Mất ngủ ở nam giới: Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
2 Tháng Hai 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
683

Tuy tỷ lệ nam giới mất ngủ không nhiều bằng nữ giới nhưng khi gặp phải chứng bệnh này, phái mạnh cũng chịu ảnh hưởng nhiều và không biết phải làm thế nào. Cách nhận biết và điều trị chứng mất ngủ ở nam giới sẽ có trong nội dung dưới đây.

1. Nguyên nhân hình thành bệnh mất ngủ ở nam giới

1.1. Chứng ngưng thở trong lúc ngủ

Nam giới bị mất ngủ do thói quen ngưng thở trong khi ngủ
Nam giới bị mất ngủ do thói quen ngưng thở trong khi ngủ

Theo nghiên cứu, chứng ngưng thở khi ngủ có liên quan tới nồng độ testosterone thấp trong cơ thể. Nam giới gặp tình trạng này thường thức dậy đột ngột mỗi khi hơi thở bị hụt hơi, gián đoạn trong đêm. Vì thế họ ít có được giấc ngủ ngon và sâu.

1.2. Đổ mồ hôi trộm

Cơ thể bí bách, nóng nực vào ban đêm cũng là nguyên nhân khiến nam giới khó ngủ, mất ngủ. Đôi khi những cơn nóng ập đến có thể làm đổ mồ hôi ồ ạt kèm theo cảm giác ớn lạnh. Có thể hiện tượng đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở nam giới có liên quan đến lượng testosterone suy giảm.

1.3. Thay đổi tâm trạng

Nam giới bị mất ngủ do thay đổi về tâm trạng
Nam giới bị mất ngủ do thay đổi về tâm trạng

Sự thiếu hụt testosterone và các rối loạn ở tuyến giáp khiến nam giới dễ rơi vào trạng thái lo lắng, phiền muộn. Điều này có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ, làm giấc ngủ bị gián đoạn, khó đi vào giấc ngủ.

1.4. Nồng độ Serotonin thấp

Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh có vai trò chính trong việc kiểm soát giấc ngủ. Cơ thể nam giới cần có đủ lượng testosterone mới tạo ra được serotonin. Do đó nếu họ bị thiếu hụt testosterone sẽ dẫn đến serotonin thấp và làm chu kỳ ngủ không ổn định.

1.5. Melatonin

Melatonin là loại hormone có tác dụng cân chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể. Nếu hàm lượng melatonin không ổn định, cơ thể sẽ gặp tình trạng khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Hầu hết nam giới bị thiếu melatonin là do tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo quá nhiều, từ đó làm rối loạn nhịp sinh học.

Hàm lượng melatonin không ổn định cũng gây nên hiện tượng mất ngủ ở nam giới
Hàm lượng melatonin không ổn định cũng gây nên hiện tượng mất ngủ ở nam giới

1.6. Hormone tăng trưởng

Hormone tăng trưởng có mối quan hệ mất thiết đối với giấc ngủ của người bệnh. Tong giấc ngủ ban đêm, cơ thể sẽ sản xuất ra hormone tăng trưởng. Do đó, nếu giấc ngủ bị gián đoạn sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hormone. Ngược lại, việc giảm nồng độ hormone tăng trưởng cũng sẽ khiến người bệnh bị mất ngủ.

1.7. Tuyến thượng thận suy yếu

Khi nam giới gặp căng thẳng, stress trong một thời gian dài, tuyến thượng thận sẽ sản xuất dư thừa lượng cortisol. Theo thời gian, tuyến thượng thận còn có thể bị suy kiệt và không sản sinh ra được lượng cortisol cần thiết cho cơ thể hoạt động trong ngày. Tình trạng này được gọi là suy yếu tuyến thượng thận và mất ngủ chính là một trong nhiều hậu quả do bệnh lý này gây ra.

Ngoài ra thì quá trình chuyển hóa cơ thể còn làm sản sinh nhanh các gốc tự do. Các gốc tự do có thể tấn công mạnh vào thành mạch máu não, hình thành nên các mảng xơ vữa và huyết khối, đồng thời ngăn cản dòng máu lên não gây thiếu máu não. Các tế bào thần kinh không nhận đủ dưỡng chất và oxy khiến các dẫn truyền thần kinh rối loạn, hoạt động điều khiển giấc ngủ của não kém hiệu quả và cuối cùng dẫn đến bệnh mất ngủ ở nam giới.

2. Làm sao để nhận biết mất ngủ ở nam giới?

Làm sao để nhận biết mất ngủ ở nam giới?
Làm sao để nhận biết mất ngủ ở nam giới?

Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng mất ngủ ở nam giới:

  • Gặp vấn đề với việc ngủ qua đêm: Mất ngủ không chỉ giới hạn ở vấn đề khó ngủ mà là các vấn đề liên quan đến giấc ngủ như gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ (chẳng hạn như liên tục thức dậy giữa đêm) hoặc thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại.
  • Bị suy giảm chức năng ban ngày: Các hoạt động ban ngày có thể bị ảnh hưởng do thiếu ngủ. Tình trạng này dẫn đến đến hiệu quả công việc giảm sút, các vấn đề gia đình xảy ra, người bệnh hay cáu kỉnh và nguy cơ tai nạn cao hơn.
  • Tình trạng khó ngủ kéo dài: Các vấn đề về giấc ngủ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng ban ngày phải diễn ra ít nhất ba đêm một tuần trong ba tháng thì được gọi là mất ngủ. Dù có điều kiện tốt hơn về giấc ngủ hơn nhưng vẫn bị khó ngủ.
  • Tình trạng bệnh lý gây mất ngủ: Đau đớn, trầm cảm và lo lắng đều có thể khiến khó ngủ. Nếu nam giới bị ngáy hoặc bị thúc giục di chuyển chân vào ban đêm hoặc trong khi ngủ, khả năng cao có thể đang mắc chứng ngưng thở khi ngủ hoặc hội chứng chân không yên.
  • Nếu nam giới đang có những thói quen xấu ảnh hưởng đến giấc ngủ như uống rượu gần giờ đi ngủ, uống cà phê vào buổi chiều muộn, tiếp xúc với ánh sáng màn hình từ máy tính hoặc điện thoại di động vào ban đêm, ngủ trưa muộn trong ngày hoặc lâu hơn 20 phút và ngủ nướng vào cuối tuần.

3. Bệnh mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe nam giới như thế nào?

Sự ảnh hưởng của chứng mất ngủ đối với cơ thể nam giới
Sự ảnh hưởng của chứng mất ngủ đối với cơ thể nam giới

Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, sức tập trung kém và làm giảm sự nhanh nhạy của cơ bắp cũng như não bộ. Với nam giới thì sự sụt giảm lượng testosterone là ảnh hưởng lớn nhất mà mất ngủ gây ra cho phái mạnh. Đi cùng với giảm sút nồng độ testosterone còn có một số ảnh hưởng về sức khỏe sinh lý, sinh sản như:

  • Vô sinh: Bất cứ lý do gì làm giảm testosterone trong thời gian dài cũng có thể khiến cơ thể nam giới đối mặt với vấn đề vô sinh, một trong số đó có hậu quả của giấc ngủ kém. Mật độ tinh dịch và khả năng vận động của tinh trùng sau khi được giải phóng từ cơ thể của những quý ông có giấc ngủ kém thường thấp hơn so với người có giấc ngủ hoàn thiện. Điều này nếu kéo dài mà không có phương pháp chữa trị có thể ảnh hưởng đến khả năng có con của nam giới.
  • Rối loạn cương dương: Nam giới nếu ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến việc duy trì nồng độ testosterone ở mức ổn định, dẫn đến các vấn đề về rối loạn cương dương (còn được gọi là ED). Thói quen ngủ ít hơn 8 giờ mỗi đêm làm thay đổi sự cân bằng nội tiết tố trong dòng máu và ảnh hưởng lên hoạt động của cơ quan sinh sản.

Ngoài ra, mất ngủ còn gây nên những bệnh nguy hiểm như trầm cảm, suy giảm trí nhớ, cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch và có thể dẫn đến đột quỵ… nếu chứng bệnh này diễn ra trong thời gian dài.

4. Một số biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ cho nam giới

4.1. Cách chữa bệnh mất ngủ ở nam giới nhờ thay đổi thói quen sinh hoạt

Chữa bệnh mất ngủ ở nam giới nhờ thay đổi thói quen sinh hoạt
Chữa bệnh mất ngủ ở nam giới nhờ thay đổi thói quen sinh hoạt
  • Để có thể cải thiện nhanh tình trạng mất ngủ thì nam giới nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao vào buổi chiều và sáng sớm.
  • Dành thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào ban ngày, hạn chế ánh sáng nhân tạo từ thiết bị điện tử, ánh sáng đèn… Nên hạn chế thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cơ thể cần và không nên bỏ bữa ăn.
  • Nên duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, không nên ngủ trưa quá 30 phút để có thể ngon giấc ban đêm hơn.
  • Nên tránh hoặc hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… sẽ giúp các vấn đề hô hấp trong khi ngủ được cải thiện.
  • Tránh lạm dụng hay tự ý sử dụng thuốc ngủ vì rất dễ dẫn đến nguy cơ mất ngủ mãn tính cùng nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác tới sức khỏe.

4.2. Cách chữa bệnh mất ngủ ở nam giới bằng phương pháp y khoa

Chữa bệnh mất ngủ ở nam giới bằng phương pháp y khoa
Chữa bệnh mất ngủ ở nam giới bằng phương pháp y khoa
  • Thăm khám bác sĩ chuyên khoa: Nếu như người bệnh đã thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng nhưng tình trạng mất ngủ vẫn không được cải thiện thì lúc này cần phải nhờ bác sĩ chuyên khoa can thiệp chẩn đoán để xác định rõ nguyên nhân cũng như đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
  • Liệu pháp nhận thức hành vi: Phương pháp này được áp dụng đối với người mất ngủ nhằm kiểm soát những suy nghĩ và hành động tiêu cực làm người bệnh bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn.
  • Thuốc kê đơn: Một số loại thuốc kê đơn có thể được sử dụng để người bệnh có giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên thời gian dùng các loại thuốc này thường không kéo dài bởi chúng khiến người bệnh phụ thuộc vào thuốc, nhờn thuốc.
  • Thuốc hỗ trợ giấc ngủ không kê đơn: Thuốc ngủ không kê đơn có chứa chất kháng histamin khiến người bệnh buồn ngủ. Loại thuốc này không dùng để sử dụng thường xuyên bởi nó cũng gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ vào ban ngày…

Ngoài các cách điều trị này thì nam giới bị mất ngủ có thể chọn dùng viên uống có thành phần thảo dược được bào chế từ bài thuốc gia truyền. Các thảo dược này đã được dân gian dùng nhiều trong cải thiện giấc ngủ như Lạc tiên, Thảo quyết minh, Mạch môn, Sơn dược, Mẫu lệ, Bình vôi, Lá Vông, Phục linh. Khi sử dụng có hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ an thần, giúp dễ ngủ, ngủ sâu và ngon giấc, giảm suy nhược thần kinh. Người bệnh có thể chọn dùng viên uống này để dễ đi vào giấc ngủ, giảm bớt triệu chứng trằn trọc, khó ngủ. Tăng thời lượng của mỗi giấc ngủ. Phục hồi năng lượng, tạo cảm giác sảng khoái và tỉnh táo hơn khi thức dậy vào buổi sáng. Đặc biệt có thể an tâm dùng lâu dài mà không gây tác dụng phụ như khi dùng các loại thuốc tây giúp dễ ngủ khác.

Chứng mất ngủ ở nam giới sẽ được cải thiện an toàn và hiệu quả nếu phái mạnh chú ý thay đổi các thói quen tích cực trong cuộc sống hàng ngày và chọn dùng sản phẩm hỗ trợ điều trị an toàn từ thảo dược.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.