Bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không? Chữa thế nào cho khỏi?

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
30 Tháng Chín 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
5352

Bệnh trĩ chảy máu xảy ra khá phổ biến ở những bệnh nhân bị trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp. Các búi trĩ này va chạm mạnh hoặc mót rặn khi đi ngoài ra phân rắn, khiến búi trĩ bị ma sát, từ đó các thành mạch bị phá vỡ và gây chảy máu. Nếu tình trạng chảy máu tiếp tục kéo dài sau mỗi lần đi vệ sinh sẽ gây thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, …Nên cần có biện pháp khắc phục và chữa trị dứt điểm căn bệnh này.

1. Bệnh trĩ chảy máu là gì?

Tìm hiểu về bệnh trĩ chảy máu
Tìm hiểu về bệnh trĩ chảy máu

Bệnh trĩ chảy máu là hiện tượng người bệnh khi rặn đại tiện thấy có máu chảy ra kèm theo phân hoặc trên giấy vệ sinh. Bệnh làm cho hệ thống mạch máu nối từ động mạch, tĩnh mạch đến cơ, mô liên kết của ống hậu môn, nâng đỡ các cấu trúc sợi đàn hồi vùng xung quanh hậu môn bị co giãn quá mức bình thường.

Bệnh trĩ chảy máu xảy ra ngay từ trĩ cấp độ 1. Số lượng máu chảy nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào cấp độ bệnh trĩ hiện tại nặng hay nhẹ. Nếu như giai đoạn đầu, bệnh còn nhẹ thì tình trạng chảy máu xảy ra không thường xuyên, mức độ chảy máu trĩ ít. Nhưng nếu bệnh ở cấp độ nặng thì thường xuyên chảy máu và người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng do cơ thể thiếu máu.

2. Vì sao bệnh trĩ gây chảy máu?

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ đi ngoài ra máu
Những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ đi ngoài ra máu

Bệnh trĩ khiến cho quá trình lưu thông máu kém đi, tắc nghẽn, tạo áp lực, tác động lên các mạch của trực tràng dẫn đến phình giãn và sưng động mạch. Việc này khiến thành mạch mỏng dần, có thể hình thành trĩ huyết khối dẫn đến vỡ, tổn thương các mạch máu và xuất huyết.

Bên cạnh đó, thường xuyên căng thẳng hoặc rặn khi đi đại tiện có thể dẫn đến ma sát, kích ứng và làm tổn thương bề mặt búi trĩ. Chính điều này khiến cho búi trĩ rỉ máu, nhỏ giọt khi đi đại tiện. Trường hợp nghiêm trọng, búi trĩ bị huyết khối cơ thể vỡ khi qua đầy và chảy máu.

Ngoài ra có một số yếu tố khác cũng có khả năng làm tăng nguy cơ bị trĩ đi ngoài ra máu, như:

  • Táo bón, tiêu chảy và đi ngoài nhiều lần trong ngày.
  • Thường xuyên căng thẳng trong thời gian đi đại tiện.
  • Mắc bệnh táo bón mãn tính.
  • Thói quen lười vận động, sinh hoạt không điều độ.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, hay ăn cay, thức ăn nhiều dầu mỡ, ….
  • Sử dụng các chất kích thích nhiều như rượu bia, thuốc lá, ….
  • Mắc các bệnh viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày, …

3. Triệu chứng của trĩ chảy máu

Một số dấu hiệu nhận biết bị trĩ đi cầu ra máu
Một số dấu hiệu nhận biết bị trĩ đi cầu ra máu

Bệnh trĩ ra máu khi đi đại tiện, máu dính trên phân hoặc giấy đi vệ sinh. Đôi khi lượng máu tiết ra có thể nhỏ giọt và được nhìn thấy trên bồn cầu. Thường lượng máu tiết ra do bệnh trĩ có màu đỏ tươi, tuy nhiên có một số trường hợp đại tiện ra máu màu đen hoặc màu đỏ. Lúc này, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra và điều trị.

Ngoài ra khi bị trĩ ra máu, người bệnh có thể nhận thấy vùng hậu môn xuất hiện thêm một số triệu chứng như:

  • Ngứa ngáy xung quanh vùng hậu môn.
  • Búi trĩ hình có thể ở rìa hậu môn hoặc bên trong ống hậu môn, nên khi sờ vào búi trĩ ngoại sẽ có cảm giác phình to và căng bóng.
  • Đi đại tiện xong có cảm giác chưa hết, muốn đi đại tiện tiếp.
  • Vùng hậu môn tiết dịch nhầy, ẩm ướt, dễ bị kích ứng và khó chịu.

Có một số trường hợp nghiêm trọng hơn, cục máu đông có thể hình thành và tiến triển bên trong búi trĩ, xảy ra phổ biến ở những người bị trĩ ngoại. Áp lực xung quanh các mô khiến trĩ khối vỡ và dẫn đến chảy máu hậu môn. Lượng máu chảy ra từ trĩ huyết khối thường vón cục và có màu sẫm.

4. Bệnh trĩ chảy máu tươi có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ chảy máu có thể xuất hiện đột ngột hoặc nhanh chóng kết thúc sau vài phút. Tuy nhiên tình trạng chảy máu hậu môn kéo dài trên 10 phút, cần phải nhanh chóng áp dụng biện pháp cầm máu, sau đó đến bệnh viện và thông báo tình trạng cho bác sĩ chuyên khoa.

Mặt khác chảy máu khi đi ngoài cũng làm ảnh hưởng tâm lý người bệnh, ám ảnh và sợ đi ngoài, điều này dẫn đến việc phân bị khô cứng lại, gây táo bón. Bệnh trĩ sẽ tiếp diễn và ngày một nặng hơn.

Tình trạng trĩ chảy máu thường không gây nguy hiểm và có thể thuyên giảm theo thời gian. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát và chăm sóc kỹ, tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hình thành các cục máu đông, thiếu máu mãn tính, nhiễm trùng, …

5. Điều trị trĩ chảy máu

Bệnh trĩ bị chảy máu thường là dấu hiệu cảnh báo tình trạng tổn thương hoặc kích thích búi trĩ. Búi trĩ càng to, lượng máu tươi lắng đọng nhiều thì người bị bệnh trĩ càng bị chảy máu nhiều khi đi đại tiện. Vì thế muốn điều trị dứt điểm tình trạng đi ngoài ra máu do bệnh trĩ, người bệnh nên áp dụng các biện pháp dưới đây.

5.1. Biện pháp chăm sóc và điều trị bệnh trĩ chảy máu tại nhà

Chườm lạnh

Chườm lạnh giúp giảm tình trạng viêm, sưng và đi ngoài ra máu tươi
Chườm lạnh giúp giảm tình trạng viêm, sưng và đi ngoài ra máu tươi

Dùng khăn lạnh hoặc túi nước đá ép trực tiếp vào vùng hậu môn trong 10 phút để làm giảm tình trạng sưng, viêm. Cách này còn giúp giảm đau và phòng ngừa chứng đại tiện ra máu tái phát. Mỗi ngày thực hiện này 2-3 lần.

Ngâm hậu môn trong nước ấm

Cách này giúp giảm đau và làm giảm kích ứng. Người bệnh tiến hành ngâm vùng hậu môn – trực tràng trong nước ấm mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 15 phút.

Đi đại tiện khi cần thiết

Khi buồn đi đại tiện hay đi ngay, nếu trì hoãn sẽ khiến cho nhu động ruột bị ức chế, điều này khiến phân trở nên to, khô cứng và gây táo bón. Khi đó đi vệ sinh cố gắng rặn, phân có thể ma sát với búi trĩ dẫn đến trầy xước, kích thích và chảy máu.

Sử dụng khăn ướt

Giấy vệ sinh có bề mặt thô ráp, sần sùi gây khó chịu cho người mắc bệnh trĩ, đặc biệt là trĩ ngoại, đau rát, chảy máu. Vì thế, người bệnh có thể thay thế giấy vệ sinh bằng khăn ướt không hương liệu và không có chất kích ứng da.

Tăng hàm lượng chất xơ và nước cho cơ thể

Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước có thể giúp làm mềm phân, hỗ trợ quá trình đào thải chất cặn bã và phân ra khỏi cơ thể. Việc này ngăn ngừa kích thích các búi trĩ và phòng tránh tình trạng chảy máu hậu môn khi đi đại tiện.

