Viêm phế quản cấp j20 là gì? Cách điều trị hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
4 Tháng chín 2024

Lần cập nhật cuối:
13 Tháng chín 2024

Số lần xem:
37

Viêm phế quản cấp j20 là tên gọi khác của bệnh viêm phế quản cấp tính. Bệnh xảy ra do bị viêm đường hô hấp, nhiễm lạnh, sức đề kháng yếu hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại,… Cùng tìm hiểu về bệnh lý này và cách điều trị hiệu quả trong nội dung dưới đây.

Nhiều người chưa biết viêm phế quản cấp j20 là bệnh gì
Nhiều người chưa biết viêm phế quản cấp j20 là bệnh gì

1. Bệnh viêm phế quản cấp J20 là gì?

Trong bảng mã Phân loại quốc tế về bệnh tật được Tổ chức Y tế Thế giới ban hành, J20 là kí hiệu đại diện cho bệnh viêm phế quản cấp. Do đó viêm phế quản cấp J20 là tên gọi khác của bệnh viêm phế quản cấp thông thường, đây là bệnh lý thuộc đường hô hấp dưới, ở các đường dẫn khí trung bình và nhỏ trong phổi. Tình trạng nhiễm trùng vùng niêm mạc phế quản xảy ra cấp tính gây nên phản ứng viêm mạnh mẽ tại đây, từ đó khiến phế quản co thắt, phù nề, rối loạn xuất tiết, dẫn đến các triệu chứng, trong đó điển nhất là các cơn ho và tăng tiết đờm. 

Bệnh xảy ra phổ biến hơn khi thời tiết giao mùa và vào mùa Thu Đông, có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ, trong đó trẻ em thường mắc nhiều hơn.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cấp J20

Vì sao lại bị viêm phế quản cấp j20?
Vì sao lại bị viêm phế quản cấp j20?

Nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản cấp thường là virus, vi khuẩn hoặc do cả 2 tác nhân. Ngoài ra bệnh có thể do nhiễm nấm hay một số yếu tố vật lý – hoá học khác.

Nói virus là nguyên nhân chính gây viêm phế quản cấp vì virus chiếm đến 50 – 90% tổng số các trường hợp mắc bệnh và thường là virus cúm, virus á cúm, các Rhinovirus, Coronavirus… Các vi khuẩn thường gây viêm phế quản cấp là các vi khuẩn nội bào, phế cầu. Viêm phế quản do nấm hay xảy ra cùng với bệnh cảnh tưa lưỡi – miệng mà chủ đạo là nấm Candida albicans, xảy ra trên người bệnh có hệ miễn dịch không tốt và sử dụng nhiều kháng sinh. Các yếu tố dị nguyên, hóa học như hơi nước, hơi dầu khí, bụi mịn, khói thuốc lá, khí amoniac,… đều có thể làm kích thích niêm mạc phế quản trẻ nhỏ, gây ra hiện tượng đáp ứng viêm quá mức dẫn đến viêm phế quản cấp gây co thắt, ho và khò khè.

3. Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản cấp J20

Rất dễ dàng để nhận biết một người đang bị viêm phế quản cấp j20
Rất dễ dàng để nhận biết một người đang bị viêm phế quản cấp j20

Khi mắc bệnh viêm phế quản cấp J20 người bệnh sẽ thấy có các dấu hiệu, triệu chứng sau:

  • Ho đau và khó chịu, thường là ho khan hoặc có đờm nhẹ.
  • Có máu trong đờm và đây là dấu hiệu cần lưu ý.
  • Người bệnh có thể thấy khó thở và ngắn hơi.
  • Cảm giác đau hoặc nặng ngực khi hoặc thở sâu.
  • Người bệnh có thể có sốt cao và cảm thấy mệt mỏi.
  • Ở một số trường hợp nặng thấy tiếng thở rít khi hít thở.

