Mất ngủ kéo dài: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
31 Tháng Một 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
833

Mất ngủ kéo dài thường khiến cho cơ thể mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, căng thẳng thần kinh, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Đây cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm không thể bỏ qua. Do vậy, việc sớm tìm hiểu nguyên nhân mất ngủ lâu ngày và kịp thời có biện pháp can thiệp là yếu tố quyết định rất lớn đến sức khỏe mỗi người.

1. Mất ngủ kéo dài là bệnh gì?

Những điều cần biết về chứng mất ngủ kéo dài
Những điều cần biết về chứng mất ngủ kéo dài

Mất ngủ kéo dài, không duy trì được giấc ngủ, khó ngủ, dậy sớm thường xuyên thì cần phải thận trọng với những bệnh lý nguy hiểm sau:

  • Viêm khớp: Những cơn đau khớp thường xuyên diễn ra vào ban đêm sẽ khiến cho người bệnh khó đi vào giấc ngủ. Người bệnh sẽ rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn với tình trạng đau khớp và mất ngủ lâu ngày. Hơn nữa, mất ngủ thường xuyên càng tăng khả năng sưng đau các khớp.
  • Dị ứng: Người bệnh bị dị ứng đường mũi sẽ khiến cho các hoạt động trong mũi sản sinh ra gây nghẹt mũi. Tình trạng này sẽ tăng về đêm, khiến cho người bệnh khó thở, làm gián đoạn giấc ngủ. Đặc biệt, ở một số người mắc bệnh lý viêm mũi dị ứng càng khiến cho tình người bệnh hắt hơi liên tục, khó có thể ngủ được.
  • Trào ngược dạ dày: Buổi tối ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản ăn quá no sẽ khiến cho thức ăn nhanh chóng trào lên cổ họng, gây cảm giác ợ chua, ợ hơi, khó thở. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến cho bệnh nhân khó ngủ, không thể ngủ sâu giấc.
  • Bệnh tim hoặc phổi: Những người mắc bệnh lý tim mạch như thấp tim, động mạch vành, hở van tim,… hoặc bệnh phổi như hen suyễn,… gây khó thở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ.
  • Tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ khiến cho chức năng trao đổi trong cơ thể phải hoạt động rất nhanh, điều này tác động không tốt, gây cảm giác bồn chồn cho người bệnh, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Thay đổi nội tiết: Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh nội tiết thay đổi đột ngột nên rất dễ bị khó ngủ. Bên cạnh đó, tâm lý chị em cũng thay đổi, cơ thể bốc hỏa, khó chịu,… cũng là tác nhân gây mất ngủ kéo dài.
  • Trầm cảm: Rất nhiều người mất ngủ kéo dài do căng thẳng, áp lực công việc quá lớn hoặc bị rối loạn lo âu, rối loạn stress. Thời gian dài, não bộ của người bệnh bị tổn thương, trí tuệ sa sút, không thể tập trung được vào công việc. Bệnh nhân rất dễ gặp phải những cơn ác mộng, hoảng sợ khi ngủ.

2. Nguyên nhân mất ngủ kéo dài

Những nguyên nhân nào gây nên tình trạng mất ngủ kéo dài?
Những nguyên nhân nào gây nên tình trạng mất ngủ kéo dài?

Mất ngủ kéo dài đều được cho là kết cục của những căng thẳng tâm lý trong cuộc sống nhưng nguyên nhân thực sự của bệnh mất ngủ khá đa dạng. Có thể kể tới một số nguyên nhân điển hình dưới đây:

  • Stress trong công việc và cuộc sống: Cuộc sống hiện đại, nhiều người phải đối mặt với nhiều thách thức và nhiều căng thẳng. Những vấn đề căng thẳng trong cuộc sống cùng với những áp lực trong công việc khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, lo âu và thường xuyên mất ngủ.
  • Sử dụng rượu bia, chất kích thích: Thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích có thể khiến cho hệ thần kinh trở nên hưng phấn hơn, rất khó đi vào giấc ngủ hay cũng có thể rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ. Càng sử dụng nhiều thì những rối loạn giấc ngủ càng kéo dài và nghiêm trọng.
  • Thuốc: Một số người mắc một số bệnh lý cần phải sử dụng thuốc thường xuyên và kéo dài điều này ảnh hưởng đến giấc ngủ. Một số thuốc như thuốc huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc xương khớp,… ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Môi trường sống và thói quen sinh hoạt: Lệch múi giờ hoặc thói quen sinh hoạt không hợp lý cũng có thể gây mất ngủ. Bên cạnh đó, nếu môi trường sống ô nhiễm, tiếng ồn bởi xe cộ và các công trình đang thi công cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo.
  • Bệnh lý: Bệnh lý mạn tính với các triệu chứng kéo dài, thường xuyên xuất hiện vào ban đêm có thể làm người bệnh khó chịu và mất ngủ như trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, đái tháo đường, tăng huyết áp,…

3. Triệu chứng mất ngủ kéo dài

Người bị mất ngủ kéo dài sẽ có những biểu hiện nào thường thấy?
Người bị mất ngủ kéo dài sẽ có những biểu hiện nào thường thấy?

Mất ngủ kéo dài ở mỗi người là khác nhau do mức độ bệnh không giống nhau. Người bệnh có thể nhận biết và phát hiện tình trạng này thông qua một số triệu chứng mất ngủ kéo dài sau đây:

  • Đau đầu: Đau đầu là triệu chứng rất điển hình của mất ngủ kéo dài do tế bào thần kinh không được cung cấp đủ máu, căng thẳng thần kinh. Thường triệu chứng này xuất hiện vào ban đêm và càng khiến người bệnh mất ngủ kéo dài diễn tiến xấu hơn. Cũng có người đau đầu vào buổi sáng sau một đêm không ngon giấc.
  • Mệt mỏi, chán ăn: Mất ngủ, ngủ không đủ gấc, cơ thể không được phục hồi năng lượng nên thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải và mất cảm giác thèm ăn, chán ăn.
  • Mất ngủ vào buổi tối: Khó đi vào giấc ngủ, dễ tỉnh giấc giữa đêm nhưng khó ngủ lại hoặc thức dậy sớm vào buổi sáng. Mất ngủ kéo dài gây cảm giác mệt mỏi, đau đầu, tinh thần căng thẳng.
  • Mất ngủ vào buổi trưa: Một giấc ngủ trưa từ 30 – 45 phút sẽ giúp tái tạo năng lượng cơ thể. Nhưng với người mất ngủ kéo dài thì một giấc ngủ ngắn buổi trưa cũng gặp khó khăn, khiến tinh thần khó chịu và cơ thể uể oải hơn.
  • Suy giảm trí nhớ, kém tập trung: Mất ngủ kéo dài khiến cho trí não hoạt động kém, làm suy giảm trí nhớ, kém tập trung trong học tập và công việc.
  • Các rối loạn tâm lý kèm theo: Nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần, trong đó trầm cảm khá thường gặp khi bị triệu chứng mất ngủ kéo dài hành hạ.
  • Chất lượng giấc ngủ suy giảm: Mất ngủ khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, dậy sớm, ngủ dậy vẫn thấy mệt, tỉnh dậy nhiều lần trong giấc ngủ.

4. Tác hại của mất ngủ kéo dài

Những hệ lụy không đáng có khi bạn mắc phải chứng mất ngủ lâu ngày
Những hệ lụy không đáng có khi bạn mắc phải chứng mất ngủ lâu ngày

Mất ngủ kéo dài có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng sau đây:

  • Giảm khả năng miễn dịch: Ngủ giúp cơ thể tái tạo, sửa chữa các tế bào trong cơ thể, trong đó bao gồm các tế bào của hệ thống miễn dịch. Việc thiếu hụt các “chiến binh” này có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại các vi sinh vật, virus gây bệnh. Đó cũng là lý do vì sao người mất ngủ mãn tính thường dễ bệnh vặt hơn so với người ngủ được.
  • Nguy cơ ung thư trực tràng: Mất ngủ gây ức chế sản xuất các chất chống oxy hóa tự nhiên trong cơ thể có vai trò ngăn ngừa các tế bào phát triển vượt mức bình thường và gây ra ung thư. Mất ngủ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư trực tràng, ung thư vú ở phụ nữ và ung thư tinh hoàn ở đàn ông.
  • Dễ gặp tai nạn không mong muốn: Mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần, bởi vậy những người mất ngủ khi tham gia giao thông dễ gây ra tai nạn giao thông hay nhưng người vận hành máy móc, buồn ngủ, ngủ gật,… dễ gây ra tai nạn nghề nghiệp.
  • Gây béo phì: Mất ngủ, thức khuya sẽ khiến cho nồng độ hormone Ghrelin chịu trách nhiệm trong cơ thể kích thích cơn đói tăng mạnh hơn, không kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào trong cơ thể. Bên cạnh tăng cân, ban đêm là thời gian cơ quan nội tạng nghỉ ngơi nên việc tiêu thụ đồ ăn vào giờ này tạo áp lực lên hệ tiêu hóa, gây ra các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp: Nhiều người mất ngủ liên quan trực tiếp đến bệnh huyết áp, tim mạch. Khi mất ngủ kéo dài, nhịp tim của người bệnh sẽ hoạt động rất nhanh, nguy cơ mắc bệnh rất cao.
  • Dễ mắc bệnh tiểu đường: Những người ngủ ít hơn 5 tiếng 1 đêm so với người bình thường sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gấp 3 lần. Đặc biệt là bệnh tiểu đường tuýp 2 do lượng glucose trong cơ thể thay đổi đột ngột vì mất ngủ.
  • Giảm ham muốn tình dục: Mất ngủ lâu ngày sẽ làm giảm khả năng ham muốn ở cả nam và nữ. Mất ngủ làm giảm nồng độ Testosterone và Estrogen, điều này làm giảm ham muốn tình dục và giảm khả năng thụ thai.
  • Mất tập trung: Ở trẻ em thiếu ngủ sẽ khiến trẻ không tập trung, kém phát triển về thể chất và trí tuệ, cáu gắt, trầm cảm, ảnh hưởng đến việc học tập,…

5. Cách điều trị chứng mất ngủ kéo dài

Muốn điều trị mất ngủ kéo dài cần phải kết hợp điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân gây bệnh. Thường để điều trị mất ngủ kéo dài cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau.

5.1. Dùng thuốc điều trị mất ngủ kéo dài

Sử dụng thuốc để điều trị mất ngủ kéo dài lâu ngày
Sử dụng thuốc để điều trị mất ngủ kéo dài lâu ngày

Thuốc điều trị mất ngủ kéo dài giúp cải thiện các triệu chứng mất ngủ nhanh chóng, nhưng những thuốc này thường không được khuyến khích dùng trong thời gian dài vì một số tác dụng phụ như buồn vào ban ngày, hay quên, mộng du,… Một số thuốc điều trị mất ngủ thường dùng như Zolpidem, Eszopiclone, Zaleplon, Doxepin, Diphenhydramine, Melatonin,… Thuốc điều trị các bệnh lý nguyên nhân gây tăng huyết áp, trào ngược dạ dày thực quản,…

5.2. Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)

CBT là liệu pháp được sử dụng phổ biến nhằm cải thiện thói quen và hành vi ngủ của con người. Liệu pháp này giúp người bệnh kiểm soát hay loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, nỗi lo gây tỉnh táo dẫn đến mất ngủ. Liệu pháp hành vi nhận thức gồm một số kỹ thuật đặc biệt tập trung vào chứng mất ngủ kéo dài như:

  • Kỹ thuật nhận thức: Người bệnh viết ra những lo lắng, băn khoăn trước khi đi ngủ để giúp người bệnh không suy nghĩ trong khi ngủ.
  • Kiểm soát kích thích: Loại bỏ những yếu tố cản trở giấc ngủ, gây khó ngủ.
  • Hạn chế ngủ: Hạn chế thời gian ngủ trưa và nằm ở trên giường để giúp người bệnh cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ để tăng dân thời gian giấc ngủ vào buổi tối.
  • Kỹ thuật thư giãn: Tập các bài tập yoga, thiền,… để giảm căng cơ, kiểm soát nhịp thở, nhịp tim.
  • Ý định nghịch lý: Giúp giảm lo lắng để đi vào giấc ngủ dễ hơn.

5.3. Thay đổi chế độ ăn uống

Cải thiện chứng mất ngủ kéo dài bằng cách thay đổi chế độ ăn uống cho phù hợp
Cải thiện chứng mất ngủ kéo dài bằng cách thay đổi chế độ ăn uống cho phù hợp

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với người mất ngủ. Trong điều trị mất ngủ người bệnh cần lưu ý:

  • Ăn tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, bổ sung các thực phẩm có tác dụng cải thiện giấc ngủ như tâm sen, nụ hoa tam thất, mật ong,…
  • Không ăn nhiều bữa vào cuối ngày hay ăn quá no vào buổi tối. Nếu đói trước khi đi ngủ có thể ăn nhẹ giúp dễ ngủ hơn.
  • Không sử dụng caffeine, nicotin và rượu vào cuối ngày vì sẽ gây khó ngủ, mất ngủ trầm trọng.

5.4. Vận động thể dục thể thao

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp duy trì cân nặng hợp lý, tăng tuần hoàn máu lưu thông khắp cơ thể, giải tỏa căng thẳng và cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ điều trị mất ngủ kéo dài. Có thể tập một số bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền,…

5.5. Các liệu pháp khác

Điều trị mất ngủ bằng các liệu pháp như châm cứu giúp tăng cường máu lưu thông, đả thông kinh mạch và cải thiện bệnh mất ngủ một cách toàn diện. Cơ chế tác dụng của châm cứu được giải thích nhờ vào sự giải phóng cách chất nội sinh như serotonin, endorphin giúp thư giãn, an thần và giảm đau, giảm căng thẳng và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

5.6. Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị mất ngủ

Các thảo dược xa xưa như Lạc tiên, Thảo quyết minh, Mạch môn, Sơn dược, Mẫu lệ, Lá vông, Bình vôi, Phục linh,… đã được con người sử dụng hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ an thần, giúp dễ ngủ, ngủ sâu và ngủ ngon giấc hỗ trợ suy nhược thần kinh.

6. Cách phòng tránh chứng mất ngủ liên tục

Phòng ngừa chứng mất ngủ kéo dài như thế nào mới tốt?
Phòng ngừa chứng mất ngủ kéo dài như thế nào mới tốt?

Song song với việc điều trị tích cực đối với mất ngủ kéo dài, cần có biện pháp phòng ngừa:

  • Ngủ và dậy vào một giấc cố định.
  • Không ngủ trưa quá lâu.
  • Gần giờ đi ngủ không sử dụng các thiết bị điện tử.
  • Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia,… vào cuối ngày.
  • Thư giãn cơ thể bằng việc đọc sách, nghe nhạc, ngồi thiền,…
  • Tập thể dục thường xuyên nhưng không tập vào buổi tối trước khi đi ngủ quá mạnh.
  • Tạo không gian ngủ thoáng mát, yên tĩnh,…
  • Không ăn quá nhiều vào buổi tối.
  • Không ngủ nướng vào những ngày cuối tuần.

Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Một khi bị mất ngủ nên thăm khám, điều trị sớm, không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.