Nước dừa có vị ngon ngọt, thanh mát được khá nhiều người ưa chuộng dùng làm đồ uống giải khát. Thế nhưng không phải ai cũng có thể dùng được loại đồ uống này, nhất là những người có vấn đề về đường tiêu hóa. Những người bị bệnh trĩ có nên uống nước dừa hay không?
1. Bị bệnh trĩ có nên uống nước dừa?
Uống nước dừa mang lại rất nhiều lợi ích tích cực đối với sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sỏi thận, tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp,… Như vậy, người bị bệnh trĩ có nên uống nước dừa không? Để giải đáp thắc mắc này, trước hết, người bệnh cần biết rõ chế độ ăn uống hàng ngày có phải là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ hay không cũng như hậu quả điển hình do bệnh tình gây ra.
Bệnh trĩ là bệnh lý thuộc vùng hậu môn – trực tràng do sự giãn nở quá mức của các mạch máu và tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh có thể bị các triệu chứng như đau rát, ngứa ngáy, xuất hiện máu khi đi đại tiện. Căn bệnh này nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách có khả năng cao làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và công việc.
Quay trở lại với câu hỏi “bệnh trĩ có nên uống nước dừa không?” các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng nước dừa ở bệnh nhân mắc bệnh trĩ, đặc biệt là những người bị bệnh trĩ độ 3 và độ 4. Bởi nước uống ngày có thể khiến cho tình trạng bệnh nặng thêm, tăng khả năng viêm sưng và chảy máu ở búi trĩ. Điều này hoàn toàn không tốt cho người mắc bệnh trĩ.
Theo Đông y, nước dừa có tính hàn nên có khả năng làm tăng nguy cơ táo bón, tăng áp lực tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng,… đây là nguyên nhân phổ biến khiến bệnh trĩ trở nặng hơn.
Như vậy những người bị bệnh trĩ không nên uống nước dừa. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là hoàn toàn kiêng cữ tuyệt đối. Người bệnh vẫn có thể uống với liều lượng vừa đủ. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi,… song hạn chế các đồ uống nóng, thức ăn khó tiêu để ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ làm mềm phân.
2. Người bệnh trĩ nên tránh uống gì?
Bệnh trĩ có nên uống nước dừa đã được giải đáp ở trên. Người bệnh trĩ cũng nên tránh uống các loại thức uống dưới đây.
- Nước có gas: Thực thế nước ngọt có ga chứa nhiều đường nên có nguy cơ làm tăng cân nặng và gây áp lực lên hậu môn. Bên cạnh đó, đồ uống này còn gây cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng có trong thức ăn, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ táo bón.
- Rượu bia và các loại đồ uống có cồn: Nếu không muốn bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng, người bệnh cần kiêng cữ dùng rượu bia hay đồ uống có cồn. Nếu dùng nhiều rượu bia sẽ kích thích tiểu nhiều, điều này dễ khiến cơ thể bị mất nước dẫn đến tình trạng phân khô và đại tiện trở nên khó khăn hơn.
- Cà phê và trà đặc: Uống cà phê hay trà đặc đều có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn do chứa hàm lượng cao chất kích thích. Vì thế, khi bị bệnh trĩ cần tránh xa sử dụng cà phê và trà đặc.
3. Một số loại thức uống tốt cho người bị bệnh trĩ
Sau khi biết được “bệnh trĩ có nên uống nước dừa?”, người bệnh nên thử uống một số loại thức uống khác tốt cho tình trạng bệnh trĩ.
3.1. Thức uống từ Việt quất
Quả Việt quất cung cấp hoạt chất chống oxy hóa và chất xơ cao như anthocyanin và pectin có tác dụng tái tạo và sửa chữa các protein hỏng, đồng thời thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và lưu thông máu ở các tĩnh mạch máu. Nếu sử dụng thường xuyên nước ép Việt quất sẽ giúp hỗ trợ điều trị và ngăn chặn bệnh trĩ tái phát trong tương lai.
3.2. Yến mạch
Yến mạch chứa rất nhiều chất xơ, có khả năng ngăn ngừa táo bón do cơ chế làm mềm phân, hạn chế sự căng thẳng phồng các tĩnh mạch hậu môn – trực tràng khi đi tiêu. Ăn uống mạch sẽ giúp cải thiện sức khỏe và vấn đề bệnh trĩ.