4. Các yếu tố nguy cơ dễ mắc viêm phế quản cấp J20

Yếu tố nguy cơ dễ bị viêm phế quản cấp j20
Yếu tố nguy cơ dễ bị viêm phế quản cấp j20

Ngoài các nguyên nhân khiến người bệnh mắc viêm phế quản cấp j20 như sự thay đổi thời tiết, khí hậu lạnh, độ ẩm cao hoặc sự ô nhiễm môi trường, khí độc hại và nồng độ bụi mịn cao trong không khí… thì còn có các yếu tố nguy cơ như:

  • Thuốc lá: Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến viêm phế quản cấp ở người lớn.
  • Hệ miễn dịch yếu: Khi cơ thể có sức đề kháng yếu kém do mắc bệnh lý khác thì sẽ yếu hơn trong việc chống chọi với các tác nhân siêu vi, vi khuẩn khiến bệnh viêm phế quản dễ xảy ra.
  • Độ tuổi: Các đối tượng như người cao tuổi và trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dễ mắc bệnh lý này nhất.
  • Mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: Do lượng acid thường trào ngược từ dạ dày lên vùng hầu họng có thể khiến vùng niêm mạc tại đây bị kích ứng, khởi phát cho sự viêm nhiễm đường hô hấp dưới, trong đó có viêm phế quản cấp.
  • Cơ địa dị ứng, hen suyễn: Đây cũng là đối tượng nguy cơ của bệnh lý viêm phế quản cấp. Việc tồn tại sự co thắt, viêm nhiễm mạn tính tại đường thở dưới, cùng với sự nhạy cảm với các yếu tố dị nguyên khiến viêm phế quản cấp dễ xảy ra và có thể diễn tiến nặng hơn.

5. Nguy hiểm của bệnh viêm phế quản cấp J20

Bệnh viêm phế quản cấp j20 liệu có nguy hiểm không?
Bệnh viêm phế quản cấp j20 liệu có nguy hiểm không?

Viêm phế quản cấp J20 thường là một bệnh nhẹ, thường không gây nguy hiểm, có thể tự giới hạn và tự phục hồi sau một vài tuần. Nhưng bệnh cũng có thể chuyển nặng hơn và phát triển thành mãn tính nếu người bệnh chủ quan không điều trị. Trong một số trường hợp nặng, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy tim và suy hô hấp. Lúc này việc điều trị sẽ rất khó khăn và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

6. Cách điều trị bệnh viêm phế quản cấp j20

Với trường hợp viêm phế quản cấp J20 nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị bằng các cách sau:

  • Nghỉ ngơi và hạn chế hoạt động vất vả.
  • Uống đủ nước và duy trì lượng nước đủ cho cơ thể.
  • Sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt như paracetamol.
  • Sử dụng thuốc ho giảm triệu chứng và đờm như dextromethorphan hoặc guaifenesin.
  • Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Nếu bệnh nặng hoặc kéo dài, người bệnh có thể dùng các loại kháng sinh hoặc thuốc kháng vi khuẩn để điều trị nhiễm trùng do bác sĩ kê đơn. Lưu ý tránh  dùng sai liều lượng sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Với người mắc bệnh viêm phế quản cấp j20 là bà bầu hoặc là người đang cho con bú thì không nên sử dụng thuốc vì có thể ảnh hưởng đến em bé. Thay vào đó nên dùng nước muối sinh lý thông thường, các phương pháp tự nhiên như ăn chanh đào ngâm mật ong, củ cải hấp mật ong, ô liu,… để cải thiện tình trạng bệnh.

Biện pháp phòng ngừa và điều trị viêm phế quản cấp j20 hiệu quả nhất
Biện pháp phòng ngừa và điều trị viêm phế quản cấp j20 hiệu quả nhất

7. Các biện pháp phòng tránh viêm phế quản J20

Để phòng ngừa viêm phế quản nhất là ở trẻ nhỏ thì có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Giữ môi trường sống sạch sẽ và thoáng mát để ngăn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Thường xuyên dọn dẹp và vệ sinh nơi ở, đảm bảo tay chân của trẻ nhỏ và người chăm sóc luôn được giữ sạch sẽ.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang và hạn chế ra ngoài khi chuyển mùa hoặc tiếp xúc với những người có triệu chứng ho, sổ mũi.
  • Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể và có chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, hoa quả để cung cấp đủ chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng.

Viêm phế quản cấp J20 là một bệnh lý phổ biến nhưng có thể điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm. Đừng bỏ qua những triệu chứng nhỏ nhặt và hãy chủ động thăm khám khi cần thiết. Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe hô hấp sẽ giúp bạn tránh xa những rủi ro không mong muốn và tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh.

Bài viết liên quan:

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời