Cảm lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
29 Tháng mười một 2023

Lần cập nhật cuối:
2 Tháng Một 2024

Số lần xem:
1252

Ai cũng có thể mắc cảm lạnh nhất là ở thời điểm chuyển mùa. Bệnh do virus ở mũi họng (đường hô hấp trên) gây ra. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt, lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cùng tìm hiểu về bệnh lý này để biết cách điều trị và phòng bệnh hiệu quả trong nội dung dưới đây.

Những điều cần biết về bệnh cảm lạnh
Những điều cần biết về bệnh cảm lạnh

1. Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là một bệnh lý phổ biến, thường gặp ở tất cả các đối tượng, đặc biệt là ở trẻ em, do trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, nếu gặp điều kiện bất lợi có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan hô hấp như phổi, phế quản. Người bệnh bị cảm lạnh do bị nhiễm virus đường hô hấp và thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi đột ngột, khi trời lạnh và mưa. Cảm lạnh tuy không nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

2. Nguyên nhân gây cảm lạnh

Bệnh cảm lạnh có thể do nhiều loại virus gây ra nhưng phổ biến nhất là các virus thuộc chủng Rhinovirus hoặc Enterovirus. Virus xâm nhập vào cơ thể qua con đường phổ biến là thông qua mắt, mũi, miệng hoặc cũng có thể thông qua các giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Hiếm gặp là các trường hợp nhiễm virus do tiếp xúc với các đồ vật chứa virus khi chạm vào hoặc dùng chung đồ với người bệnh.

>> Xem thêm:  Cảm lạnh có lây không và cách phòng ngừa hiệu quả?

Nguyên nhân và triệu chứng thường xuất hiện ở người bị cảm lạnh
Nguyên nhân và triệu chứng thường xuất hiện ở người bị cảm lạnh

3. Triệu chứng bệnh cảm lạnh

Các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người bệnh và người bệnh sẽ thấy các dấu hiệu tác động lên các cơ quan xoang, mũi, họng, kéo dài từ 3 – 7 ngày và sau khi cơ thể bị nhiễm virus khoảng 2 – 3 ngày:

  • Nghẹt mũi, khó thở.
  • Chảy nhiều nước mũi, nước mắt.
  • Ho.
  • Đau họng, viêm họng.
  • Đau đầu, đau nhức cơ thể.
  • Hắt hơi.
  • Sốt nhẹ.
  • Cảm thấy mệt mỏi trong người.
  • Một số người bệnh có thể bị mất vị giác, sưng hạch bạch huyết. Bên cạnh đó còn hay cảm giác có áp lực trong tai và mặt khi bị cảm lạnh.

>> Xem thêm: Biện pháp khắc phục tình trạng cảm lạnh đau nhức người hiệu quả

4. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh bao gồm:

  • Tuổi tác: Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 6 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc cảm lạnh cao nhất. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch của trẻ còn non yếu, trẻ đang ở độ tuổi đi nhà trẻ hoặc học mẫu giáo, tiếp xúc với nhiều trẻ khác.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: Thường gặp ở số người mắc bệnh mạn tính hoặc có hệ miễn dịch suy yếu cũng khiến nguy cơ nhiễm virus gây bệnh cao hơn.
  • Thời gian trong năm: Có thể mắc cảm lạnh bất cứ lúc nào nhưng mùa thu và mùa đông (bắt đầu từ cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 cho đến tháng 3 hoặc tháng 4) là thời điểm trong năm dễ mắc cảm lạnh nhất. Tỷ lệ mắc bệnh cảm cúm gia tăng trong mùa lạnh do thời tiết khô lạnh, đường mũi trở nên khô hơn và dễ bị nhiễm trùng.
  • Hút thuốc: Người có thói quen hút thuốc thường có dấu hiệu và triệu chứng cảm lạnh nặng hơn.
  • Do tiếp xúc: Nếu xung quanh có nhiều người bị cảm như ở trường hoặc trên máy bay, thì có khả năng cao bị lây nhiễm bệnh.