Không ngồi lâu khi đi vệ sinh

Khi đi vệ sinh tránh ngồi quá lâu, vì ngồi quá lâu có thể tạo áp lực lên ổ bụng và vùng hậu môn trực tràng, làm tăng nguy cơ giãn cơ, gia tăng kích thước của búi trĩ và gây chảy máu.

Tăng cường vận động, hoạt động thể chất mỗi ngày

Tăng cường vận động giúp cải thiện bệnh trĩ ra máu rất hữu hiệu
Tăng cường vận động giúp cải thiện bệnh trĩ ra máu rất hữu hiệu

Việc vận động và hoạt động thể chất mỗi ngày không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, mà còn giúp phòng ngừa táo bón, đồng thời làm giảm tần suất xuất hiện và lượng máu tiết ra từ búi trĩ.

Sử dụng chất làm mềm phân

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm nhuận tràng không chỉ tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa mà còn giúp làm mềm phân.

Uống thuốc giảm chảy máu

Sử dụng thuốc giảm chảy máu cần phải theo chỉ định của bác sĩ, một số thường điều trị bệnh trĩ chảy máu bác sĩ kê đơn như:

  • Thuốc Daflon: Thuốc có tác dụng làm bền thành tĩnh mạch, làm giảm rò rỉ các mạch máu nhỏ, ngăn ngừa cục máu đông. Từ đó giúp cải thiện tình trạng bị trĩ chảy máu nhiều.
  • Nhóm thuốc Flavonoid: Nhóm thuốc có tác dụng làm giảm chảy máu, giảm đau và ngứa rát do bệnh trĩ. Chúng có khả năng làm tăng trương lực mạch máu nhờ đó giúp các mao mạch bền hơn, giản tình trạng rò rỉ chảy máu do trĩ.
  • Thuốc Fargelin extra: Thuốc có khả năng hỗ trợ tăng cường tĩnh mạch làm giảm bệnh trĩ chảy nhiều máu. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại không được đánh giá cao bằng nhóm thuốc Flavonoid.

Uống đủ nước

Uống đủ nước từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, khi có thể đủ nước và chất khoáng thì ruột già sẽ hoạt động hiệu quả hơn, quá trình lọc chất thải tạo phân cũng dễ dàng hơn, phân mềm và giảm thiểu khô cứng, giúp cho việc đi đại tiện dễ dàng và ít gây chảy máu hơn.

5.2. Điều trị bệnh trĩ bị chảy máu bằng phương pháp y khoa

Nếu như áp dụng các biện pháp trên không mang lại hiệu quả chữa bệnh như mong đợi, hãy đến bệnh viện để được bác sĩ khám, đánh giá tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị.

Thắt gốc búi trĩ (đối với trĩ nội)

Thắt gốc búi trĩ là cách chữa trĩ nội chảy máu rất hiệu quả
Thắt gốc búi trĩ là cách chữa trĩ nội chảy máu rất hiệu quả

Bác sĩ sẽ sử dụng vòng cao su để thắt búi trĩ. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ chèn đầu dò qua ống soi (thiết bị được đưa vào hậu môn để xem trực tràng). Sau đó, bác sĩ sẽ gắn một thiết bị giống như dây cao su ở đáy của búi trĩ, dây cao su này sẽ cắt đứt lưu thông máu, làm co và loại bỏ búi trĩ sau một thời gian.

Tiêm xơ búi trĩ

Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiêm một loại thuốc có chứa hoạt chất đặc biệt vào búi trĩ. Sau vài ngày tiêm, búi trĩ có thể teo lại và tự rơi ra ngoài.

Đốt trĩ bằng tia laser

Bác sĩ sử dụng laser hồng ngoại hoặc tần số vô tuyến để làm đông các tĩnh mạch gần búi trĩ. Phương pháp này dùng một đầu dò hồng ngoại tiếp cận sát gốc búi trĩ. Nếu sử dụng tần số vô tuyến, điện cực hình quả cầu được kết nối với máy phát tần số vô tuyến khiến cho các búi trĩ đông lại và bay hơi. Tuy nhiên, phương pháp này có nhiều khả năng dẫn đến bệnh trĩ tái phát, so với thắt búi trĩ bằng dây cao su.