3.3. Nước ép đu đủ
Trong nước ép đu đủ chứa hàm lượng lớn chất papain – một loại enzyme tiêu hóa protein, có tác dụng làm mềm phân và phân hủy thức ăn ở dạ dày. Vì thế, khi uống nước ép đu đủ sẽ giúp giảm nguy cơ táo bón và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
3.4. Nước ép anh đào
Trong nước ép anh đào chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, làm giảm đau nhức xương khớp. Không những thế nước ép anh đào chứa hoạt chất chống oxy hóa như proanthocyanidin và anthocyanin có tác dụng làm săn chắc và tăng cường các tĩnh mạch trĩ, từ đó giúp giảm đau và sưng ở búi trĩ.
3.5. Nước lọc
Uống nước lọc không chỉ giúp thanh lọc cơ thể, tăng tuần hoàn máu lưu thông mà còn có tác dụng đẩy lùi tình trạng táo bón, ngăn ngừa bệnh trĩ. Nên uống mỗi ngày ít nhất 2 – 2,5 lít nước.
3.6. Nước ép lựu đỏ
Nước ép lựu đỏ giàu vitamin và hoạt chất chống oxy hóa polyphenol, có tác dụng giảm viêm và ngăn chặn stress oxy hóa. Đồng thời, chúng còn có đặc tính làm se mạnh, rất tốt cho bệnh nhân mắc trĩ. Do đó, để giảm tình trạng viêm sưng và đau ở hậu môn do bệnh trĩ gây ra, người bệnh nên uống ít nhất 1 – 2 ly nước ép lựu đỏ mỗi ngày.
3.7. Nước ép cam và chuối
Uống nước ép cam và chuối giúp cung cấp khoảng chất và chất xơ cho cơ thể, từ đó giúp tăng cường chức năng mô và làm bền thành tĩnh mạch ở hậu môn, ngăn chặn bệnh trĩ tái phát. Bên cạnh đó, nước ép cam và chuối còn giúp thúc đẩy và hỗ trợ đào thải, ngăn chặn táo bón – nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
3.8. Nước ép cà rốt
Trong cà rốt có chứa rất nhiều thành phần khoáng chất và vitamin rất có lợi cho sức khỏe, nhiều nhất là vitamin A, C đặc biệt là chất xơ rất tốt cho người bị táo bón, bệnh trĩ. Người bệnh nên bổ sung loại nước ép này trong khẩu phần ăn hàng tuần.
3.9. Nước ép rau xanh
Nước ép rau xanh chứa hàm lượng chất xơ dồi dào rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng và ngăn chặn tình trạng táo bón. Vì thế, người mắc bệnh trĩ nên thường xuyên bổ sung loại đồ uống đó.
3.10. Nước ép rau diếp cá
Nước ép rau diếp cá có tác dụng thanh lọc cơ thể, chống viêm, khử trùng vết lở loét búi trĩ. Vì thế, người bệnh trĩ nên uống rau diếp cá mỗi ngày để vừa phòng ngừa vừa điều trị bệnh trĩ.
Bên cạnh việc sử dụng các loại thức uống, người bệnh trĩ có thể sử dụng thêm sản phẩm chứa rau diếp cá cùng với đương quy, hoa hòe, meriva và magie giúp tăng sức bền thành tĩnh mạch, làm lành tổn thương, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ như đau rát, chảy máu, sa búi trĩ,… Kết hợp cùng với sản phẩm gel bôi chứa thành phần cao diếp cá, cao thầu dầu tía, cao trầu không, cao nhọ nồi, nghệ nano giúp làm se, làm mát, ngăn ngừa viêm nhiễm, làm lành vết thương,…
Trên đây là những thông tin chia sẻ, giải đáp vấn đề “bị bệnh trĩ có nên uống nước dừa hay không?”. Đồng thời đưa ra những lời khuyên hữu ích nên và không nên sử dụng một số loại thức uống tốt cho người bệnh trĩ.
Bài viết liên quan:
- Người bị bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng ăn gì để mau khỏi?
- Bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì? 16 loại quả giúp cải thiện bệnh trĩ
- Bị bệnh trĩ có nên ăn rau muống không?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA