Thừa estrogen: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
7 Tháng năm 2024

Lần cập nhật cuối:
23 Tháng năm 2024

Số lần xem:
177

Thừa estrogen là một dạng rối loạn nội tiết tố, gây ra nhiều bất thường cả về cả sinh lý và tâm lý cho người mắc. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ tác động tiêu cực không nhỏ đến đời sống hàng ngày.

Tìm hiểu về tình trạng dư thừa estrogen
Tìm hiểu về tình trạng dư thừa estrogen

1. Thừa estrogen là gì?

Estrogen là một loại hormone sinh dục có ở cả nam và nữ. Tuy nhiên nồng độ estrogen ở nữ giới cao hơn gấp nhiều lần so với ở nam giới. Chính vì vậy, estrogen chịu trách nhiệm cho sự hình thành và phát triển hệ thống sinh sản, các đặc điểm giới tính như ngực nở, giọng nói thanh thoát, khung xương nhỏ, chu kỳ kinh nguyệt,…

Thừa estrogen xảy ra khi cơ thể sản xuất quá nhiều estrogen khiến nồng độ hormone này trong cơ thể tăng cao hoặc khi nồng độ hormone progesterone, testosterone giảm xuống. Estrogen tăng cao gây nhiều ảnh hưởng đến tâm sinh lý, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như bệnh tuyến giáp, ung thư vú, ung thư buồng trứng, bệnh tim mạch…

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng dư thừa estrogen

Nguyên nhân gây ra tình trạng dư thừa nội tiết tố estrogen
Nguyên nhân gây ra tình trạng dư thừa nội tiết tố estrogen

Thông thường, nồng độ estrogen có xu hướng tăng tự nhiên khi cơ thể đến tuổi dậy thì và trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên trong một số trường hợp do ảnh hưởng của các yếu tố tác động khác, nồng độ estrogen cũng có thể tăng cao dẫn đến dư thừa. Nguyên nhân gây dư thừa estrogen có thể kể đến như:

  • Nồng độ estrogen có thể tăng lên vì tác dụng của thuốc. Người bệnh sử dụng liệu pháp thay thế estrogen, một phương pháp chữa trị những triệu chứng mãn kinh, có khả năng đối mặt với những tác dụng phụ của estrogen cao. Những loại thuốc khác cũng có khả năng làm tăng nồng độ estrogen gồm biện pháp tránh thai nội tiết, một số thuốc kháng sinh, thuốc thảo dược, phenothiazin.
  • Có tiền sử gia đình mắc phải tình trạng estrogen cao.
  • Một số vấn đề sức khỏe có khả năng làm tăng nồng độ estrogen như béo phì, khối u buồng trứng, bệnh lý về gan…
  • Các trường hợp như: u vùng hạ đồi tuyến yên, u buồng trứng, u thượng thận,… gây tăng kích thích tiết estrogen hoặc do sử lạm dụng estrogen ngoại sinh quá liều.
  • Người sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác có thể bị giảm khả năng chuyển hóa horome này trong cơ thể.
  • Cơ thể bị rối loạn bài tiết estrogen. Đối với người mắc bệnh gan, do hoạt động kém hiệu quả, có thể làm giảm khả năng chuyển hóa và loại trừ lượng estrogen dư thừa ra khỏi cơ thể.

Bên cạnh đó, một vài yếu tố sau đây góp phần gây nên tình trạng thừa estrogen:

  • Béo phì, thừa cân
  • Tình trạng rối loạn hệ khuẩn ruột
  • Lạm dụng một số loại thuốc làm tăng estrogen như thuốc tránh thai, thuốc bổ sung nội tiết tố,… gây ức chế sản sinh progesteron và testosteron.

