Mất ngủ có phải sắp sinh không? Thực hư về hiện tượng này

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
16 Tháng Một 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
584

Mất ngủ trong thai kỳ là một hiện tượng nhiều mẹ bầu gặp phải nhất là trong những tháng cuối thai kỳ. Một số mẹ bầu cho rằng mất ngủ là dấu hiệu của chuyển dạ sắp sinh. Vậy thực hư mất ngủ có phải dấu hiệu sắp sinh hay không chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây!

1. Bà bầu bị mất ngủ có phải sắp sinh?

Bà bầu bị mất ngủ có phải sắp sinh không?
Bà bầu bị mất ngủ có phải sắp sinh không?

Quá trình mang thai là một hành trình dài và vô cùng đặc biệt với người phụ nữ bởi lúc này các mẹ sẽ gặp phải những thay đổi về cơ thể và phải nhanh chóng thích nghi với chúng. Trong đó hiện tượng mất ngủ, đặc biệt là ở ba tháng cuối của thai kỳ hiện tượng mất ngủ thường ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của người mẹ. Nhiều mẹ bầu cho rằng mất ngủ ở giai đoạn này là dấu hiệu của hiện tượng chuyển dạ sắp sinh. Thế nhưng thực tế, mất ngủ chỉ là một trong những triệu chứng khó chịu xảy ra trong thai kỳ kèm theo chuột rút, ợ nóng, đầy hơi…

Các mẹ bầu thường khó ngủ hơn ở những tháng cuối thường do tâm lý lo lắng của người mẹ kèm theo sự thay đổi nội tiết tố cuối thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra, kích thước em bé lúc này cũng to hơn khiến các tư thế ngủ của mẹ bầu khó khăn hơn cũng khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng. Vì vậy, mất ngủ không phải là dấu hiệu của sắp sinh mà là tình trạng hết sức bình thường xảy ra do những biến đổi lớn về cả thể chất và tinh thần ở bà bầu khi gần đến ngày sinh nở. Để biết có phải sắp sinh hay không mẹ bầu cần chú ý các dấu hiệu chuyển dạ như: cơn gò tử cung, đau giãn vùng lưng, xương chậu, tăng tiết dịch nhầy cổ tử cung, đau bụng từng cơn, vỡ ối.

2. Nguyên nhân gây mất ngủ khi mang thai

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng mất ngủ khi đã xác định không phải là do sắp sinh?
Nguyên nhân nào gây nên tình trạng mất ngủ khi đã xác định không phải là do sắp sinh?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ khi mang thai. Cụ thể đó là:

  • Mất ngủ vì căng thẳng: Tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến ở phụ nữ mang thai. Bởi ở những tháng cuối thai kỳ, mệt mỏi sẽ tăng thêm kèm theo tâm trạng thay đổi khiến chị em dễ nổi nóng. Điều này sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ nếu mẹ bầu chịu quá nhiều áp lực, stress.
  • Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa cũng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ khi mang thai. Khi thai nhi ở ba tháng cuối có kích thước lớn hơn sẽ gây chèn ép lên hệ tiêu hóa và bàng quang. Lúc này sẽ làm tắc nghẽn hoạt động tiêu hóa làm cho thời gian xử lý thức ăn lâu hơn. Mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng ợ nóng, táo bón hoặc tiêu chảy. Nếu các hiện tượng này xảy ra nhiều về đêm sẽ làm cho mẹ bầu bị mất ngủ. Ngoài ra, có một số mẹ bầu thương ăn nhiều về đêm, điều này cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây mất ngủ khi các mẹ ăn quá nhiều.
  • Khó khăn trong hô hấp: Khi vùng bụng quá lớn trong ba tháng cuối thai kỳ sẽ gây khó khăn với hệ hô hấp. Bên cạnh đó, lúc này các mẹ lại phải ngủ ở tư thế nằm nghiêng khiến hoạt động của tim bị chèn ép, lưu thông máu khó khăn ảnh hưởng đến đường khí quản hệ hô hấp dưới. Lúc này sẽ khiến mẹ bầu bị mất ngủ về đêm.

3. Mẹ bầu mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?

Mất ngủ không phải là sắp sinh nhưng mang đến nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe
Mất ngủ không phải là sắp sinh nhưng mang đến nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe

Như đã trả lời phía trên, hiện tượng mất ngủ không phải là dấu hiệu em bé sắp chào đời. Hơn hết, tình trạng mất ngủ giai đoạn này còn khiến người mẹ gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Mệt mỏi, kiệt sức: Trong quá trình mang thai, lưu lượng máu được sản sinh và lưu thông tăng nhanh. Lúc này các cơ quan trọng của cơ thể cũng sẽ vận hành liên tục. Vì vậy, giấc ngủ rất quan trọng để giúp các cơ quan nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng. Khi các mẹ bầu mất ngủ liên tục sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, kiệt sức, suy nhược cơ thể…
  • Sinh khó: Các nhà nghiên cứu đã chứng minh những người mẹ trong quá trình mang thai bị mất ngủ sẽ có nguy cơ sinh khó và buộc phải chuyển mổ. Bởi khi thiếu ngủ, cơ thể người mẹ không đảm bảo điều kiện về sức khỏe nên khó có thể sinh nở tự nhiên.
  • Thiếu máu: Những bà bầu thiếu ngủ sẽ có nguy cơ thiếu máu cao. Điều này rất nguy hiểm đặc biệt là ở những tháng cuối của thai kỳ. Bởi thời gian tạo hồng cầu nằm trong khoảng từ 23-3h sáng. Nếu các mẹ bị mất ngủ sẽ bị thiếu hụt lượng máu nhất định gây thiếu máu ở cả mẹ và thai nhi.
  • Thai nhẹ cân: Khi mẹ bị mất ngủ có thể gây thiếu máu ở thai nhi, lúc này em bé trong bụng cũng không thể phát triển đạt chuẩn cân nặng.

4. Mất ngủ khi mang thai phải làm sao?

Đối với bất kỳ ai, giấc ngủ đều vô cùng quan trọng không riêng gì phụ nữ có thai. Vì vậy, khi mang thai để có một giấc ngủ tốt các mẹ bầu cần:

4.1. Nên ngủ đúng giờ

Do mất ngủ không phải là sắp sinh nên cần ngủ đúng giờ để cải thiện
Do mất ngủ không phải là sắp sinh nên cần ngủ đúng giờ để cải thiện

Các mẹ bầu nên đi ngủ đúng giờ không được thức khuya. Nhất là không nên xem điện thoại trước khi đi ngủ bởi rất dễ khiến thần kinh của mẹ bầu bị căng thẳng và khó chịu.

4.2. Ngủ ngày ít đi

Nếu các mẹ ngủ quá nhiều vào ban ngày thì thời lượng giấc ngủ ban đêm sẽ bị giảm sút. Đồng thời vào ban ngày nếu ban đêm đã thức khuya sẽ khiến ban ngày mẹ bầu luôn mệt mỏi. Nếu ban ngày quá mệt, mẹ bầu chỉ nên ngủ vào giấc trưa khoảng 30 phút và không đi ngủ sớm quá.

4.3. Bạn nên vận động nhẹ

Để không bị mất ngủ vào ban đêm, các mẹ bầu nên cố gắng vận động mỗi ngày. Nên chọn những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ để giúp cơ thể khỏe khoắn hơn. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể tắm nước ấm mỗi ngày giúp cơ thể được thư giãn cũng khiến giấc ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn.

4.4. Điều chỉnh nhiệt độ phòng

Điều chỉnh nhiệt độ phòng cải thiện chứng mất ngủ khi biết không phải do sắp sinh mới bị
Điều chỉnh nhiệt độ phòng cải thiện chứng mất ngủ khi biết không phải do sắp sinh mới bị

Nhiệt độ phòng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của thai phụ. Nếu muốn có những giấc ngủ ngon các bạn hãy điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp nhất để giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn. Nhất là trong khi thời tiết quá nóng sẽ gây khó thở, không thể lưu thông trao đổi chất. Lúc này hãy sử dụng máy lạnh để làm mát không khí ở nhiệt độ vừa đủ.

4.5. Nên ngủ đúng tư thế

Tư thế ngủ của mẹ bầu rất quan trọng, nhất là ở những tháng cuối của thai kỳ. Các mẹ bầu nên ngủ nghiêng về bên trái trong những tháng cuối của thai kỳ để giúp dễ ngủ hơn. Đồng thời có thể sử dụng một số sản phẩm gối hỗ trợ giấc ngủ cho mẹ bầu để có được tư thế ngủ phù hợp và thoải mái nhất.

4.6. Ăn uống đầy đủ các chất cần thiết

Ngoài các vấn đề trên, dinh dưỡng cũng ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của các thai phụ. Các mẹ nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt để có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, không nên uống nhiều nước hoặc thực phẩm khó tiêu trước khi đi ngủ vì dễ gây đầy bụng làm giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, các mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ để sử dụng viên uống bảo vệ sức khỏe có thành phần thảo dược tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ. Trong viên uống này sử dụng 100% các thảo dược như Lạc tiên, Thảo quyết minh, Mạch môn, Sơn dược, Mẫu lệ, Bình vôi, Lá vông, Phục linh… sẽ giúp giấc ngủ ngon hơn, dễ ngủ hơn và ngủ sâu giấc hơn.

Những chia sẻ trên đây đã trả lời cho câu hỏi thực hư mất ngủ có phải dấu hiệu sắp sinh hay không.  Khi có dấu hiệu chuyển dạ, người mẹ sẽ nhận thấy những thay đổi lạ thường của cơ thể và những biểu hiện của sắp sinh.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.