Nguyên nhân mất ngủ ở trẻ em và giải pháp điều trị hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
30 Tháng Một 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
721

Mất ngủ ở trẻ em không phải là tình trạng hiếm gặp. Khi trẻ em mất ngủ sẽ làm giảm phát triển chiều cao, nhận thức và sức đề kháng, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng tập trung và kết quả học tập. Vì thế, trẻ mất ngủ, cha mẹ cần phải nhanh chóng điều trị, tránh để kéo dài gây ra những hệ lụy không tốt cho trẻ.

1. Nguyên nhân khiến trẻ em mất ngủ

Trẻ em mất ngủ có những mức độ khác nhau và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến những nguyên nhân rất hay gặp phải sau đây:

1.1. Bị bóng đè

Trẻ bị mất ngủ vì bị bóng đè
Trẻ bị mất ngủ vì bị bóng đè

Trẻ mất ngủ do bóng đè xảy ra khá phổ biến. Khi bị bóng đè trẻ có thể vừa khóc vừa cười hoặc khóc thét lên. Hiện tượng này xảy ra khi trẻ không ngủ đủ giấc, ngủ thức thất thường.

1.2. Căng thẳng

Trẻ căng thẳng cũng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ. Điều này có thể do áp lực căng thẳng vì học tập thi cử, gia đình và bạn bè.

1.3. Mất ngủ do thuốc

Trẻ sử dụng các thuốc điều trị như thuốc trầm cảm, thuốc co giật hay thuốc corticosteroid có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ. Nếu lạm dụng thuốc an thần sẽ càng khiến cho tình trạng mất ngủ ở trẻ thêm nghiêm trọng. Vì thế, cha mẹ cần quan tâm tới sức khỏe cũng như giấc ngủ của trẻ khi thấy con có hiện tượng lo lắng, dùng thuốc.

1.4. Rối loạn giấc ngủ và tâm lý

Trẻ bị một số vấn đề về thần kinh như trầm cảm, lo lắng, sợ hãi dễ rơi vào tình trạng mất ngủ hơn trẻ khác. Một số bệnh như đau cơ, đau khớp, ngưng thở khi ngủ hoặc rối loạn tăng động cũng khiến trẻ mất ngủ.

Rối loạn giấc ngủ và tâm lý rất dễ khiến trẻ bị mất ngủ triền miên
Rối loạn giấc ngủ và tâm lý rất dễ khiến trẻ bị mất ngủ triền miên

1.5. Dùng chất kích thích

Trẻ sử dụng các chất kích thích như cafein có thể bị mất ngủ. Sử dụng chất có chứa nicotin cũng có thể khiến trẻ khó ngủ vào ban đêm.

1.6. Trẻ bị mất ngủ do thiếu chất

Cơ thể trẻ thiếu hụt các dưỡng chất không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển mà còn có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ. Cụ thể các dưỡng chất khi thiếu hụt có thể gây mất ngủ ở trẻ em:

  • Magie: Khoáng chất rất quan trọng đối với sức khỏe não bộ và tim mạch. Magie giúp cơ thể thư giãn và đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Magie đóng góp vào quá trình sản xuất melatonin và tăng acid gamma với tác dụng làm dịu thần kinh.
  • Protein: Protein chứa nhiều acid amin tham gia dẫn truyền thần kinh như serotonin, endorphin và GABA. Những chất này giúp cơ thể duy trì trạng thái vui vẻ, hạnh phúc, ngủ ngon và sâu hơn. Nếu trẻ bị thiếu hụt chất này sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, chán nản, xanh xao.
  • Chất béo Omega-3: Omega-3 giúp ổn định thần kinh và cân bằng hormone, đồng thời giúp kéo dài giấc ngủ cũng như tăng cường chất lượng giấc ngủ. Khi trẻ bị thiếu hụt chất này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Kẽm: Kẽm có vai trò tăng cường miễn dịch, đảm bảo tăng trưởng của tế bào, hỗ trợ thần kinh trung ương. Nếu trẻ bị thiếu kẽm không chỉ gây ra còi xương, suy dinh dưỡng mà còn khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

2. Triệu chứng mất ngủ ở trẻ em

Trẻ bị mất ngủ có những dấu hiệu nào dễ dàng thấy được?
Trẻ bị mất ngủ có những dấu hiệu nào dễ dàng thấy được?

Trẻ em mất ngủ cũng có những triệu chứng tương tự như người lớn. Thường gặp nhất là những triệu chứng sau:

  • Trẻ khó đi vào giấc ngủ, không thể ngủ vào ban đêm hoặc dậy quá sớm vào buổi sáng.
  • Trẻ lo lắng thái quá, căng thẳng, không thể đi vào giấc ngủ mỗi khi nằm xuống giường.
  • Trẻ ngủ dậy có cảm giác mệt mỏi, cảm giác như chưa được ngủ.
  • Trẻ buồn ngủ, ngủ nhiều vào ban ngày.
  • Trẻ dễ bị kích động, thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt.
  • Trẻ tăng động hoặc trầm cảm.
  • Trẻ khó tập trung vào học tập, công việc, hay lơ đãng.
  • Trẻ bị suy giảm trí nhớ.

3. Các vấn đề sức khỏe có thể gặp phải khi trẻ em bị mất ngủ

Trẻ em bị mất ngủ có thể gặp phải những hậu quả gì?
Trẻ em bị mất ngủ có thể gặp phải những hậu quả gì?

Khi trẻ em có biểu hiện mất ngủ, cha mẹ tuyệt đối không nên xem thường. Mất ngủ ở trẻ có thể gây ra vấn đề sức khỏe.

  • Hiện tượng trầm cảm: Mất ngủ ở trẻ em có thể do căng thẳng, lo âu và suy nghĩ nhiều. Tình trạng này kéo dài khiến cho cơ thể tăng sinh mức độ cortisol – hormone gây căng thẳng. Mất ngủ khiến tình trạng này thêm nghiêm trọng, dễ gây mất ngủ ở trẻ em.
  • Bệnh tiểu đường: Nghiên cứu chỉ ra mất ngủ ở trẻ em làm tăng khả năng mắc bệnh huyết áp và tim mạch. Bệnh lý này liên quan tới bệnh lý tiểu đường, vì thế, trẻ mất ngủ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Béo phì: Nghiên cứu cho thấy những trẻ bị thiếu ngủ, mất ngủ có nguy cơ béo phì cao hơn 2,5 lần so với những trẻ ngủ nhiều. Thêm vào đó, trẻ mất ngủ có nguy cơ có tổng lượng mỡ cao hơn 2,5 lần, lượng mỡ bụng cao hơn, số đo vòng eo và vòng hông lớn hơn. Khi trẻ béo phì sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày, dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa.
  • Giảm hệ miễn dịch: Trẻ em mất ngủ có thể ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, khiến trẻ dễ rơi vào các vấn đề sức khỏe, dễ mắc các bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa,…

4. Giải pháp giúp điều trị cho trẻ em mất ngủ

Điều trị mất ngủ ở trẻ em phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ và thời gian mắc bệnh. Bác sĩ sẽ trò chuyện với cha mẹ của trẻ về các biểu hiện khi trẻ mất ngủ, để từ đó đưa ra biện pháp tốt nhất điều trị mất ngủ cho trẻ. Các phương pháp điều trị mất ngủ cho trẻ thường được các bác sĩ áp dụng sau đây.

4.1. Giải pháp hành vi – nhận thức

Tư vấn tâm lý hành vi nhận thức phần nào giúp trẻ cải thiện chứng mất ngủ
Tư vấn tâm lý hành vi nhận thức phần nào giúp trẻ cải thiện chứng mất ngủ

Liệu pháp hành vi – nhận thức áp dụng cho những trẻ suy nghĩ tiêu cực và lo lắng khiến trẻ mất ngủ. Liệu pháp này giúp trẻ suy nghĩ tích cực hơn, tạm hoãn các lo lắng và căng thẳng để trẻ đủ thư giãn và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

4.2. Thiết lập thói quen tốt cho trẻ em mất ngủ

  • Tạo thói quen cho trẻ đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ cố định. Đi ngủ vào khung giờ 21 – 22h và dậy vào lúc 6 – 7h sáng.
  • Tạo không gian ngủ của trẻ êm ái, dễ chịu, tránh tiếng ồn từ bên ngoài, để tạo cảm giác ngủ ngon hơn.
  • Cố gắng giữ đúng lịch ngủ, kể cả vào ngày nghỉ cuối tuần, điều này sẽ giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ.
  • Buổi tối trẻ đi ngủ không được ăn quá no hoặc để bụng quá đói, nếu đói có thể ăn nhẹ bằng một cốc sữa nóng để dễ dàng đi vào giấc ngủ.
  • Khuyến khích trẻ có lối sống năng động bằng việc luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày, tuy nhiên không hoạt động mạnh trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ.
  • Khuyến khích trẻ tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào buổi sáng, tránh ngủ trưa hoặc ngủ không quá 1 tiếng.
  • Trước khi đi ngủ 2 tiếng, tắt hết các thiết bị phát ra ánh sáng xanh như điện thoại, laptop, TV,…
  • Dành nhiều thời gian cho trẻ nhiều hơn trong ngày.

4.3. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ

Trẻ em đang ở độ tuổi phát triển cần có một chế độ dinh dưỡng đa dạng, bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cho trẻ: chất đạm, chất béo, chất bột, vitamin và khoáng chất. Việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể trẻ hoạt động tốt hơn, thúc đẩy giấc ngủ ngon, tăng cường sức đề kháng, chiều cao và cân nặng.

Cải thiện mất ngủ ở trẻ nhỏ bằng cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Cải thiện mất ngủ ở trẻ nhỏ bằng cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

4.4. Liệu pháp tự nhiên

  • Trước khi đi ngủ cho trẻ nhấm nháp một ít thức ăn như sữa ấm, nước ấm, trà hoa cúc không đường để làm dịu hệ thống thần kinh, giúp cơ thể thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ.
  • Sử dụng túi ngủ để tạo cảm giác thư giãn và dễ ngủ hơn.
  • Sử dụng tinh dầu tràm giúp giảm cảm giác căng thẳng và kích thích cơn buồn ngủ “ấp tới”.

4.5. Thuốc

Thuốc ngủ hiếm khi được sử dụng để điều trị mất ngủ cho trẻ. Vì thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thuốc có thể sử dụng trong một thời gian ngắn. Một số thuốc được sử dụng như:

  • Thuốc kháng histamine: Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là gây buồn ngủ vào ban ngày và chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn.
  • Clonidine: Thuốc này chỉ sử dụng khi trẻ nhỏ bị mất ngủ kèm rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hoặc các vấn đề hành vi.
  • Melatonin: Thuốc dùng cho trẻ mắc chứng tự kỷ hoặc các vấn đề về hành vi.
  • Thuốc chống trầm cảm – an thần như Elavil (amitriptyline) và Remeron (mirtazapine).

Cha mẹ cho trẻ sử dụng thuốc cần có sự theo dõi và giám sát chặt chẽ của bác sĩ, không nên tự ý cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Trẻ em mất ngủ nếu để kéo dài không khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về tư duy, thể chất khi lớn lên. Do đó, cha mẹ cần giúp trẻ thay đổi lối sống, tạo môi trường ngủ thoải mái, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ giấc ngủ của trẻ.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.