Mất ngủ khi mang thai là do đâu? Điều trị như thế nào?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
23 Tháng hai 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
366

Mất ngủ khi mang bầu là tình trạng không hiếm gặp thế nhưng không phải mẹ bầu nào cũng nắm được cách điều trị phù hợp. Vậy bà bầu mất ngủ do đâu và nên điều trị như thế nào chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Hiện tượng mất ngủ khi mang thai là gì?

Tìm hiểu thông tin về hiện tượng mất ngủ khi mang thai
Tìm hiểu thông tin về hiện tượng mất ngủ khi mang thai

Khi mang thai, nhiều bà bầu gặp phải tình trạng mất ngủ thường xuyên gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý. Thực chất, mất ngủ khi mang thai là một trong những rối loạn về giấc ngủ. Lúc này các mẹ bầu thường gặp phải một số biểu hiện như:

  • Đêm trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ.
  • Ngủ không được sâu giấc, dễ tỉnh ngủ dù chỉ nghe thấy tiếng động rất khẽ và khó ngủ lại sau khi đã tỉnh ngủ.
  • Giấc ngủ ngắn.
  • Ngủ chập chờn và thường xuyên có biểu hiện giật mình khi đang ngủ.
  • Ban ngày thường ngủ gà ngủ gật và mệt mỏi.

Tuy mỗi thai phụ có biểu hiện mất ngủ khác nhau nhưng hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải tình trạng này đặc biệt ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba. Tình trạng mất ngủ khi kéo dài gây mệt mỏi cho các thai phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và tâm trạng của các mẹ bầu.

2. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng mất ngủ khi mang thai?

Tình trạng mất ngủ khi mang thai gặp được ở hầu hết các mẹ bầu, vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng này? Thực chất, ngoài việc do thai nhi tăng kích thước và trọng lượng gây khó ngủ cho thai phụ thì tình trạng mất ngủ còn xuất hiện bởi những nguyên nhân sau:

2.1. Đi tiểu nhiều lần trong đêm và tăng lượng urê

Bà bầu bị mất ngủ do phải đi tiểu nhiều lần trong đêm
Bà bầu bị mất ngủ do phải đi tiểu nhiều lần trong đêm

Trong quá trình mang thai, thận phải làm việc thêm khoảng từ 30-50% để lọc được khối lượng máu làm lượng ure trong máu tăng cao và bàng quang cũng sẽ chứa nhiều nước tiểu hơn. Lúc này, dạ con ngày càng lớn gây chèn ép lên bàng quang khiến các mẹ bầu khó chịu và phải thức dậy nhiều lần trong đêm gây ra tình trạng mất ngủ.

2.2. Đau lưng, hông, chân và tình trạng chuột rút

Hầu hết các mẹ bầu đều từng trải qua tình trạng chuột rút, nhất là ở phần đùi và bắp chân. Các cơn đau rút khiến mẹ bầu phải thức giấc gây nên tình trạng mất ngủ. Hiện tượng này xuất hiện đặc biệt nhiều ở những tháng cuối của thai kỳ. Ngoài ra, khi thai nhi lớn dần khiến phần lưng và xương hồn của thai phụ phải chịu sức nặng của cả cơ thể gây nên tình trạng đau lưng, đau hông về đêm làm cho thai phụ bị mất ngủ.

2.3. Ợ hơi và táo bón

Quá trình phát triển của em bé trong bụng gây chèn ép lên dạ dày sẽ khiến thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Ngoài ra, trong khi mang thai thì hệ tiêu hóa của thai phụ cũng hoạt động kém hơn khiến lượng thức ăn lưu trong dạ dày và ruột lâu hơn gây ợ hơi, táo bón. Bên cạnh đó, trong thai kỳ cũng cần bổ sung nhiều chất khiến cơ thể khó hấp thụ gây nên các vấn đề về tiêu hóa. Lúc này, ban đêm cũng trở nên khó ngủ hơn với thai phụ do hệ tiêu hóa chưa làm xong việc.

2.4. Ốm nghén

Một vài sản phụ sẽ gặp phải tình trạng ốm nghén trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Một số triệu chứng của ốm nghén thường gặp như buồn nôn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể và mất ngủ về đêm.

Bà bầu bị ốm nghén cũng có thể gây mất ngủ trong thai kỳ
Bà bầu bị ốm nghén cũng có thể gây mất ngủ trong thai kỳ

2.5. Các vấn đề về hô hấp

Trong tam cá nguyệt thứ nhất, các hormone thay đổi khiến mẹ bầu thở chậm và sâu, thường khó thở hơn lúc bình thường. Việc khó thở, thở chậm thở sâu cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và khiến mẹ bầu mất ngủ trong quá trình mang thai.

2.6. Tăng nhịp tim

Khi mang thai, tim phải hoạt động nhiều hơn bình thường vì vậy mà nhịp tim sẽ tăng để bơm máu nhiều hơn tới dạ con gây nên tình trạng mất ngủ.

2.7. Thai nhi ngày càng phát triển

Sự phát triển của thai nhi đặc biệt ở tam cá nguyệt thứ ba thường gây rắc rối cho mẹ khi bé đạp nhiều hơn, xoay nhiều hơn. Nhất là nhiều bé thường đạp về đêm gây mất ngủ ở mẹ bầu.

2.8. Lo lắng và căng thẳng

Trong thời gian mang bầu, các thai phụ thường lo lắng cho sự phát triển của em bé cũng như các vấn đề mang bầu và sau sinh. Vì vậy thường dễ bị căng thẳng hơn người bình thường cũng gây mất ngủ về đêm.

3. Mẹ bầu bị mất ngủ có ảnh hưởng gì không?

Mẹ bầu bị mất ngủ ảnh hưởng không tốt đến cơ thể và thai nhi
Mẹ bầu bị mất ngủ ảnh hưởng không tốt đến cơ thể và thai nhi

Mất ngủ khi mang thai cũng sẽ khiến mẹ bầu và thai nhi gặp phải một số ảnh hưởng. Cụ thể như sau:

Đối với mẹ bầu:

  • Mất ngủ sẽ khiến tinh thần trở nên thiếu tỉnh táo, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, kém tập trung.
  • Não có thể bị thiếu oxy gây nên tình trạng đau đầu và tăng huyết áp.
  • Mất ngủ kéo dài còn khiến bà bầu khó sinh thường và nguy cơ sinh mổ tăng cao.
  • Các nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng, mất ngủ nhiều trong 3 tháng đầu thai kỳ dễ khiến thời gian chuyển dạ kéo dài hơn bình thường gây mệt mỏi cho thai phụ.
  • Mất ngủ thai kỳ còn có thể ảnh hưởng tới nhan sắc của người mẹ. Sau sinh cơ thể chậm phục hồi.

Đối với thai nhi:

  • Khi mẹ bị thiếu ngủ thai nhi dễ bị ảnh hưởng quá trình tuần hoàn máu, dễ bị thiếu máu từ trong bụng mẹ.
  • Ảnh hưởng tới sinh hoạt của bé khi ra đời. Lúc này các con sẽ hay quấy khóc và thức đêm nhiều vì thói quen của mẹ.

4. Trị chứng mất ngủ khi mang thai như thế nào?

Các biện pháp điều trị chứng mất ngủ cho bà bầu hiệu quả
Các biện pháp điều trị chứng mất ngủ cho bà bầu hiệu quả

Để trị chứng mất ngủ khi mang bầu ở các thai phụ, các bạn có thể thực hiện như sau:

  • Các mẹ bầu nên tránh ăn quá no hoặc uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Tốt nhất nên ăn cách từ 2-3 tiếng để hệ tiêu hóa có thể hoạt động tốt.
  • Hãy sử dụng nhiều các loại thực phẩm chứa vitamin nhóm B sẽ giúp giấc ngủ dễ hơn và ngon giấc hơn như các loại rau màu xanh lá, ngũ cốc nguyên cám…
  • Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ để dạ dày có thể tiêu hóa kịp thời. Tránh được hiện tượng ợ nóng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ khi mang bầu.
  • Không nên ăn các thực phẩm ngọt để tránh gây tiểu đường thai kỳ.
  • Để giúp dễ ngủ hơn, thai phụ có thể uống một số loại trà có tác dụng thư giãn, an thần như trà hoa cúc, trà tim sen,…
  • Mẹ bầu có thể vận động cơ thể bằng các bài tập yoga bầu nhẹ nhàng thư thái cũng sẽ giúp giấc ngủ được cải thiện tốt hơn.
  • Nên tắm nước ấm hàng ngày hoặc ngâm chân nước ấm trước khi ngủ. Ngoài ra chế độ ăn uống dinh dưỡng hàng ngày cũng cần được đảm bảo. Đặc biệt là cần bổ sung đủ lượng sắt acid folic và canxi trong quá trình mang thai.
  • Tạo không gian thoải mái khi ngủ để có một giấc ngủ tốt.

Ngoài ra, các mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến từ các bác sĩ để sử dụng viên uống thảo dược giúp an thần và dễ ngủ hơn. Viên uống này có chứa thành phần gồm 100% các thảo dược, thảo mộc tự nhiên nên vô cùng an toàn với phụ nữ có thai. Các thảo dược có thể kể đến như: Lạc tiên, Thảo quyết minh, Mạch môn, Sơn dược, Mẫu lệ, Bình vôi, Lá vông, Phục linh

5. Những câu hỏi thường gặp về việc bà bầu bị mất ngủ

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về việc bà bầu bị mất ngủ
Giải đáp những câu hỏi thường gặp về việc bà bầu bị mất ngủ

5.1. Mất ngủ có phải là dấu hiệu mang thai sớm?

Thực chất, tình trạng mất ngủ có thể xem như một biểu hiện của mang thai sớm nếu người phụ nữ bị mất ngủ kèm theo một số biểu hiện khác như buồn nôn, ngực sưng đau, đi tiểu nhiều lần…

5.2. Bà bầu mất ngủ có thể sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng giúp ngủ tốt hơn không?

Bà bầu bị mất ngủ có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ giấc ngủ nhưng phải có thành phần an toàn từ thảo dược thiên nhiên. Ngoài ra, sản phụ muốn sử dụng cũng cần có sự đồng ý từ các y bác sĩ.

5.3. Mất ngủ hoặc buồn ngủ khi mang thai 3 tháng đầu?

Thông thường hiện tượng mất ngủ ở mẹ bầu diễn ra nhiều nhất là ở ba tháng đầu và 3 tháng cuối khi mang thai. Với 3 tháng đầu lúc này cơ thể mẹ đang đối diện với những lo lắng khi biết tin có bầu. Không chỉ vậy, cơ thể người mẹ cũng sản xuất thêm các kích tố mới như sự gia tăng của các progesterone khiến mẹ bầu mệt mỏi, đi tiểu nhiều về đêm cũng khiến mẹ bầu bị mất ngủ.

5.4. Bà bầu mất ngủ khi mang thai 3 tháng giữa?

Tuy không còn phải đối diện nhiều với nguy cơ sảy thai như 3 tháng đầu nhưng vẫn có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị mất ngủ, khó ngủ ở giai đoạn này. Để lấy chỗ cho tử cung mở rộng, cơ hoành bị hạn chế và hơi thở của bà bầu trở nên ngắn và nông hơn. Điều này khiến mẹ thường xuyên phải đối mặt với chứng ợ nóng khó chịu. Hoặc nhiều bà bầu lại xuất hiện những giấc mơ về sự phát triển của thai nhi thường xuyên, những giấc mơ này có thể rất đáng sợ hoặc sống động với họ.

5.5. Khó ngủ, mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối có phải là sắp chuyển dạ?

Rất nhiều phụ nữ đến ngày chuyển dạ đều gặp phải tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Bởi sự bài tiết oxytocin khiến mẹ bầu tỉnh táo hơn hoặc các cơn co sinh lý vào ban đêm gây đau lưng, đi tiểu nhiều về đêm làm cho các mẹ bầu thường mất ngủ.

5.6. Bà bầu nên ngủ bao nhiêu giờ một ngày?

Bà bầu nên ngủ đủ giấc tầm khoảng 8 tiếng vào ban đêm. Nếu ngủ quá ít sẽ có thể dẫn đến nguy cơ chuyển dạ kéo dài và tăng nguy cơ sinh mổ.

Bà bầu mất ngủ do đâu đã được chúng tôi giải thích qua bài viết trên đây. Hy vọng rằng qua bài viết này các mẹ bầu sẽ biết cách cải thiện tình trạng mất ngủ để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn nhất.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.