Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
10 Tháng Sáu 2024

Lần cập nhật cuối:
10 Tháng Sáu 2024

Số lần xem:
49

Hen phế quản là một bệnh viêm đường hô hấp mạn tính, được khởi phát bởi các yếu tố kích thích (thường là tác nhân dị ứng). Tuy không thể chữa khỏi, nhưng triệu chứng hen suyễn có thể được kiểm soát bởi sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Bởi vậy, việc chủ động lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản sẽ giúp việc điều trị bệnh hiệu quả cũng như giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

1. Nhận định chăm sóc bệnh nhân hen phế quản

Cần nắm rõ tình trạng và tiền sử bệnh để xử lý đúng cách
Cần nắm rõ tình trạng và tiền sử bệnh để xử lý đúng cách

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi thăm bệnh nhân hoặc người nhà về tình trạng và tiền sử bệnh như:

  • Thời gian phát bệnh, biểu hiện của bệnh
  • Tiền sử bệnh mãn tính
  • Môi trường, điều kiện sinh sống và làm việc
  • Triệu chứng có xảy ra theo mùa không
  • Có mắc các bệnh liên quan tai, mũi, họng không?

Để xác định chính xác tình trạng bệnh, bệnh nhân cần tiếp tục thực hiện các xét nghiệm lâm sàng như:

  • Xét nghiệm đờm: Ho khạc đờm, màu sắc, số lượng đờm, tần suất khó thở.
  • Chụp X-quang phổi
  • Xét nghiệm máu

2. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản gồm các bước sau:

  • Tăng cường khả năng hô hấp, giảm tình trạng tắc nghẽn đường thở của người bệnh.
  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần và đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân. [1]
  • Ngăn ngừa, phát hiện và điều trị biến chứng.
  • Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân.

3. Tiến hành chăm sóc người bệnh hen suyễn

Các bước lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản:

3.1. Tăng khả năng hô hấp, cải thiện tắc nghẽn đường hô hấp cho bệnh nhân

Sử dụng thuốc giãn phế quản theo chỉ định của bác sĩ
Sử dụng thuốc giãn phế quản theo chỉ định của bác sĩ

Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên áp dụng các biện pháp:

  • Để bệnh nhân nằm ở tư thế đầu cao trong không gian thoáng đãng.
  • Cho người bệnh uống nhiều nước, thực hiện vỗ rung lồng ngực để kích thích đào thải dịch nhầy ra ngoài giúp làm thông thoáng đường thở. Sau đó thở sâu, hút đờm để làm sạch phế quản.
  • Sử dụng các loại thuốc giãn phế quản, thuốc corticoid theo chỉ định của bác sĩ. Thông báo ngay cho bác sĩ khi có phản ứng bất thường hoặc các tác dụng phụ khác.
  • Thực hiện thở oxy theo chỉ định của bác sĩ. [2]

3.2. Chăm sóc sức khỏe tinh thần, dinh dưỡng cho người bệnh

Ngoài việc kiểm soát và dùng thuốc điều trị dự phòng tốt, người bệnh hen phế quản cần thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Nên bổ sung thực phẩm chứa acid béo omega-3 như cá trích, cá thu, cá hồi…; một số loại hạt như hạt lanh, quả bơ, hạt hướng dương, dầu lạc, dầu hạt cải… giúp tăng cường miễn dịch, chống viêm, cải thiện chức năng hô hấp, tốt cho người bệnh hen. Đồng thời, người bệnh hen hoặc có tiền sử hen phế quản cần tránh thực phẩm dễ gây dị ứng như: một số loại hải sản, nhộng ong, nhộng tằm… Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích vì chúng sẽ khiến tình trạng hen suyễn thêm nghiêm trọng.

Cùng với chế độ dinh dưỡng, người thân trong gia đình cần động viên tinh thần người bệnh, tránh tình trạng stress, lo lắng, giúp họ luôn có tinh thần thoải mái để điều trị bệnh thành công.

Chăm sóc dinh dưỡng và tinh thần cho người bị hen suyễn
Chăm sóc dinh dưỡng và tinh thần cho người bị hen suyễn

3.3. Ngăn ngừa, phát hiện, điều trị các biến chứng xấu có thể xảy ra

Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân cần phối hợp với bác sĩ và người chăm sóc để theo dõi tình trạng bệnh, phát hiện và xử lý kịp thời những biến chứng có thể xảy ra:

  • Theo dõi tần số, mức độ khó thở
  • Thời gian kéo dài của một cơn hen
  • Triệu chứng tím tái khi xuất hiện cơn hen
  • Số lượng, màu sắc của đờm nhầy
  • Nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, HA [3]
  • Tinh thần của người bệnh.

3.4. Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân hen suyễn

Hướng dẫn người bệnh thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa các cơn hen tái phát giúp nâng cao chất lượng cuộc sống như:

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây cơn hen như lông vật nuôi, phấn hoa, khói bụi, thực phẩm gây dị ứng,…
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác.
  • Bỏ hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc.
  • Giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài.
  • Uống nhiều nước để loại bỏ đờm nhầy trong phế quản.
  • Rèn luyện cơ thể bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, giúp tăng cường sức khỏe phổi và cải thiện lưu thông khí.
  • Tập các bài tập hít thở sâu để cải thiện chức năng hô hấp.
  • Dùng thuốc giãn phế quản theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc.
  • Tái khám thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe.
Một số biện pháp giúp kiểm soát cơn hen phế quản
Một số biện pháp giúp kiểm soát cơn hen phế quản

4. Đánh giá quá trình chăm sóc bệnh nhân hen phế quản

Các tiêu chí đánh giá sau khi chăm sóc bệnh nhân hen phế quản bao gồm:

  • Tình trạng ho, khó thở và khạc đờm cải thiện được bao nhiêu phần?
  • Đánh giá tình trạng bệnh nhân: tinh thần, hiểu biết bệnh tật và các biến chứng.
  • Đánh giá kết quả đáp ứng điều trị đối với bệnh nhân.

Ngoài ra, để giúp chăm sóc bệnh nhân hen phế quản, cần giữ đường thở thông thoáng, làm sạch chất nhầy, dị vật ở mũi. Người lớn bị hen suyễn có thể sử dụng thêm sản phẩm xịt rửa mũi chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết có công dụng giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang; hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.

Trẻ em cũng nên giữ thông thoáng đường thở, làm sạch gỉ mũi, chất nhầy, loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, giảm triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi dị ứng bằng cách dùng xịt rửa mũi có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết. Từ đó phòng tránh được các bệnh đường hô hấp, trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên có thể sử dụng.

Việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản có ý nghĩa quan trọng trong điều trị và kiểm soát hen. Vì vậy, người thân và bệnh nhân bệnh hen phế quản cần phải có chế độ, kế hoạch phòng ngừa và điều trị bệnh hen theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Nguồn tham khảo:

  • [1] Create an Asthma Action Plan https://www.lung.org/lung-health-diseases/lung-disease-lookup/asthma/managing-asthma/create-an-asthma-action-plan
  • [2] A Guide to Determining an Asthma Nursing Diagnosis and Creating a Care Plan https://simplenursing.com/asthma-nursing-diagnosis-care-plan/
  • [3] 6 Asthma Nursing Care Plans https://nurseslabs.com/asthma-nursing-care-plans/
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời