gối để đầu đặt ở vị trí cao hơn khi ngủ sẽ giúp hít thở dễ dàng và thoải mái hơn, đảm bảo một giấc ngủ ngon hơn.

2.8. Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý

Người cảm lạnh thường gặp các triệu chứng khiến cơ thể trở nên uể oải và rất mệt mỏi. Nếu không được nghỉ ngơi và chăm sóc thích hợp sẽ khiến bệnh lâu khỏi hơn và có nguy cơ tái phát cao. Do đó người bệnh cảm lạnh nên dành thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý để hỗ trợ quá trình hồi phục.

2.9. Hạn chế ra ngoài

Nếu đang bị cảm lạnh thì người bệnh nên tránh ra ngoài trời nếu không cần thiết vì nhiệt độ trong phòng và ngoài trời có sự chênh lệch rất lớn. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài trời thì nên đeo khẩu trang và mặc quần áo ấm tránh gió lùa.

2.10. Ăn uống đầy đủ

Người bị cảm lạnh cần được ăn uống đầy đủ
Người bị cảm lạnh cần được ăn uống đầy đủ

Người bệnh cảm lạnh nên uống nhiều nước, nước trái cây, ăn cháo, súp để giảm nghẹt mũi và ngăn ngừa mất nước. Các loại vitamin C và kẽm cũng giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, chống lại cảm lạnh. Cũng nên tránh đồ uống không tốt như rượu, cà phê, đồ uống có ga.

>> Xem thêm: Bị cảm lạnh nên ăn gì để nhanh chóng khỏe lại?

2.11. Duy trì độ ẩm trong phòng

Bị cảm lạnh nên làm gì để bệnh nhanh chóng hồi phục hơn? Việc cần thiết lúc này đó là giữ độ ẩm trong phòng, tránh để không khí trong phòng hanh khô, điều này sẽ khiến vi khuẩn gây bệnh dễ sinh sôi và phát triển mạnh mẽ hơn.

3. Mẹo đẩy lùi cảm lạnh từ thực phẩm quen thuộc

Người bệnh cảm lạnh có thể sử dụng một số thực phẩm quen thuộc để cải thiện sức khỏe.

3.1. Nước nóng, chanh và mật ong

Mẹo trị cảm lạnh bằng nước chanh mật ong nóng
Mẹo trị cảm lạnh bằng nước chanh mật ong nóng

Sự kết hợp của 3 loại nguyên liệu này có thể hỗ trợ điều trị cảm lạnh hiệu quả. Người bệnh pha 1 thìa mật ong và nước chanh vào ly nước ấm, uống 2 lần/ngày. Nước nóng sẽ làm dịu cổ họng bị kích thích, vitamin C trong chanh giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và mật ong là chất kháng khuẩn tự nhiên có thể tiêu diệt virus gây bệnh.

3.2. Tỏi

Tỏi có chứa vitamin C, selen và các khoáng chất khác, có khả năng phòng ngừa và điều trị cảm lạnh. Tỏi còn hoạt động như một chất dung môi, giúp thông mũi và loại bỏ các chất nhầy hiệu quả. Trộn hỗn hợp gồm 2 nhánh tỏi với 1 cốc nước ấm, uống mỗi ngày cho tới khi giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh cảm lạnh.

3.3. Nước dừa

Nước dừa có đầy đủ các chất điện giải, giúp bổ sung nước cho cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại nhiễm trùng và cảm lạnh. Ngoài ra, nước dừa còn chứa axit caprylic và axit lauric có tính chống nấm, kháng khuẩn.

Uống nước dừa để cải thiện bệnh cảm lạnh
Uống nước dừa để cải thiện bệnh cảm lạnh

3.4. Nghệ

Nghệ có chứa chất chống viêm, giúp làm giảm viêm xoang mũi, giảm triệu chứng nghẹt mũi và giảm chất nhầy dư thừa. Người bệnh trộn 1/4 muỗng cà phê bột nghệ với 1 ly sữa ấm, uống hằng ngày.

3.5. Gừng

Đây là phương thuốc tuyệt vời giúp chữa ho, cảm lạnh nhờ khả năng ngăn ngừa ho, giảm nghẹt mũi và kháng virus tốt bằng cách hàng ngày thêm 1 miếng gừng tươi vào nước nóng cùng 1 lát chanh và 2 muỗng mật ong.

4. Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định

4.1. Thuốc làm thông mũi, chống nghẹt mũi

Chữa trị cảm lạnh bằng thuốc làm thông mũi
Chữa trị cảm lạnh bằng thuốc làm thông mũi

Các loại thuốc thường được sử dụng có thuốc kích thích thần kinh giao cảm đường uống (pseudoephedrine, ephedrine, phenylephrine,…) và thuốc dùng qua mũi (oxymetazolin, xylometazoline, naphazolin,…). Lưu ý là khi sử dụng các thuốc này người bệnh cảm lạnh có thể gặp các nguy cơ như mất ngủ, đau đầu, buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa,… hoặc nghẹt mũi mạn tính nếu dùng trong thời gian dài. Với trẻ dưới 2 tuổi không nên sử dụng các thuốc làm thông mũi, chống nghẹt mũi.

4.2. Thuốc kháng histamin

Thuốc nhóm này giúp hạn chế tiết dịch đường hô hấp, giảm phù nề niêm mạc đường hô hấp, giảm nghẹt mũi và kích ứng. Các thuốc kháng histamin thế hệ 1 (alimemazin, promethazine, clorpheniramin,…) giúp an thần, giảm chảy nước mũi, hắt hơi nhưng có thể gây tác dụng phụ gồm buồn ngủ, chóng mặt, rối loạn tâm thần – vận động… Các thuốc kháng histamin thế hệ 2 (cetirizin, fexofenadin, desloratadin, loratadine,…) có thể ngăn hắt hơi, chảy nước mũi và chống ngạt mũi nhưng không có hiệu quả rõ ràng. Tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc kháng histamin thế hệ 2 gồm khô miệng, đau đầu, buồn nôn, loạn nhịp tim, đánh trống ngực,…

4.3. Thuốc corticosteroid dùng qua mũi

Thuốc corticosteroid dùng qua mũi khắc phục bệnh cảm lạnh hiệu quả
Thuốc corticosteroid dùng qua mũi khắc phục bệnh cảm lạnh hiệu quả

Thuốc corticosteroid dùng qua mũi gồm các thuốc budesonide, fluticason furoat/propionate,… có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh nhưng cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ như rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, phản ứng loạn thần…

4.4. Thuốc giảm đau và hạ sốt

Thuốc thường dùng là nhóm thuốc acetaminophen (paracetamol) và nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt chống viêm không steroid (aspirin, ibuprofen, naproxen, diclofenac,…). Thuốc acetaminophen có tác dụng giảm đau, hạ sốt tốt, chỉ nên dùng khi đau đầu và sốt cao, còn thuốc giảm đau, hạ sốt chống viêm không steroid có tác dụng giảm đau đầu. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng 2 nhóm thuốc này là dị ứng da, phù, rối loạn tiêu hóa hoặc rất hiếm gặp có phản ứng phản vệ.

Để biết chi tiết hơn về phần này, bạn có thể xem thêm lời giải đáp từ chuyên gia cho câu hỏi: Bị cảm lạnh uống thuốc gì cho nhanh khỏi?”

Cảm lạnh là bệnh lý do virus gây ra, virus này thuộc dạng ARN là nguyên nhân gây các bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban. Nên người bệnh có thể chọn hỗ trợ điều trị an toàn và phòng bệnh hiệu quả từ viên uống thảo dược. Viên uống này sẽ giảm lượng virus, tăng sức đề kháng, xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh nhờ có các thảo dược như Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo. Khi sử dụng viên uống không chỉ giúp tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể mà còn giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh, giảm các triệu chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.

Các mẹo trị cảm lạnh được chia sẻ trên đây hi vọng sẽ hữu ích với mọi người khi không may mắc chứng bệnh này.

Nguồn tham khảo

  • [1] Common cold. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/common-cold/diagnosis-treatment/drc-20351611
  • [2] Cold remedies: What works, what doesn’t, what can’t hurt. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/common-cold/in-depth/cold-remedies/art-20046403
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.