Estrogen là gì? Vai trò của estrogen đối với sức khỏe của nữ giới

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
27 Tháng Tư 2024

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Tư 2024

Số lần xem:
39

Estrogen là một hormone sinh dục quan trọng đóng vai trò thiết yếu trong sức khỏe và sự phát triển của phụ nữ. Hormone này ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm hệ thống sinh sản, hệ thống tim mạch, hệ xương khớp và tâm trạng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể Estrogen là gì, phương pháp xét nghiệm và các ứng dụng của Estrogen trong y học.

Tìm hiểu về vai trò của estrogen đối với phụ nữ
Tìm hiểu về vai trò của estrogen đối với phụ nữ

1. Estrogen là gì?

Estrogen hay nội tiết tố nữ, là một nhóm hormone steroid đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe sinh sản và tổng thể của phụ nữ. Hormone này được sản xuất chủ yếu từ buồng trứng, một lượng nhỏ được sản xuất bởi tuyến thượng thận và tế bào mỡ.

2. Các loại hoocmon Estrogen chính

Có khoảng 3 loại estrogen được cơ thể con người sản xuất. Trong đó, số lượng mỗi loại hormone có thể thay đổi tùy thuộc theo từng giai đoạn, độ tuổi.

2.1. Estrone (E1)

Đây là một dạng estrogen yếu và là loại duy nhất được tìm thấy ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Một lượng nhỏ estrone có hầu hết trong các mô của cơ thể, chủ yếu là chất béo và cơ bắp. Cơ thể có thể chuyển đổi estrone thành estradiol và estradiol thành estrone.

2.2. Estradiol (E2)

Đây là loại estrogen mạnh nhất. Estradiol là một steroid được sản xuất bởi buồng trứng. Nó được cho là một trong những nguyên nhân gây ra một loạt các vấn đề phụ khoa, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung, u xơ và ung thư xảy ra ở phụ nữ, đặc biệt là ung thư nội mạc tử cung.

2.3. Estriol (E3)

Đây là loại estrogen yếu nhất và là chất thải được tạo ra sau khi cơ thể sử dụng estradiol. Mang thai là thời gian duy nhất mà tại đó một lượng đáng kể estriol được tạo ra. Estriol không thể được chuyển đổi thành estradiol hoặc estrone.

3. Nồng độ Estrogen theo từng giai đoạn

Nồng độ Estrogen thay đổi theo từng giai đoạn
Nồng độ Estrogen thay đổi theo từng giai đoạn

Nồng độ Estrogen thay đổi theo từng giai đoạn trong cuộc đời của phụ nữ, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì và hành kinh.

3.1. Tuổi dậy thì

Dậy thì là giai đoạn mà trẻ em trải qua những thay đổi về thể chất và tình cảm để trở thành người lớn. Đối với trẻ em gái, dậy thì thường bắt đầu từ 12 đến 16 tuổi.

Nồng độ Estrogen tăng dần trong suốt quá trình dậy thì. Sự gia tăng này kích hoạt một loạt các thay đổi trong cơ thể, bao gồm: phát triển vú, hông và mông, phát triển chiều cao, sự thay đổi về làn da,… Bên cạnh đó, Estrogen sẽ kích thích chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Sau khi cơ thể hoàn thiện, nồng độ Estrogen sẽ giảm dần. Những đặc điểm đã thay đổi trong giai đoạn dậy thì sẽ giữ nguyên về sau này.

Lưu ý, trong độ tuổi dậy thì nếu bị thiếu Estrogen, trẻ sẽ chậm phát triển những đặc điểm quy định giới tính. Cùng với đó, chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản cũng có thể bị ảnh hưởng.

3.2. Hành kinh

Chu kỳ kinh nguyệt là chu kỳ thay đổi hàng tháng xảy ra trong cơ thể phụ nữ có khả năng sinh sản. Chu kỳ kinh nguyệt trung bình kéo dài 28 ngày. Estrogen đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt. Nó chịu trách nhiệm cho những thay đổi xảy ra trong niêm mạc tử cung trong suốt chu kỳ.

Nồng độ Estrogen thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Những thay đổi này kích hoạt một loạt các thay đổi trong niêm mạc tử cung, bao gồm:

  • Giai đoạn nang: Nồng độ Estrogen tăng lên. Niêm mạc tử cung dày lên.
  • Rụng trứng: Nồng độ Estrogen đạt đến đỉnh điểm. Trứng được giải phóng khỏi buồng trứng.
  • Giai đoạn hoàng thể: Nồng độ Estrogen giảm xuống. Niêm mạc tử cung tiếp tục dày lên.
  • Kinh nguyệt: Nồng độ Estrogen giảm xuống. Niêm mạc tử cung bong ra và chảy ra khỏi cơ thể qua âm đạo.

Lượng Estrogen thay đổi như sau:

Giai đoạn

Phạm vi

Giai đoạn nang trứng

20-150 pg/mL (73-551 pmol/L)

Giai đoạn rụng trứng

40-350 pg/mL (551-2753 pmol/L)

Giai đoạn hoàng thể

30-450 pg/mL (110-1652 pmol/L)

4. Hormone Estrogen có tác dụng gì?

Estrogen là một thành phần trong nhóm 3 hormone sinh sản chính của phụ nữ bên cạnh nội tiết tố progesterone và testosterone. Đối với chị em mà nói, estrogen chính là yếu tố then chốt đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định tới nhiều vấn đề như:

4.1. Tác động đến sinh lý

Hormone Estrogen có tác động mạnh mẽ đến vấn đề sinh lý nữ
Hormone Estrogen có tác động mạnh mẽ đến vấn đề sinh lý nữ

Estrogen tạo ra những tác động mạnh mẽ tới vấn đề sinh lý của chị em phụ nữ, gồm có:

  • Ham muốn: Estrogen tác động tới việc tuần hoàn lưu lượng máu tới vùng âm đạo. Đây cũng là yếu tố quyết định tới độ nhạy cảm của nữ giới tới các kích thích ân ái và ham muốn tình dục của chị em.
  • Tiết dịch âm đạo: Estrogen kích thích tới sự sản sinh và khả năng tiết dịch của âm đạo, giúp cho chuyện chăn gối được diễn ra trơn tru, tạo cảm giác thăng hoa hơn, tránh trường hợp khô hạn dẫn đến đau rát, chảy máu khi quan hệ.

4.2. Tác động đến ngoại hình

Estrogen là yếu tố quyết định tới những đặc điểm là quy chuẩn của cái đẹp mà bất cứ nữ giới nào cũng mong muốn, đó là:

  • Làn da: Estrogen đóng vai trò sản xuất collagen và elastin – hai yếu tố tác động trực tiếp tới độ săn chắc, sắc tố, độ đàn hồi, độ ẩm và các yếu tố khác của làn da. Mặt khác nó còn kiểm soát hormone MSH – hormone kích thích tạo hắc tố melanin dưới da, nhờ đó giúp  cho làn da phái nữ luôn mịn màng, trắng hồng rạng rỡ.
  • Tóc: Estrogen cung cấp đầy đủ dưỡng chất nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe, suôn mượt, cải thiện tình trạng tóc khô, xơ, gãy rụng và hư tổn.
  • Vóc dáng: Estrogen giúp phân bổ lượng mỡ tự nhiên trên cơ thể, giúp cho vóc dáng nữ giới trở nên mềm mại, quyến rũ, tăng kích thước cho vòng ngực và mông.
  • Estrogen hoocmon còn có vai trò đặt biệt quan trọng đối sự thay đổi của thanh quản, giúp con người dễ nhận biết đâu là giọng nam hay giọng nữ. Ở nữ thanh quản sẽ nhỏ và dây thanh quản ngắn hơn tạo ra chất giọng thanh và cao hơn nam giới.

4.3. Tác dụng đối với sức khỏe

Hormone Estrogen giúp phái đẹp luôn khỏe mạnh và hấp dẫn
Hormone Estrogen giúp phái đẹp luôn khỏe mạnh và hấp dẫn

Estrogen đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của phái đẹp, trong đó một số bộ phận chịu tác động mạnh mẽ từ hormone này phải kể đến như:

  • Não bộ: Khi được cung cấp đủ lượng estrogen cần thiết, nữ giới sẽ duy trì được tinh thần thoải mái, lạc quan, giải tỏa căng thẳng, tỉnh táo. Ngoài ra còn đảm bảo nhiệt độ cơ thể và tác động đến phần não góp mặt trong quá trình phát triển giới tính, quyết định tới sức khỏe tinh thần và trí tuệ của người phụ nữ.
  • Xương: Estrogen còn được ví là yếu tố quan trọng giúp kết nối các ion canxi vào khuôn xương, nhờ đó mà giúp tăng tuổi thọ của xương, khiến xương chắc khỏe hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan tới xương như: tiêu xương, loãng xương,…
  • Tim và gan: Estrogen có vai trò làm giảm lượng cholesterol có trong huyết tương, qua đó giúp chị em giảm nguy cơ gặp phải các bệnh liên quan tới tiêm mạch như: Đột quỵ, huyết áp cao, xơ vữa động mạch,…

5. Phương pháp xét nghiệm Estrogen

Các phương pháp xét nghiệm Estrogen
Các phương pháp xét nghiệm Estrogen

5.1. Phương pháp lấy máu

Xét nghiệm máu là phương pháp phổ biến nhất để đo lượng Estrogen. Xét nghiệm này có thể được thực hiện bất cứ lúc nào trong ngày, không cần phải nhịn ăn. Tuy nhiên, nếu bạn dùng thuốc tránh thai hoặc thuốc trị liệu bằng hormone thì cần báo trước cho bác sĩ để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất.

Ưu điểm của phương pháp này đó là: Độ chính xác cao, có thể đo được nồng độ Estrogen cụ thể và có thể được thực hiện bất cứ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên, đây là một cách xét nghiệm có xâm lấn, có thể gây đau hoặc khó chịu cho người bệnh.

5.2. Phương pháp lấy nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu cũng có thể được sử dụng để đo lượng Estrogen. Xét nghiệm này thường được thực hiện để đo lượng Estrogen tổng hợp trong cơ thể. Bạn sẽ cần lấy tất cả nước tiểu trong 24h. Các mẫu nước tiểu cần cho vào hộp đựng, bảo quản trong ngăn tủ mát và đem đến bệnh viện theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ưu điểm của phương pháp này là dễ thực hiện, ít xâm lấn. Tuy nhiên, kết quả có thể ít chính xác hơn do bị ảnh hưởng một số yếu tố.

6. Suy giảm hoặc rối loạn Hoocmon Estrogen có nguy hiểm không?

6.1. Các dấu hiệu khi lượng nội tiết estrogen thấp

Một số dấu hiệu nhận biết khi suy giảm nội tiết tố estrogen
Một số dấu hiệu nhận biết khi suy giảm nội tiết tố estrogen

Việc suy giảm nội tiết tố nữ estrogen sẽ gây ra những triệu chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe phụ nữ như:

  • Rối loạn chu kỳ, hoặc ngừng hẳn, chu kỳ kéo dài (ra kinh trên 5 ngày).
  • Giảm ham muốn tình dục, đau rát khi quan hệ.
  • Thành âm đạo mỏng và khô hơn, dễ gây ra viêm nhiễm.
  • Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, giảm chất lượng giấc ngủ.
  • Cơ thể hay bốc hỏa, đổ nhiều mồ hôi về đêm.
  • Thay đổi tâm trạng thất thường, dễ nóng giận, cáu gắt, trầm cảm nhẹ.
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải cả ngày dài, cảm giác chán nản.
  • Bị đau nửa đầu, đau đầu nặng trước ngày kinh, suy giảm trí nhớ, tinh thần kém minh mẫn.
  • Da trở nên thô ráp, độ đàn hồi kém, giảm lượng mạch máu dưới da,  nhão, da nhợt nhạt vì thiếu dưỡng chất. Xuất hiện nám và tàn nhang do gia tăng sắc tố melanin gây nám sâu.
  • Xuất hiện nhiều nếp nhăn nhỏ quanh mắt và môi, rãnh nếp nhăn khi cười do thiếu hụt collagen.
  • Ngực chảy xệ, độ đàn hồi kém, mất dần độ săn chắc.

6.2. Có quá nhiều estrogen ở cơ thể phụ nữ gây ra

Dấu hiệu nhận biết tình trạng dư thừa nội tiết tố nữ estrogen
Dấu hiệu nhận biết tình trạng dư thừa nội tiết tố nữ estrogen

Khi gặp phải tình trạng dư thừa estrogen, cơ thể phụ nữ thường xuất hiện các thay đổi như:

  • Tăng cân mất kiểm soát, tích mỡ chủ yếu tại vùng bụng, eo, đùi và hông.
  • Cảm giác đau tức toàn bầu ngực, tăng kích thước của vòng ngực.
  • Gặp các vấn đề về kinh nguyệt như chảy máu ít hoặc nhiều.
  • Xuất hiện triệu chứng nặng của hội chứng tiền kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục.
  • Tăng tỷ lệ mắc phải các bệnh ung thư vú và ung thư cổ tử cung, bệnh fibrocystic (khối u ở vú nhưng không gây ung thư), bệnh fibroids – u xơ tử cung (khối u lành tính ở tử cung).
  • Xuất hiện phù nề, cơ thể tích trữ nước, đặc biệt là phù nề ở ngón tay và cẳng chân.
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, cơ thể uể oải, chán nản, cảm giác bồn chồn, bất an.
  • Bị đau nhức vùng xương chậu, có nguy cơ loãng xương cao.
  • Thường xuyên có cảm giác chướng bụng, buồn nôn, nôn nao khó chịu trong dạ dày.

7. Estrogen có ở đâu?

Estrogen đóng vai trò thiết yếu trong sức khỏe và sinh sản của phụ nữ. Hormone này được sản xuất chủ yếu bởi buồng trứng, tuy nhiên cũng có thể được tìm thấy ở một số nơi khác trong cơ thể:

  • Buồng trứng: Là nơi sản xuất nội tiết tố Estrogen chính ở phụ nữ. Hormone Luteinizing (LH) từ tuyến yên kích thích các tế bào theca interna trong buồng trứng tổng hợp Estrogen. Sau đó, hormone này được giải phóng bởi các nang trứng và hoàng thể.
  • Nhau thai: Trong thai kỳ, nhau thai cũng sản xuất Estrogen hormone để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
  • Các cơ quan khác: Sau mãn kinh, một lượng Estrogen nhỏ được sản xuất bởi gan, tuyến thượng thận và vú.
  • Tế bào mỡ: Estrogen cũng được sản xuất bởi tế bào mỡ, ảnh hưởng đến cân nặng và khả năng sinh sản của phụ nữ.

8. Ứng dụng của các sản phẩm nội tiết Estrogen

8.1. Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai một trong những ứng dụng của sản phẩm estrogen
Thuốc tránh thai một trong những ứng dụng của sản phẩm estrogen

Đây là một ứng dụng phổ biến của Estrogen. Trong đó, thành phần của thuốc là Estrogen kết hợp với progestin giúp ngăn ngừa mang thai bằng cách:

  • Ngăn chặn sự rụng trứng.
  • Làm cho chất nhầy cổ tử cung dày hơn, ngăn cản tinh trùng di chuyển.
  • Làm mỏng niêm mạc tử cung, khiến trứng khó làm tổ.

Lưu ý, việc sử dụng các sản phẩm thuốc tránh thai cần có sự kê đơn và theo dõi của bác sĩ. Các sản phẩm này có thể có một số tác dụng phụ, bao gồm: buồn nôn, đau đầu, tăng cân, thay đổi tâm trạng, nguy cơ ung thư vú và buồng trứng (tăng nhẹ),…

8.2. Liệu pháp thay thế hormone

Có thể sử dụng liệu pháp thay thế hormone để bổ sung lượng estrogen
Có thể sử dụng liệu pháp thay thế hormone để bổ sung lượng estrogen

Mãn kinh là giai đoạn tự nhiên mà phụ nữ nào cũng trải qua, đánh dấu sự suy giảm lượng Estrogen trong cơ thể. Điều này dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo, loãng xương, mất ngủ, thay đổi tâm trạng,…

Liệu pháp thay thế hormone (HT) là phương pháp điều trị được sử dụng để bổ sung Estrogen và giảm bớt các triệu chứng mãn kinh. HT có hai dạng chính:

  • Liệu pháp Estrogen: Sử dụng Estrogen ở liều lượng thấp dưới dạng viên uống, miếng dán, kem, vòng đặt âm đạo, gel hoặc thuốc xịt.
  • Liệu pháp estrogen progesterone/progestin (EPT): Kết hợp Estrogen với progesterone hoặc progestin (dạng tổng hợp) để bảo vệ niêm mạc tử cung.

Tuy nhiên, các liệu pháp này có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, đông máu, đột quỵ,…

Bên cạnh một chế ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, bạn có thể kết hợp sử dụng sản phẩm có tác dụng tăng cường nội tiết tố với những thành phần an toàn, lành tính như: Estrog-100, Collagen, DHEA, Gama-Oryzanol, Glutathione,… Sản phẩm này hỗ trợ bổ sung các nội tiết tố nữ, cải thiện những biểu hiện suy giảm nội tiết tố, giảm lão hóa, giúp duy trì sắc đẹp và sức khỏe hiệu quả ở nữ giới. Lưu ý, bạn nên mua sản phẩm tại nhà thuốc uy tín hoặc mua trực tiếp tại công ty phân phối chính hãng để đảm bảo chất lượng.

Bài viết trên đây đã tổng hợp những thông tin cơ bản nhất về Estrogen. Estrogen đóng vai trò thiết yếu trong nhiều chức năng của cơ thể phụ nữ, từ phát triển và duy trì các đặc điểm sinh dục, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, hỗ trợ sinh sản, bảo vệ sức khỏe xương và tim mạch. Việc duy trì nồng độ Estrogen cân bằng là vô cùng quan trọng.

Nguồn tham khảo:

[1]. Women’s Hormones: The Main Culprits for Changes in Your Health? https://www-morelandobgyn-com.translate.goog/blog/womens-hormones-the-main-culprits-for-changes-in-your-health.

[2]. Estrogen. https://my.clevelandclinic.org/health/body/22353-estrogen

[3]. Estrogen Levels Test. https://medlineplus.gov/lab-tests/estrogen-levels-test/

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời