Sốt xuất huyết bị rồi có bị lại không – Làm gì để phòng ngừa?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
2 Tháng tám 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
3975

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh lý do virus gây ra rất phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Rất nhiều người đã từng thắc mắc rằng bị sốt xuất huyết có bị lại không để có những biện pháp phòng ngừa kịp thời. Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để nhận được câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này nhé!

1. Bị sốt xuất huyết rồi có bị lại nữa không?

Bị sốt xuất huyết rồi có bị lại nữa không?
Bị sốt xuất huyết rồi có bị lại nữa không?

Khác với những căn bệnh khác cơ thể bệnh nhân có thể sản sinh ra các kháng thể để chống lại virus gây bệnh xâm nhập, còn sốt xuất huyết mỗi lần virus xâm nhập lại theo một tuýp khác nhau. Do vậy cơ thể tạo ra kháng thể để miễn dịch với tuýp đó chứ chưa thể miễn dịch với các tuýp khác của virus. Cũng vì lý do đó, nên những lần bị sốt xuất huyết lần 2 và 3 thường sẽ bị nặng hơn lần đầu. Các triệu chứng như sốt, đau mỏi, xuất huyết thường sẽ nặng hơn nhiều. Do đó, nếu bạn bị sốt xuất huyết đến lần 2 và 3 thì không nên chủ quan và cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và có những phương pháp điều trị kịp thời.

2. Bệnh sốt xuất huyết có lây không?

Sốt xuất huyết ngoài bị tái nhiễm ra còn có khả năng lây lan rất mạnh
Sốt xuất huyết ngoài bị tái nhiễm ra còn có khả năng lây lan rất mạnh

Câu hỏi tiếp theo được rất nhiều người quan tâm đó chính là: Bệnh sốt xuất huyết có lây hay không? Câu trả lời là có. Không như các bệnh thông thường có thể lây qua đường hô hấp hay tiếp xúc với người bệnh, bệnh sốt xuất huyết sẽ bị lây khi muỗi vằn đốt người bệnh và mang virus đi đốt người đang khỏe mạnh.

Bởi vậy nên bệnh sốt xuất huyết có thể lây lan sang người qua muỗi đốt và nhanh chóng phát triển thành dịch bệnh. Theo một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong ổ dịch sốt xuất huyết cứ có 1 trường hợp mắc bệnh thì sẽ có hàng chục trường hợp có nguy cơ mang virus tiềm ẩn. Những trường hợp này có thể sẽ không có biểu hiện hay triệu chứng mắc bệnh sốt xuất huyết nhưng vẫn có thể có khả năng là nguồn bệnh và lây cho người khác.

Do vậy, khi bắt đầu vào mùa dịch sốt xuất huyết, bạn sẽ rất khó để khẳng định mình có nằm trong ổ dịch hay không và những người xung quanh có mang virus tiềm ẩn hay không. Vì thế, biện pháp duy nhất để phòng tránh sốt xuất huyết lúc này đó chính là chủ động bảo vệ bản thân và gia đình trước dịch sốt xuất huyết.

>> Xem thêm: Sốt xuất huyết bao nhiêu ngày thì khỏi?

3. Làm gì khi bị sốt xuất huyết tái phát?

Bị sốt xuất huyết tái phát cần phải làm gì để khắc phục?
Bị sốt xuất huyết tái phát cần phải làm gì để khắc phục?

Để xác định bạn có đang bị sốt xuất huyết lại một lần nữa hay không, các bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng kết hợp với các kết quả xét nghiệm mà bạn được chỉ định làm cùng với các yếu tố tiền sử nhiễm sốt xuất huyết của bạn. Khi sốt xuất huyết tái nhiễm, người bệnh sẽ có những triệu chứng nặng hơn và cần được đưa đến các cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Do đó, người bệnh sẽ cần lưu ý một số điều sau:

  • Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị và hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ;
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý như: uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều các loại nước trái cây, uống oresol để bù nước cho cơ thể, lựa chọn những loại đồ ăn dễ tiêu,…

Trong trường hợp người bệnh nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần nhanh chóng báo ngay cho bác sĩ để có thể có phương án điều trị kịp thời.

Cùng nghe Chuyên gia, Ths.Bs Vũ Văn Lực – Bác sĩ Bệnh viên Đa khoa Hà Thành (Hà Nội) giải thích khi bị sốt xuất huyết rồi có bị lại không và mỗi người có thể bị mắc sốt xuất huyết bao nhiêu lần trong đời?

Bệnh sốt xuất huyết bị rồi có bị lại không?

4. Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả tránh bị tái nhiễm
Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả tránh bị tái nhiễm

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nhiều mưa. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để mầm bệnh sốt xuất huyết có thể phát triển. Mùa mưa và môi trường ẩm ướt là điều kiện rất tố để muỗi vằn và loăng quăng có thể sinh sôi nhanh chóng. Bên cạnh đó hiện nay, nước ta chưa có thuốc đặc trị, cũng như vắc xin để phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Do đó, mỗi người trong chúng ta cần có ý thức để phòng bệnh sốt xuất huyết bằng các cách sau đây:

Loại bỏ khả năng sinh sản của mỗi, diệt bọ gậy và loăng quăng ở môi trường sống:

  • Đậy kín các vật dụng chứa nước như: chum, vại, bể chứa,… không để hở tạo điều kiện cho muỗi vào đẻ trứng;
  • Thả cá vào các vật dụng chứa nước để cá diệt bọ gậy;
  • Cọ rửa và thay nước vào các đồ chứa ít nhất 1 tuần 1 lần;
  • Thu gom các đồ phế thải quanh nhà có khả năng chứa nước làm tổ cho muỗi đẻ trứng như: lọ vỡ, chai, vỏ dừa, lốp xe,…

Áp dụng các biện pháp để phòng tránh muỗi đốt cho bản thân và gia đình:

  • Mặc quần áo dài tay che kín chân tay;
  • Mắc màn khi đi ngủ ngay cả ngủ trưa giấc ngắn vào ban ngày;
  • Dùng rèm hoặc mành có tẩm hóa chất chống muỗi để che cửa;
  • Diệt muỗi bằng các loại hóa chất như phun thuốc, bình xịt, thắp nhang muỗi, bôi kem chống muỗi đốt,…

Tóm lại, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra vẫn có thể bị lại. Mỗi người trong đời có thể có đến 4 lần bị sốt xuất huyết và thông thường lần tái nhiễm sau sẽ có triệu chứng và biểu hiện nặng hơn lần đầu. Do đó, khi bị tái nhiễm sốt xuất huyết, bệnh nhân cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời. Tránh để ủ bệnh, khiến bệnh diễn biến nặng hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng.

Bài viết liên quan:

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.