Liệu pháp điện cao tần

Bác sĩ sử dụng dòng điện cao tần điều trị bệnh trĩ có nhiệt độ khoảng 70 – 80 độ C để làm búi trĩ teo lại và rơi ra.

Phẫu thuật cắt trĩ

Phẫu thuật cắt trĩ giúp loại bỏ nhanh bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi
Phẫu thuật cắt trĩ giúp loại bỏ nhanh bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi

Phẫu thuật cắt trĩ thường được chỉ định cho những trường hợp bị trĩ tái phát, chảy máu nhiều. Trước khi áp dụng phương pháp phẫu thuật này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ gây tê tại chỗ, một số trường hợp có thể gây mê toàn thân. Phẫu thuật này giúp bệnh nhân loại bỏ nhanh búi trĩ và các triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên, sau khi áp dụng phương pháp này người bệnh mất nhiều thời gian để phục hồi, đau đớn và có thể mắc một số biến chứng nguy hiểm như hẹp hậu môn, chảy máu, nhiễm trùng, …nếu không chăm sóc tốt nhất.

Kẹp búi trĩ để chữa vỡ búi trĩ chảy máu

Bác sĩ sử dụng một thiết bị để kẹp búi trĩ nội, ngăn không cho nó sa ra ngoài khỏi hậu môn. Đồng thời, cắt đứt nguồn cung cấp máu vào búi trĩ, các mô cuối cùng chết dần và không bị chảy máu nữa. Phương pháp này cho thời gian phục hồi nhanh hơn và ít đau so với phẫu thuật cắt trĩ.

6. Búi trĩ chảy máu: Khi nào bạn cần đến bệnh viện?

Bệnh trĩ chảy máu cần đến bệnh viện khi có những dấu hiệu như:

  • Đi ngoài phân quá rắn hoặc lỏng, màu sắc phân thay đổi.
  • Thói quen đại tiện thay đổi, nhiều hơn hoặc ít hơn so với bình thường.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Đau hậu môn, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn.
  • Sốt, chóng mặt, say xẩm.

7. Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ chảy máu

Bệnh trĩ chảy máu do gia tăng áp lực lên vùng hậu môn trực tràng và căng thẳng quá mức khi đi đại tiện. Để phòng ngừa tốt bệnh trĩ chảy máu, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây.

Ăn nhiều chất xơ

Ăn nhiều chất xơ là cách phòng ngừa bệnh trĩ bị chảy máu rất hiệu quả
Ăn nhiều chất xơ là cách phòng ngừa bệnh trĩ bị chảy máu rất hiệu quả

Chất xơ có nhiều trong các thực phẩm như rau xanh, trái cây, khoa lang, ngũ cốc nguyên hạt, ….Chất xơ khi ăn vào sẽ kích thích nhu động ruột, giúp phân mềm, quá trình đi đại tiện diễn ra dễ dàng hơn.

Uống nhiều nước

Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày không chỉ giúp thanh lọc cơ thể, tăng lưu thông tuần hoàn máu mà còn giúp làm mềm phân và chống táo bón.

Tập thể dục mỗi ngày

Thường xuyên vận động mỗi ngày có thể tăng cường nhu động ruột, làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ và phòng ngừa bệnh táo bón.

Tránh nâng vật nặng

Những hoạt động bưng bê, mang vác vật nặng, vật cồng kềnh có thể tạo áp lực lên vùng xương chậu và hậu môn trực tràng, kích thích búi trĩ, khiến các mạch máu căng ra và gây ra tình trạng chảy máu. Vì thế, không nên mang vác vật nặng hoặc bưng bê các vật cồng kềnh.

Sử dụng sản phẩm thảo dược phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Sử dụng sản phẩm thảo dược phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ chứa thành phần Diếp cá, Đương quy, Rutin, Meriva và Magie có tác dụng làm tăng sức bền thành mạch, làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ như ngứa rát, chảy máu, ….ngăn ngừa bệnh tái phát và tiến triển nặng. Vì thành phần thảo dược tự nhiên nên rất an toàn khi sử dụng, có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. (Xem sản phẩm tại đây).

Bệnh trĩ chảy máu có thể cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, áp dụng các cách chăm sóc và điều trị tại nhà. Nhưng nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, người bệnh hãy đến bệnh viện điều trị.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA