Hen phế quản là một trong những bệnh viêm hô hấp mãn tính thường gặp ở Việt Nam. Khi mắc bệnh, nếu người bệnh không kiểm soát cơn hen hiệu quả, về lâu dài có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Dưới đây là 9 biến chứng hen phế quản cần chú ý.
1. Biến dạng lồng ngực
Một trong những biến chứng hen phế quản đầu tiên đó chính là biến dạng lồng ngực. Bởi đặc điểm điển hình của căn bệnh này đó chính là sự tắc nghẽn đường dẫn khí lúc thở ra. Chính sự tắc nghẽn này về lâu dài sẽ khiến lồng ngực của bạn trở nên căng tròn thay vì kéo dài ra như bình thường. Điều này sẽ khiến lồng ngực nở rộng ở phía trước và theo đó xương ức cũng bị nhô ra.
2. Chậm phát triển thể chất
Biểu hiện rõ ràng nhất có thể nhìn thấy ở những bệnh nhân bị hen phế quản đó chính là: ngứa mắt, ngứa họng, chảy nước mũi kéo dài và sau đó là khó thở,… khi tiếp xúc với dị nguyên. Khi ngưng tiếp xúc hoặc ngay khi được dùng thuốc giãn phế quản, người bệnh sẽ bớt khó thở hơn và ho khạc ra đờm trắng.
Cũng bởi thế mà khi bị hen phế quản mà người bệnh không được cắt cơn hiệu quả hoặc không được điều trị theo đúng kế hoạch có thể để lại biến chứng hen phế quản, khiến cơn hen nặng nề và khiến cây phế quản tắc nghẽn mãn tính. Điều này sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, làm chậm sản sinh hormone sinh trưởng và khiến trẻ chậm phát triển.
3. Tâm phế mạn
Tại sao hen phế quản dẫn đến suy tim phải? Bất cứ bệnh lý nào liên quan đến phổi đều có thể gây ra những ảnh hưởng đến tim. Khi người bệnh có những biểu hiện khó thở, phù chân, đau tức hạ sườn bên phải, gan to, tĩnh mạch cổ nổi thì điều đó chứng tỏ cơ thể người bệnh xuất hiện biến chứng tâm phế mạn và gây suy tim.
Do cấu trúc của phổi bị tổn thương lâu ngày sẽ dẫn đến tăng áp động mạch phổi và khiến tim phải tăng sức co bóp bơm máu lên phổi. Lâu dần, sau thành cơ tim sẽ dãn dần và xuất hiện biểu hiện suy tim phải.
4. Nhiễm khuẩn hô hấp
Đường thở tắc nghẽn và tăng tiết đàm nhớt chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn cư trú và phát triển. Đây cũng được coi là biến chứng tiếp theo của những người bị hen phế quản mãn tính. Giai đoạn thời tiết chuyển mùa, thay đổi đột ngột, độ ẩm trong không khí cao chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và virus gây nhiễm trùng tai, mũi, họng và đường hô hấp dưới.
5. Khí phế thũng
Hen phế quản thường làm khí bị ứ lại trong lồng ngực, sự đàn hồi của các phế nang ở bệnh nhân hen cũng sẽ giảm dần, thở ra ít, thể tích khí cận tăng. Từ đó, cấu trúc của các phế nang bị phá vỡ, thông nối với nhau tạo ra cá kén khí. Cùng với đó, tăng thể tích khí cặn, giảm thể tích phổi cho gắng sức dẫn tới bệnh nhân ngày càng khó thở, hạn chế hoạt động thể lực và tăng nguy cơ suy tim.
6. Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất
Khoảng 5% người bị hen mãn tính gặp tình trạng tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất. Do hệ quả là khí ứ lại bên trong thì thở ra, các phế nang giãn rộng, tại đó mạch máu thưa thớt, nuôi dưỡng kém, áp lực trong phế nang tăng. Khi đó, người bệnh gắng sức làm việc hoặc gắng sức ho sẽ khiến thành phế nang dễ vỡ. Tràn khí màng phổi hai bên là nguyên nhân chính dẫn đến đột tử ở người hen phế quản.
7. Xẹp phổi
Hiện nay, có đến hơn ⅓ trẻ em hen phế quản mãn tính phải nhập viện do biến chứng xẹp phổi. Khi tình trạng hen dần ổn định thì tình trạng xẹp phổi sẽ khỏi hoặc đôi khi có thể không được hồi phục hoàn toàn. Biến chứng hen phế quản này sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển thể lực của trẻ cũng như khả năng dùng sức về sau.
8. Suy hô hấp
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôn mê hoặc tử vong đột ngột của người bị hen phế quản đó chính là suy hô hấp. Nếu người bệnh không kiểm soát tốt, khiến cơn hen cấp tính ở mức độ nặng hoặc hen ác tính xảy ra thường xuyên thì có thể dẫn đến tình trạng suy hô hấp.
9. Biến chứng do điều trị
Biến chứng hen phế quản cuối cùng này thường xuất hiện khi người bệnh quá lạm dụng sử dụng các loại thuốc kháng viêm, thuốc corticoide dẫn đến hội chứng cushing, loãng xương, viêm loét dạ dày, nhiễm khuẩn, bệnh thần kinh. Nếu lạm dụng các loại thuốc giãn phế quản như adrenalin, người bệnh còn có thể tử vong do đột ngột rối loạn nhịp tim hoặc mắc các hội chứng phổi ức chế.
Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm khi bị hen phế quản, người bệnh có thể sử dụng thêm sản phẩm xịt rửa mũi an toàn, hỗ trợ điều trị hiệu quả. Xịt mũi này gồm có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết có công dụng giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang; hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
Với trẻ em bị hen suyễn thì có thể dùng xịt rửa mũi có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết. Sản phẩm sẽ giúp vệ sinh mũi hàng ngày, giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, làm sạch và thông mũi, phòng ngừa và làm giảm sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; làm ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi giúp làm giảm tình trạng khô mũi, giảm kích ứng đặc biệt trong thời tiết hanh khô, phòng điều hòa; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp, thích hợp dùng cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên.
Trên đây là 9 biến chứng của bệnh hen phế quản. Người mắc bệnh hen phế quản cần được chẩn đoán và kiểm soát chặt chẽ để tránh gây ra những hậu quả nặng nề.
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn