Mất ngủ sụt cân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
30 Tháng Một 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
741

Cơ thể chúng ta giống như một bộ máy, nếu có một bộ phận nào trục trặc thì những bộ phận khác cũng bị ảnh hưởng theo. Bởi thế, khi chúng ta bị mất ngủ sụt cân thì cần phải lưu ý nhiều hơn về vấn đề sức khỏe của mình, nhanh chóng đi khám, tìm ra nguyên nhân, chữa trị dứt điểm.

1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng mất ngủ sụt cân

Mất ngủ sụt cân trở thành nỗi lo của rất nhiều người, khiến cho cơ thể mệt mỏi, uể oải, khó tập trung. Các nguyên nhân gây ra hiện tượng này gồm:

1.1. Mất ngủ sụt cân do bệnh lý

Mất ngủ sụt cân là bệnh gì – Đái tháo đường

Mất ngủ sụt cân do bị mắc bệnh lý đái tháo đường
Mất ngủ sụt cân do bị mắc bệnh lý đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây mất ngủ sụt cân. Bệnh đái tháo đường do rối loạn chuyển hóa, lượng glucose tăng ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, gây tổn thương đến thận, mắt, tim mạch,… Dấu hiệu đặc trưng của bệnh đái tháo đường là mệt mỏi, mất ngủ và sụt cân nhanh chóng.

Đau dạ dày, trào ngược dạ dày

Đau dạ dày cũng là một trong những bệnh lý có thể gây mất ngủ sụt cân cho nhiều người. Bệnh lý này xảy ra khi dạ dày bị tổn thương, viêm nhiễm do vi khuẩn HP, viêm loét dạ dày hoặc do lạm dụng thuốc tây,… Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày như đầy bụng, khó tiêu, bụng ậm ạch, đau vùng thượng vị, chán ăn, ợ hơi,… Trào ngược dạ dày thì nóng rát ở vùng thượng vị, hay bị đau, tức ngực, khó nuốt,…

Bệnh cường tuyến giáp

Tuyến giáp là bộ phận quan trọng phụ trách sản xuất hormone tuyến giáp để điều chỉnh hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động quá mức, sản xuất quá nhiều hormone sẽ dẫn đến sự xuất hiện của bệnh cường giáp. Bệnh lý này gây tăng chuyển hóa quá mức và triệu chứng về tim mạch. Dấu hiệu nhận biết của bệnh này là nhịp tim nhanh bất thường, người mệt mỏi, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực, sợ nóng, không chịu được những khi thời tiết nóng nực hoặc nơi có nhiệt độ cao, mất ngủ, ngủ không yên giấc,…

Bệnh nhiễm trùng

Những bệnh nhiễm trùng thường gặp như bệnh nấm, nhiễm ký sinh trùng, viêm dạ dày, ho lao,… gây suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng. Đó chính là nguyên nhân khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, mất ngủ sụt cân.

Bệnh thận

Mất ngủ sụt cân do mắc phải bệnh thận
Mất ngủ sụt cân do mắc phải bệnh thận

Mất ngủ sụt cân có liên quan đến bệnh lý về thận. Người bệnh thường có các triệu chứng như mất ngủ, khó ngủ, đi tiểu đặc biệt là tiểu đêm nhiều lần gây gián đoạn giấc ngủ, mất ngủ sụt cân, ăn uống không ngon miệng.

Mất ngủ sụt cân là bệnh gì – Bệnh phổi

Bệnh phổi cũng là nguyên nhân gây mất ngủ sụt cân. Bệnh phổi gây khó thở, tức ngực gây mất ngủ, người bệnh còn cảm thấy cơ thể suy nhược, chán ăn và rất dễ bị kiệt sức.

Ung thư

Mất ngủ sụt cân không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cho giai đoạn đầu của các bệnh ung thư. Những bệnh ung thư đó có thể là ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày,… khiến cho bệnh nhân dễ mức sức, cơ thể suy nhược, xanh xao.

1.2. Mất ngủ sụt cân không do bệnh lý

Mất ngủ sụt cân không phải do bệnh lý có thể xảy ra ở những người quá lo lắng, căng thẳng dẫn đến mất ngủ. Khi đó cơ thể bị suy nhược dẫn đến sụt cân nhanh chỉ trong vài ngày. Ngoài ra, mất ngủ sụt cân còn do công việc bận rộn và áp lực dẫn đến chế độ ăn uống không điều độ, thiếu ngủ.

2. Tình trạng mất ngủ sụt cân có gây nguy hiểm không?

Mất ngủ và sụt cân có gây nguy hiểm không?
Mất ngủ và sụt cân có gây nguy hiểm không?

Mất ngủ sụt cân thường diễn ra phổ biến ở những người làm việc trong môi trường áp lực. Nếu tình trạng này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và được khắc phục kịp thời thì người bệnh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn tiếp diễn trong thời gian dài, do bệnh lý gây ra thì sẽ thường phát triển theo 2 trường hợp sau đây.

  • Trường hợp 1: Người bệnh mất ngủ sụt cân trong thời gian dài, cơ thể mệt mỏi, uể oải, chán ăn, không muốn ăn, ăn uống không ngon miệng kết hợp cùng lo lắng, stress, áp lực công việc nghiêm trọng lâu ngày khiến cơ thể suy nhược, kiệt sức, chứng mất ngủ ngày càng nghiêm trọng hơn. Chính điều này khiến cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động không, gây ra hàng loạt các vấn đề như đau đầu, thiếu máu não, suy giảm trí nhớ, đột quỵ, tai biến mạch máu não.
  • Trường hợp 2: Người bệnh mất ngủ sụt cân sau một thời gian dài bỗng trở nên tăng cân một cách đột ngột. Bởi do cơ thể có xu hướng bù trừ, khi thiếu hụt năng lượng dưỡng quá mức sẽ tiết ra ghrelin – hormone tạo cảm giác đói khiến người bệnh cảm thấy thèm ăn, ăn nhiều dẫn đến tăng cân quá mức.

Mất ngủ sụt cân dù trong trường hợp nào cũng đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, người bệnh cần sớm có biện pháp khắc phục kịp thời để cải thiện giấc ngủ.

3. Phương pháp điều trị bệnh mất ngủ sụt cân

Mất ngủ sụt cân là một trong những biến chứng của bệnh mất ngủ, rối loạn giấc ngủ. Vì vậy, muốn khắc phục tình trạng này, người bệnh cần tìm đúng nguyên nhân và điều trị dứt điểm mất ngủ. Tùy theo thể trạng và mức độ mất ngủ, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.

3.1. Điều trị mất ngủ sụt cân bằng thuốc

Điều trị mất ngủ sụt cân bằng cách dùng thuốc
Điều trị mất ngủ sụt cân bằng cách dùng thuốc

3.1.1. Điều trị bằng thuốc Tây y

Thuốc Tây y điều trị chứng mất ngủ cần phải theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Chúng tiềm ẩn khả năng gây tác dụng phụ cho người bệnh nếu dùng sai liều lượng. Một số thuốc tiêu biểu dùng chữa mất ngủ, giúp người bệnh ăn ngon miệng chống suy nhược gồm:

  • Nhóm thuốc đặc trị: Eszopiclone, Zaleplon, Zolpidem, Doxepin, Ramelteon,…
  • Thuốc tác dụng an thần: Melatonin, Diphenhydramine hay Doxylamine succinate…

3.1.2. Điều trị bằng thuốc Đông y

Trong Đông Y điều trị chứng mất ngủ phải xuất phát từ nguyên nhân, loại bỏ yếu tố tà khí bên ngoài và tăng cường bồi bổ cơ thể từ bên trong. Vì thế, các bài thuốc Đông y đều chú trọng tới cân bằng âm dương, lưu thông khí huyết và an thần để cải thiện giấc ngủ, tránh hiện tượng sụt cân mất ngủ.

Bài thuốc điều trị chứng khó ngủ, trằn trọc, mất ngủ thể nặng:

  • Nguyên liệu: Chuẩn bị 16g mỗi vị sinh địa, lá vông nem, lạc tiên, 12g mỗi vị thuốc đan sâm, hoài sơn, đẳng sâm, thăng ma, 15g mỗi vị thuốc phục thần, đương quy, 6g mỗi vị thuốc viễn chí, cát cánh, ngũ vị, 2g chu sa, 20g mạch môn.
  • Cách làm: Tất cả các nguyên liệu trên tán thành bột mịn, từ chu sa. Sau đó hoàn thành từng viên nhỏ khoảng 12g, bọc lớp ngoài vỏ ngoài bằng chu sa.
  • Cách dùng: Mỗi ngày sắc một viên uống, ngày 3 lần, nên uống khi còn ấm.

Bài thuốc trị chứng mất ngủ mộng mịn, không sâu giấc, thường xuyên thức giấc nhiều lần giữa đêm:

  • Nguyên liệu: Chuẩn bị 20g mỗi vị hoài sơn, thục địa, bá tử nhân, táo nhân, 12 mỗi vị quy đầu, long nhãn, bạch truật, liên nhục, 8g mỗi vị viễn chí, phục thần, 16g mỗi vị lá vông, đẳng sâm, 5g sinh hương và 6g mộc hương.
  • Cách làm: Sắc tất cả các nguyên liệu trên, sau đó chắt lấy nước uống.
  • Cách dùng: Ngày uống 1 thang thuốc, có thể chia 3 lần.
Áp dụng các biện pháp khác để cải thiện tình trạng mất ngủ sụt cân
Áp dụng các biện pháp khác để cải thiện tình trạng mất ngủ sụt cân

3.2. Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu

Điều trị mất ngủ không cần dùng thuốc người bệnh có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu như châm cứu – điện châm, xoa bóp bấm huyệt, thủy châm, điếu ngải,… Phương pháp điều trị này là theo cơ chế từ trong ra ngoài, loại bỏ chứng và nhanh chóng cải thiện tình trạng mất ngủ. Đồng thời kích thích thần kinh đi vào giấc ngủ tự nhiên, hỗ trợ nâng cao sức khỏe tự nhiên, sức đề kháng cho người bệnh.

3.3. Trị bệnh mất ngủ sụt cân tại nhà

Nếu chứng mất ngủ sụt cân ở mức độ nhẹ, không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ theo kinh nghiệm dân gian với các bài thuốc hoặc các biện pháp tại nhà như liệu pháp mùi hương, massage thư giãn, vệ sinh giấc ngủ, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt,…

Sử dụng các thảo dược thiên hỗ trợ tốt cho giấc ngủ, giúp ngủ ngon, giảm suy nhược thần kinh. Các thảo dược đó gồm Lạc tiên, Thảo quyết minh, Mạch môn, Bình Vôi, Sơn dược, Mẫu lệ, Lá vông, Phục linh.

4. Lưu ý để phòng ngừa mất ngủ sụt cân hiệu quả

Nên phòng ngừa tình trạng mất ngủ sụt cân như thế nào?
Nên phòng ngừa tình trạng mất ngủ sụt cân như thế nào?

Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cần lưu ý tới những thói quen, cách sinh hoạt khoa học để phòng ngừa mất ngủ sụt cân. Cụ thể sau đây:

  • Tập thói quen ngủ và dậy vào khoảng thời gian cố định, lên giường đi ngủ trong khoảng thời gian từ 22h – 22h30 và dậy vào khoảng thời gian từ 6h – 6h30.
  • Nếu lên giường không thể ngủ hãy ra khỏi giường và làm điều gì đó thư giãn như nghe nhạc, đọc sách.
  • Tắm nước ấm hoặc tập luyện một số động tác yoga nhẹ nhàng trước khi đi ngủ giúp cơ thể được thư giãn, chuẩn bị cho một giấc ngủ sâu hơn.
  • Nên tránh các giấc ngủ ngắn trong ngày và ngủ trưa bởi nó có thể khiến cho việc ngủ vào ban đêm trở nên khó khăn hơn.
  • Xây dựng không gian ngủ lý tưởng, phòng ngủ thoáng mát, ánh sáng nhẹ nhàng, không nên để tivi trong phòng.
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn, tuy nhiên không nên luyện tập vào buổi tối.
  • Không uống cà phê, rượu và hút thuốc lá, kể cả dụng chúng vào ban ngày cũng gây ra khó ngủ vào ban đêm.
  • Tránh việc ăn uống trước khi đi ngủ, đặc biệt là các món ăn khó tiêu, nên kết thúc bữa ăn cuối cùng trong ngày trước 4 tiếng trước khi đi ngủ.
  • Uống ít nước hơn vào buổi tối để tránh thức giấc dậy đi tiểu đêm.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân cũng như cách điều trị mất ngủ sụt cân. Sớm điều trị sẽ giúp tăng khả năng khỏi bệnh cũng như ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.