>> Xem thêm: Cảm lạnh mùa đông nên phòng ngừa như thế nào hiệu quả?

5. Biến chứng của cảm lạnh

Biến chứng nguy hiểm mà người bệnh cảm lạnh có thể gặp phải
Biến chứng nguy hiểm mà người bệnh cảm lạnh có thể gặp phải

Nếu cảm lạnh không được điều trị, cải thiện sẽ có thể dẫn đến biến chứng như:

  • Nhiễm trùng tai cấp tính (viêm tai giữa): Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ. Triệu chứng điển hình viêm tai giữa là đau tai và trong một số trường hợp, chảy nước mũi màu xanh lá cây hoặc vàng hoặc sốt trở lại sau cảm lạnh thông thường.
  • Bệnh hen suyễn: Cảm lạnh có thể kích hoạt cơn hen suyễn.
  • Viêm xoang cấp tính: Ở người lớn hoặc trẻ em, cảm lạnh thông thường không cải thiện được có thể dẫn đến viêm và nhiễm trùng xoang (viêm xoang).
  • Các bệnh nhiễm trùng thứ phát khác: Tình trạng có thể xảy ra có viêm họng do liên cầu khuẩn (viêm họng do liên cầu), viêm phổi và viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản ở trẻ em.

6. Khi nào cần đến khám bác sĩ?

Người bệnh cảm lạnh khi nào cần đến khám bác sĩ?
Người bệnh cảm lạnh khi nào cần đến khám bác sĩ?

Nếu sau khi điều trị bằng thuốc mà thấy có những dấu hiệu dưới đây thì người bệnh nên đến bệnh viện ngay:

  • Sốt cao trên 38,5 độ C từ 5 ngày trở lên hoặc đột ngột bị sốt sau một thời gian ngừng sốt.
  • Thường xuyên có hiện tượng khó thở, thở khò khè.
  • Đau họng và đau đầu nhiều, kéo dài.
  • Bị xoang nghiêm trọng.

Nếu người bệnh cảm lạnh là trẻ em thì nên lưu ý đến trẻ thường xuyên hơn, do bệnh ở trẻ sẽ nguy hiểm hơn đối với người lớn. Vì nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm phổi hoặc viêm phế quản ở trẻ. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện  ngay khi trẻ có các triệu chứng sau:

  • Trẻ từ 1 – 4 tháng tuổi bị Sốt 38 độ C.
  • Sốt tăng hoặc kéo dài trên 2 ngày.
  • Các triệu chứng ở trẻ không được cải thiện hoặc có dấu hiệu tăng lên.
  • Trẻ bị ho, khó thở, thở khò khè.
  • Chán ăn, mệt mỏi.
  • Đau tai, đau đầu.
  • Buồn ngủ bất thường, rối loạn ý thức.

7. Phương pháp điều trị cảm lạnh

Để điều trị cảm lạnh nhanh và hiệu quả, nên áp dụng các phương pháp dưới đây:

7.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt

Điều trị cảm lạnh bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt
Điều trị cảm lạnh bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt
  • Ăn uống đầy đủ: Chú ý nên tăng cường cho người bệnh uống nhiều nước, nước trái cây, ăn món loãng mềm như súp và nước canh để giảm nghẹt mũi và ngăn ngừa mất nước. Các loại vitamin C và kẽm cũng giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, chống lại cảm lạnh. Tránh uống rượu, cà phê và đồ uống có ga vì chúng có thể gây mất nước nhiều hơn.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Sẽ giúp cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng, nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi bị cảm lạnh.
  • Làm dịu cổ họng: Súc miệng bằng nước muối ấm, ngậm kẹo trị viêm họng để giảm đau họng và ngăn chặn nguy cơ cảm lạnh trở nên nặng hơn.
  • Làm đổ mồ hôi: Cách chữa cảm lạnh ra nhiều mồ hôi là vận động bằng cách tập thể dục khi bị cảm lạnh nhẹ để giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu người bệnh mắc bệnh tim, hen suyễn hay các bệnh nội khoa khác thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập các bài tập khi bị cảm lạnh.
  • Làm thông mũi: Việc xì mũi mạnh, thường xuyên có thể gây kích ứng bên trong, gây ảnh hưởng tới niêm mạc mũi và xoang mũi, dễ dẫn đến viêm xoang. Để làm thông mũi, tốt nhất nên nhỏ dung dịch nước muối sinh lý vào mũi để làm mềm chất nhầy, giúp mũi bớt nghẹt.
  • Duy trì độ ẩm trong phòng để tránh tình trạng không khí khô hanh khiến vi khuẩn gây cảm lạnh sinh sôi mạnh, tấn công cơ thể.

7.2. Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định

Điều trị cảm lạnh bằng cách sử dụng các loại thuốc theo chỉ định
Điều trị cảm lạnh bằng cách sử dụng các loại thuốc theo chỉ định

Một số loại thuốc thường dùng cho người bị cảm lạnh gồm:

Thuốc làm thông mũi, chống nghẹt mũi: Gồm có các thuốc kích thích thần kinh giao cảm đường uống (pseudoephedrine, ephedrine, phenylephrine,…) và thuốc dùng qua mũi (oxymetazolin, xylometazoline, naphazolin,…).

Lưu ý là khi sử dụng các thuốc này có thể gặp các nguy cơ như mất ngủ, đau đầu, buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa,… hoặc nghẹt mũi mạn tính nếu dùng trong thời gian dài. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra khuyến cáo không nên sử dụng các thuốc làm thông mũi, chống nghẹt mũi cho trẻ dưới 2 tuổi.

Thuốc kháng histamin: Thuốc có tác dụng hạn chế tiết dịch đường hô hấp, giảm phù nề niêm mạc đường hô hấp, giảm nghẹt mũi và kích ứng. Các thuốc kháng histamin thế hệ 1 (alimemazin, promethazine, clorpheniramin,…) giúp an thần, giảm chảy nước mũi, hắt hơi nhưng có thể gây tác dụng phụ gồm buồn ngủ, chóng mặt, rối loạn tâm thần – vận động,… Các thuốc kháng histamin thế hệ 2 (cetirizin, fexofenadin, desloratadin, loratadine,…) có thể ngăn hắt hơi, chảy nước mũi và chống ngạt mũi nhưng không có hiệu quả rõ ràng. Tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc kháng histamin thế hệ 2 gồm khô miệng, đau đầu, buồn nôn, loạn nhịp tim, đánh trống ngực,…

Thuốc corticosteroid dùng qua mũi: Bao gồm các thuốc budesonide, fluticason furoat/propionate,… có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh nhưng cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ như rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, phản ứng loạn thần,…

Thuốc giảm đau và hạ sốt: Thường dùng là nhóm thuốc acetaminophen (paracetamol) và nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt chống viêm không steroid (aspirin, ibuprofen, naproxen, diclofenac,…). Trong đó thuốc acetaminophen có tác dụng giảm đau, hạ sốt tốt, chỉ nên dùng khi đau đầu và sốt cao. Thuốc giảm đau, hạ sốt chống viêm không steroid có tác dụng giảm đau đầu. Lưu ý là có thể có một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng 2 nhóm thuốc này là dị ứng da, phù, rối loạn tiêu hóa hoặc phản ứng phản vệ (rất hiếm gặp).

*Lưu ý khi dùng thuốc

  • Đối với người lớn: Sử dụng thuốc nhỏ mũi và thuốc kháng histamin sử dụng tối đa 7 ngày khi có những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh. Sau đó, tùy thuộc vào diễn tiến bệnh để cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt và các loại thuốc khác. Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới nặng và kéo dài. Người lớn không nên dùng thuốc giảm ho vì sẽ hạn chế ho khạc đờm, gây ứ đọng đờm kéo dài, làm nặng thêm tình trạng bội nhiễm.
  • Đối với trẻ nhỏ: Khi sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng, không nên sử dụng thuốc thông mũi và thuốc kháng histamin thế hệ 1 cho trẻ dưới 6 tuổi, cân nhắc khi sử dụng cho trẻ 6 – 12 tuổi, vì thuốc có thể gây ức chế thần kinh trung ương, rối loạn tiêu hóa, thậm chí gây co giật, tăng nhịp tim và tử vong. Không nên sử dụng các thuốc kháng histamin thế hệ 1 cho trẻ dưới 2 tuổi vì có thể gây suy hô hấp dẫn đến tử vong.

8. Các biện pháp phòng ngừa cảm lạnh

Cần phải làm gì để phòng ngừa các triệu chứng bệnh cảm lạnh?
Cần phải làm gì để phòng ngừa các triệu chứng bệnh cảm lạnh?

Tuy cảm lạnh rất dễ gặp phải và chưa có vacxin điều trị nhưng có thể phòng bệnh bằng các biện pháp đơn giản sau đây:

  • Rửa tay thường xuyên: Thói quen rửa tay bằng nước rửa tay, xà phòng sẽ giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn hoặc virus bám trên tay.
  • Khử trùng đồ đạc: Nên làm sạch bếp và mặt bàn bằng chất khử trùng, nhất là trong khi gia đình bạn đang có người bị cảm lạnh. Chú ý vệ sinh đồ chơi cho trẻ em thường xuyên.
  • Dùng khăn giấy: Nên sử dụng khăn giấy để che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Sau đó vứt giấy vào thùng rác ngay và rửa tay bằng xà phòng.
  • Không dùng chung đồ: Chú ý không nên dùng chung cốc hoặc các đồ vệ sinh cá nhân với người bị mắc bệnh.
  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với người bị cảm lạnh: Có thể lây cảm lạnh từ người bệnh thông qua tiếp xúc, do đó nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với họ để giảm nguy cơ bị lây nhiễm.
  • Chăm sóc sức khỏe cho bản thân: Nên có chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên tập thể dục, ngủ đủ giấc và kiểm soát sự căng thẳng để tăng cường sức đề kháng và hạn chế được nguy cơ bị cảm lạnh.

Bên cạnh việc áp dụng các phương án trên để giảm thiểu tối đa triệu chứng cảm lạnh, thì bạn cũng có thể sử dụng một số loại thảo dược tự nhiên như: Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ,… Đây đều là những loại thảo dược lành tính và có tác dụng rất tốt việc hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, kháng viêm tự nhiên và làm giảm thời gian mắc bệnh do virus gây nên,… Để tránh việc phải mất thời gian nghiên cứu về liều lượng sử dụng hay cách chế biến các loại thảo dược trên ra sao thì bạn có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa các loại thảo dược đó cho tiện dụng.

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh cảm lạnh từ nguyên nhân, cách điều trị bệnh cũng như cách phòng ngừa. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến bệnh cảm lạnh thì có thể hỏi bác sĩ để được cung cấp thông tin chính xác nhất.

Bài viết liên quan: Bà bầu bị cảm lạnh: Cách nhận biết và điều trị hiệu quả

Nguồn tham khảo

  • [1] American Lung Association. (n.d.). Facts about the Common Cold. https://www.lung.org/lung-health-diseases/lung-disease-lookup/facts-about-the-common-cold
  • [2] Holland, K. (2021, December 23). Everything you need to know about the common Cold. Healthline. https://www.healthline.com/health/cold-flu/cold
  • [3] Common cold – Symptoms and causes – Mayo Clinic. (2023, May 24). Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/common-cold/symptoms-causes/syc-20351605
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.