Bệnh viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
5 Tháng chín 2024

Lần cập nhật cuối:
13 Tháng chín 2024

Số lần xem:
29

Viêm phế quản cấp có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch yếu hoặc có tiền sử bệnh phổi mãn tính. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua nội dung dưới đây.

Nhiều người bệnh thắc mắc liệu viêm phế quản cấp có thực sự nguy hiểm không
Nhiều người bệnh thắc mắc liệu viêm phế quản cấp có thực sự nguy hiểm không

1. Các biểu hiện của viêm phế quản cấp

Người bệnh viêm phế quản có thể cơ dấu hiệu và triệu chứng khác nhau với mức độ không giống nhau. Tuy nhiên, các trường hợp đều xuất hiện những triệu chứng dưới đây:

  • Ho: Người bị viêm phế quản cấp thường bị ho liên tục, ho khan, ho có đờm. Khi ho, có thể kèm theo triệu chứng đau tức ngực, chảy nước mũi.
  • Đau họng: Biểu hiện là họng của người bệnh có thể sưng to, ngứa rát và đau khi nuốt.
  • Tiết đờm: Phản ứng viêm thường gây nên tình trạng tiết dịch đờm. Đờm có thể có màu xanh, vàng hoặc trắng.
  • Sốt: Người bệnh viêm phế quản cấp có thể bị sốt theo từng cơn hoặc sốt liên tục nhưng cũng có người bệnh không bị sốt.
  • Thở khò khè: Do thành phế quản bị sưng, viêm, phù nề nên dẫn đến hẹp lòng phế quản. Sau đó khi người bệnh thở, không khí đi qua khe hẹp nên sẽ phát ra tiếng khò khè.
  • Mệt mỏi: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, uể oải.
  • Biểu hiện khác: Ngoài ra, người bị viêm phế quản cấp còn có các triệu chứng khác như khó thở, thở nhanh.

2. Viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?

Biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi bị viên phế quản cấp
Biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi bị viên phế quản cấp
  • Viêm phế quản mạn: Biến chứng này là thường gặp nhất do viêm phế quản cấp nếu không điều trị dứt điểm, sẽ dễ tái đi tái lại nhiều lần và tiến triển thành viêm phế quản mạn không thể chữa khỏi. Các triệu chứng của bệnh sẽ theo suốt cuộc đời người bệnh mà không thể nào trị dứt điểm hẳn.
  • Viêm phổi: Đây là biến chứng khác của viêm phế quản cấp và là biến chứng nguy hiểm mà người bệnh cần hết sức lưu ý, không được chủ quan trong điều trị.
  • Áp xe phổi: Bệnh viêm phế quản cấp có thể biến chứng thành áp xe phổi – tình trạng nhiễm trùng phổi khiến các mô quanh phổi bị sưng, có thể có mủ. Biến chứng này có thể gây tử vong do nhiễm trùng, hoại tử.
  • Hen phế quản: Viêm phế quản cấp không điều trị khỏi sẽ khiến lớp niêm mạc phế quản bị tổn thương, lâu dần phát triển thành hen mãn tính, đặc biệt nguy hiểm đối với người cao tuổi.
  • COPD: COPD là tình trạng tắc nghẽn phổi, xuất hiện nhiều dịch đờm ở cổ, khó thở, thở khò khè… Viêm phế quản cấp không được điều trị khỏi dễ phát triển thành COPD với các triệu chứng tiết nhiều dịch nhầy, tạo điều kiện để tác nhân gây bệnh xâm nhập, phát triển thành bệnh lý nghiêm trọng.
  • Bệnh lý về tim mạch: Một biến chứng nguy hiểm của bệnh là có thể dẫn đến suy giảm miễn dịch và tiến triển thành một số bệnh lý liên quan đến tim mạch.

3. Hướng dẫn chăm sóc người bị viêm phế quản cấp

Chăm sóc đúng cách giúp giảm sự nguy hiểm của viêm phế quản cấp
Chăm sóc đúng cách giúp giảm sự nguy hiểm của viêm phế quản cấp

Để chăm sóc người bệnh viêm phế quản thì cần lưu ý xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn cũng như ngăn ngừa tối đa nguy cơ biến chứng nguy hiểm, đó là:

  • Tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên tự ý dừng thuốc, đổi thuốc, tự mua thuốc về uống.
  • Thường xuyên thăm khám để theo dõi tình trạng tiến triển bệnh, khám lại ngay khi triệu chứng trở nặng không đỡ hoặc có biểu hiện bất thường.
  • Uống nhiều nước lọc giúp làm loãng đờm. Hạn chế uống sữa vì sẽ khiến đờm nhiều hơn, đặc hơn.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin C tăng cường sức đề kháng, ăn nhiều trái cây.
  • Không hút thuốc lá, tránh xa những nơi có khói thuốc.
  • Giữ ấm cơ thể khi thay đổi thời tiết và khi trời lạnh.
  • Vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, tránh lây nhiễm vi khuẩn, virus.
  • Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, ngủ đủ giấc…
  • Thường xuyên tập luyện thể dục để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Hàng năm nên tiêm phòng cúm để phòng chủng virus cúm hay gặp.
  • Nên hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất độc hại, đeo khẩu trang khi ra ngoài.
  • Không nên hút thuốc lá vì đây là một trong những nguồn gốc gây ra nhiều căn bệnh liên quan đến hệ hô hấp.

Nếu bạn lo lắng về việc viêm phế quản cấp có nguy hiểm không, hãy nhớ rằng sự nguy hiểm có thể được giảm thiểu nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Đừng ngần ngại thăm khám bác sĩ để bảo vệ sức khỏe của mình và những người thân yêu.

Bài viết liên quan:

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời