Mất ngủ sau phẫu thuật: Nguyên nhân và hướng điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
13 Tháng Một 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
722

Mất ngủ sau phẫu thuật cũng khá phổ biến, nên bạn chớ lo lắng quá và có thể cải thiện tình trạng này nếu biết rõ nguyên nhân gây ra. Cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây.

1. Nguyên nhân khiến người bệnh mất ngủ sau khi phẫu thuật

1.1. Ảnh hưởng của thuốc gây tê, gây mê

Bị mất ngủ sau phẫu thuật do ảnh hưởng của thuốc gây tê gây mê
Bị mất ngủ sau phẫu thuật do ảnh hưởng của thuốc gây tê gây mê

Thông thường bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê, gây mê trước khi phẫu thuật để giúp người bệnh không phải trải qua cảm giác đau đớn, khó chịu trong suốt quá trình bác sĩ thực hiện các thủ thuật chuyên môn. Tuy nhiên, thuốc tê hay thuốc mê có thể để lại một vài tác dụng phụ ở giai đoạn hậu phẫu, trong đó có tình trạng mất ngủ, khó ngủ.

1.2. Mất ngủ sau phẫu thuật do cơn đau nhức

Người bệnh trải qua cuộc phẫu thuật thường phải chịu đựng những cơn đau nhức âm ỉ rất khó chịu sau khi thuốc tê, thuốc mê hết tác dụng. Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất khiến giấc ngủ của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng.

1.3. Bất tiện liên quan tới quá trình chữa bệnh

Quá trình chữa bệnh gặp nhiều bất tiện cũng sẽ bị mất ngủ sau phẫu thuật
Quá trình chữa bệnh gặp nhiều bất tiện cũng sẽ bị mất ngủ sau phẫu thuật

Sau khi trải qua phẫu thuật, người bệnh có thể phải nằm bất động trên giường, hạn chế đi lại. Thậm chí một số trường hợp người bệnh còn phải sử dụng bình oxy hay các máy móc, thiết bị y tế hỗ trợ khác gây vướng víu, khó chịu. Việc nằm trên giường bệnh với không gian hạn chế rồi mùi thuốc khử trùng… đều có thể là những bất tiện sẽ làm ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ của người bệnh.

1.4. Mất ngủ sau phẫu thuật do căng thẳng, lo lắng

Nhiều người bệnh có tâm lý lo lắng sau phẫu thuật như liệu bệnh có khỏi hẳn không, có để lại di chứng không, có tái phát không… ngay cả khi cả phẫu thuật diễn ra thành công. Tình trạng lo âu quá mức sẽ khiến thần kinh căng thẳng, làm cho người bệnh thường xuyên trằn trọc, khó ngủ và ngủ không ngon giấc. Mất ngủ cũng là nguyên nhân làm sự mệt mỏi, căng thẳng sau phẫu thuật càng trở nên trầm trọng hơn. Nếu tình trạng này kéo dài có thể sẽ dẫn tới suy nhược, thậm chí trầm cảm sau phẫu thuật.

1.5. Thói quen sinh hoạt đảo lộn

Thói quen sinh hoạt bị đảo lộn làm ảnh hưởng tới giấc ngủ sau phẫu thuật
Thói quen sinh hoạt bị đảo lộn làm ảnh hưởng tới giấc ngủ sau phẫu thuật

Điều trị sau phẫu thuật có thể sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh khiến không kịp điều chỉnh giờ giấc ăn uống, ngủ nghỉ cho khoa học, phù hợp. Có thể do người bệnh ngủ nhiều vào ban ngày trên giường bệnh, ít vận động sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm, khiến khí huyết lưu thông kém và làm đảo lộn chu kỳ giấc ngủ.

1.6. Lạm dụng thuốc giảm đau thuốc ngủ

Nhiều người bệnh đã lạm dụng thuốc giảm đau và thuốc an thần sau khi phẫu thuật để có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ. Việc sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ hay chưa có ý kiến của bác sĩ có thể dẫn tới phụ thuộc vào thuốc khiến người bệnh không thể ngủ khi ngừng thuốc.

1.7. Ăn uống thiếu chất

Bị mất ngủ sau phẫu thuật là do bệnh nhân ăn uống thiếu chất
Bị mất ngủ sau phẫu thuật là do bệnh nhân ăn uống thiếu chất

Sau phẫu thuật người bệnh vẫn mệt mỏi, chưa muốn ăn uống hoặc ăn uống chưa ngon miệng… Nên nếu chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật không hợp lý, không bổ sung đủ chất cơ thể cần để hồi phục thì có thể cũng dẫn đến tình trạng suy nhược, xanh xao, kéo theo đó là tình trạng mất ngủ, khó ngủ sau phẫu thuật.

1.8. Chưa khắc phục được triệt để bệnh lý đang điều trị

Trong số các nguyên nhân gây mất ngủ sau phẫu thuật thì nguyên nhân này không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra, điển hình là tình trạng mất ngủ sau mổ tuyến giáp.

Khi thấy tình trạng mất ngủ xuất hiện, người bệnh nên gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có cách cải thiện giấc ngủ.

2. Mất ngủ sau phẫu thuật có nguy hiểm không?

Mất ngủ sau phẫu thuật có thực sự gây nguy hiểm không?
Mất ngủ sau phẫu thuật có thực sự gây nguy hiểm không?

Phẫu thuật là một quá trình tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho cơ thể của người bệnh như bị mất máu, có sự thay đổi hormone nếu phải thay thế hoặc loại bỏ cơ quan nào đó. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc tê, thuốc gây mê cũng là tác nhân gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.

Thông thường sau phẫu thuật từ 3- 4 ngày cơ thể đã khỏe lại nhưng bệnh nhân cần ít nhất 6 tuần để phục hồi hoàn toàn. Chính vì vậy việc mất ngủ sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phục hồi sức khỏe này. Trong khoảng thời gian từ 23h – 4h sáng chính là thời điểm để tủy sống tái tạo máu. Do vậy việc không ngủ được lúc này sẽ cản trở quá trình tái tạo máu này khiến cơ thể không được phục hồi trọn vẹn lượng máu bị mất khi phẫu thuật.

Bên cạnh đó, việc mất ngủ cũng khiến quá trình đào thải cặn bã trong gan, thận hoạt động kém. Đây chính là lý do khiến bạn chỉ cần thức đêm 1- 2 ngày đã thấy da sạm và nổi nhiều mụn hơn hẳn. Tình trạng này sẽ càng trầm trọng hơn đối với những người đang có sức khỏe yếu sau phẫu thuật.

Đừng chủ quan nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sau khi phẫu thuật
Đừng chủ quan nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sau khi phẫu thuật

Khi bị mất ngủ về đêm, người bệnh sau phẫu thuật thường có xu hướng ngủ nhiều vào hôm sau khiến đêm lại mất ngủ. Tất cả sẽ lặp lại thành một vòng tuần hoàn hoàn làm thay đổi cuộc sống người bệnh. Tinh thần bệnh nhân khi ngủ không đủ giấc cũng luôn trong trạng thái mệt mỏi, chóng mặt, thiếu tập trung, thờ thẫn, làm việc kém hiệu quả.

Phẫu thuật là một quá trình tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, cơ thể người bệnh bị mất máu, có sự thay đổi hormone nếu bác sĩ thay thế hoặc loại bỏ cơ quan nào đó. Việc sử dụng các loại thuốc tê, thuốc gây mê cũng gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Thông thường sau từ 3- 4 ngày cơ thể đã khỏe lại nhưng cần ít nhất 6 tuần để phục hồi hoàn toàn. Nếu người bệnh bị mất ngủ thì sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phục hồi này. Bởi thời gian từ 23h – 4h sáng là thời điểm để tủy sống tái tạo máu. Nếu người bệnh không ngủ được sẽ cản trở quá trình này khiến cơ thể không được phục hồi trọn vẹn lượng máu bị mất khi phẫu thuật.

Không chỉ vậy, mất ngủ còn khiến quá trình đào thải cặn bã trong gan, thận hoạt động kém. Biểu hiện rõ nhất với người mất ngủ là thấy da sạm đi, nổi nhiều mụn hơn hẳn. Tình trạng này sẽ càng trầm trọng hơn trên những người đang có sức khỏe yếu vùa sau phẫu thuật. Người bệnh mất ngủ ban đêm sẽ có xu hướng ngủ ngày khiến đêm lại khó ngủ, mất ngủ.Tinh thần người bệnh cũng luôn trong trạng thái mệt mỏi, chóng mặt, thiếu tập trung, thờ thẫn, làm việc kém hiệu quả… Có thể nói mất ngủ sau phẫu thuật sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi người bệnh, do đó người bệnh cần nhanh chóng có biện pháp cải thiện càng sớm càng tốt.

3. Phương pháp cải thiện giấc ngủ sau phẫu thuật

3.1. Ăn uống đúng cách để cải thiện giấc ngủ sau phẫu thuật

Ăn uống đúng cách để cải thiện giấc ngủ sau phẫu thuật
Ăn uống đúng cách để cải thiện giấc ngủ sau phẫu thuật

Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng không chỉ giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn mà còn là biện pháp để hạn chế tình trạng mất ngủ sau phẫu thuật. Các món ăn và thực phẩm trị mất ngủ như cháo hạt sen, cháo yến mạch, canh lạc tiên nấu thịt lợn… rất tốt để người bệnh bồi bổ sức khỏe, vừa giúp cho giấc ngủ diễn ra dễ dàng và liền mạch.

3.2. Chế độ sinh hoạt khoa học

Chế độ sinh hoạt khoa học cũng giúp lấy lại giấc ngủ bình thường. Mặc dù sau phẫu thuật, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi nhưng vẫn nên chú ý hạn chế ngủ vào ban ngày. Người bệnh nên tập thói quen đi ngủ sớm, nên đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định để thiết lập đồng hồ sinh học tự nhiên. Thói quen sinh hoạt điều độ sẽ giúp tránh được tình trạng trằn trọc khó ngủ vào ban đêm.

3.3. Tránh các tác nhân gây căng thẳng

Muốn cải thiện tình trạng mất ngủ sau phẫu thuật nên tránh bị căng thẳng
Muốn cải thiện tình trạng mất ngủ sau phẫu thuật nên tránh bị căng thẳng

Người bệnh mất ngủ sau phẫu thuật cần được quan tâm hỏi han, động viên giúp an tâm điều trị. Nếu người bệnh có băn khoăn, thắc mắc gì thì nên hỏi bác sĩ ngay để tránh căng thẳng, lo lắng kẻo ảnh hưởng đến giấc ngủ.

3.4. Tập thể dục

Sau phẫu thuật người bệnh nên chịu khó vận động có thể đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng để giảm mệt mỏi, đau nhức cơ xương và thúc đẩy máu huyết lưu thông. Việc tập luyện này sẽ giúp cơ thể nhẹ nhõm, khoan khoái, tinh thần cũng phấn chấn hơn từ đó giúp chất lượng giấc ngủ ban đêm sẽ được cải thiện.

3.5. Thư giãn cơ thể

Các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính đều không tốt cho giấc ngủ của người bệnh mất ngủ sau phẫu thuật. Người bệnh không nên dùng các thiết bị này sát giờ ngủ. Thay vào đó có thể nghe nhạc, đọc sách, ngâm chân bằng nước ấm để thư giãn, giúp dễ dàng ngủ hơn.

Người bệnh có thể chọn sử dụng thảo dược để có giấc ngủ tốt hơn. Đây là các thảo dược đã dân gian sử dụng nhiều trong cải thiện các vấn đề liên quan đến giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ ít… Các thảo dược này là Lạc tiên, Thảo quyết minh, Mạch môn, Sơn dược, Mẫu lệ, Bình vôi, Lá Vông, Phục linh hiện nay đã được bào chế trong viên thuốc giúp an thần ngủ ngon. Khi sử dụng sẽ rất hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ an thần, giúp dễ ngủ, ngủ sâu và ngon giấc, giảm suy nhược thần kinh. Người bệnh mất ngủ có thể chọn dùng viên uống này để dễ đi vào giấc ngủ, giảm bớt triệu chứng trằn trọc, khó ngủ. Tăng thời lượng của mỗi giấc ngủ. Phục hồi năng lượng, tạo cảm giác sảng khoái và tỉnh táo hơn khi thức dậy vào buổi sáng. Người bệnh có thể an tâm dùng lâu dài mà không gây tác dụng phụ như khi dùng các loại thuốc tây giúp dễ ngủ khác.

Tình trạng mất ngủ sau phẫu thuật sẽ nhanh chóng biến mất nên người bệnh không cần quá lo lắng. Chú ý chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt điều độ sẽ giúp mau chóng lấy lại giấc ngủ ngon hàng đêm.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.