3. Dấu hiệu nồng độ estrogen cao

Dưới đây là một số những biểu hiện tiềm tàng của việc estrogen tăng cao:

Ở nữ giới

Dấu hiệu estrogen tăng cao ở nữ giới
Dấu hiệu estrogen tăng cao ở nữ giới

Chị em có thể dựa vào một số dấu hiệu sau để nhận biết cơ thể mình đang dư thừa estrogen:

  • Sưng và đau ở ngực ngoài chu kỳ kinh nguyệt.
  • Cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ, khó tập trung, chán ăn, ăn uống không ngon miệng.
  • Tăng cân nhanh.
  • Kinh nguyệt không đều, tăng triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt như sưng đau ngực, nổi mụn trứng cá, cơ thể khó chịu…
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Rụng tóc.
  • Tay chân lạnh.
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ bị hồi hộp, lo lắng, hoảng loạn,…

Ở nam giới

Dấu hiệu lượng estrogen cao ở nam giới
Dấu hiệu lượng estrogen cao ở nam giới

Nam giới có thể nhận biết dấu hiệu tăng estrogen qua các biểu hiện như:

  • Giảm khối cơ, mô vú phát triển khiến ngực to lên
  • Rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục.
  • Đau đầu, rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ.
  • Có khả năng gây vô sinh.

4. Biến chứng có thể xảy ra khi estrogen cao

Sự tăng lên của estrogen trong cơ thể mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính. Dư thừa estrogen kéo dài khiến cơ thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm:

  • Tăng huyết áp, canxi trong máu thấp
  • Ung thư vú
  • Ung thư cổ tử cung
  • Ung thư buồng trứng
  • Ung thư nội mạc tử cung

Các biến chứng khi estrogen tăng cao gây nguy hiểm, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì vậy khi cơ thể có các dấu hiệu như phần trên đưa ra, bạn nên đến gặp bác sĩ và làm xét nghiệm đo nồng độ estrogen trong máu.

5. Phương pháp chẩn đoán dư thừa nội tiết tố estrogen

Phương pháp chẩn đoán dư thừa nội tiết tố
Phương pháp chẩn đoán dư thừa nội tiết tố

Nồng độ estrogen có thể ở mức bình thường hay cao – thấp khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính của từng người. Vì thế, ngoài những biểu hiện bên ngoài cơ thể, muốn biết chính xác cơ thể có đang bị dư thừa estrogen hay không, bạn cần tiến hành xét nghiệm định lượng estradiol (E2) trong máu. Nếu những các chỉ số nội tiết tố đều vượt ngưỡng bình thường, người bệnh có nguy cơ mắc phải tình trạng dư thừa estrogen.

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu. Khi sử dụng máu, xét nghiệm thực hiện nhờ huyết thanh và huyết tương. Người bệnh sẽ không cần phải nhịn ăn. Một số trường hợp bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh ngưng sử dụng những loại thuốc làm thay đổi kết quả. Khi sử dụng nước tiểu làm mẫu thử, bác sĩ sẽ cần thu thập nước tiểu của người bệnh trong vòng 24 giờ và bảo quản trong bình với chất bảo quản axit boric.

6. Điều trị tình trạng thừa estrogen

Để giải quyết được vấn đề thừa estrogen, cần phải xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Trong trường hợp bệnh nhân mắc phải ung thư buồng trứng, bác sĩ có thể đề xuất cắt bỏ buồng trứng để loại bỏ cơ quan sản xuất lượng lớn estrogen trong cơ thể.

Người bệnh cũng có thể áp dụng các biện pháp điều trị khác như:

  • Dùng thuốc có khả năng làm giảm nồng độ estrogen
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Kiểm soát nồng độ estrogen thông qua việc cải thiện chế độ ăn uống như giảm các món nhiều chất béo, ăn thực phẩm giàu chất xơ.
  • Giảm cân đối với người bệnh có dấu hiệu thừa cân, béo phì.
  • Thay đổi đơn thuốc hoặc áp dụng các phương pháp điều trị thay thế, nếu bác sĩ nhận thấy loại thuốc đang dùng khiến nồng độ estrogen của bệnh nhân tăng cao.

7. Phòng ngừa tình trạng thừa estrogen

Cách phòng ngừa tình trạng dư thừa estrogen
Cách phòng ngừa tình trạng dư thừa estrogen

Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn kiểm soát tốt lượng estrogen trong cơ thể và hạn chế việc estrogen tăng bất thường.

Ăn ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt chứa hàm lượng chất xơ dồi dào giúp tăng khả năng hấp thụ cholesterol (tiền thân estrogen) giúp hạn chế những tác động chuyển hóa từ mô mỡ thừa, từ đó cân bằng lượng estrogen đồng thời ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm như ung thư.

Ăn nhiều rau quả

Rau xanh và trái cây là nguồn bổ sung phytoestrogen (estrogen thực vật) dồi dào, giúp cân bằng hàm lượng hormone estrogen trong cơ thể. Bên cạnh đó, rau củ còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin E và C có tác dụng chống oxy hóa. Còn vitamin A, B6, D còn giúp cải thiện tâm trạng, tính khí thất thường trong giai đoạn mãn kinh.

Một số loại rau quả như xoài, nho, táo, dâu tây, việt quốc, cam, chuối, kiwi, bưởi, khoai lang, mướp, khoai tây, hành tây, cà rốt,… là những loại bạn nên bổ sung để cân bằng lượng estrogen trong cơ thể.

Hạn chế ăn thịt đỏ

Thịt đỏ là nguồn cung cấp protein khổng lồ cho cơ thể, tuy nhiên nó có nguy cơ khiến estrogen tăng cao. Vì thế, chị em đang bị thừa estrogen cần hạn chế sử dụng các loại thịt thịt bò, thịt dê, thịt cừu,… và các thực phẩm đóng gói như xúc xích, thịt xông khói, thịt đông lạnh,..

Kiểm soát tốt cân nặng

Giữ cân nặng ở mức hợp lý cũng là cách giúp cân bằng nội tiết tố, bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng thừa estrogen. Để duy trì mức cân nặng ổn định, bạn cần thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, kết hợp với tập luyện và dinh dưỡng khoa học như:

  • Thiết lập đồng hồ sinh học cho cơ thể, đi ngủ sớm và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Vận động ít nhất 30 phút/ngày với những bài đơn giản như đi bộ, thiền, yoga, đạp xe, chạy bộ,..

Không sử dụng rượu hoặc các chất kích thích có hại

Những người bị rối loạn nội tiết tố nữ nên hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ uống có ga, thuốc lá,… Bởi vì chúng chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tâm trạng và gây trầm trọng thêm tình trạng mất cân bằng lượng estrogen trong cơ thể.

Thừa estrogen gây ảnh hưởng đến nhan sắc, sinh lý và sức khỏe tổng thể của chị em. Chính vì vậy, ngoài việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa trên, chị em có thể tham khảo các sản phẩm chứa estrogen thảo dược như EstroG-100 và các tiền nội tiết tố nữ Pregnenolone (củ mài) giúp cân bằng estrogen một cách tự nhiên.

EstroG-100 được chiết xuất từ Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu. Đây là 3 loại thảo dược quý của Hàn Quốc và được sử dụng tại Hàn Quốc, Trung Quốc hàng trăm như một phương thuốc dân gian. EstroG-100 hoạt động theo cơ chế là một loại nguyên liệu để cơ thể tự tổng hợp estrogen thao nhu cầu. Từ đó, giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể mà không gây dư thừa hay các tác dụng phụ khác.

Hy vọng những thông tin trên có thể giải đáp cho bạn những thắc mắc về tình trạng thừa estrogen.

>> Xem thêm: Thiếu estrogen: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả

Nguồn tham khảo:

[1]. What are the symptoms of high estrogen? https://www.medicalnewstoday.com/articles/323280

[2]. High Estrogen. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22363-high-estrogen

[3]. Excess estrogen: What you need to know. https://www.vinmec.com/vi/news/health-news/excess-estrogen-what-you-need-to-know/

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận