Hướng dẫn cách kiểm soát hen phế quản hiệu quả, an toàn

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
17 Tháng năm 2024

Lần cập nhật cuối:
19 Tháng chín 2024

Số lần xem:
144

Cách kiểm soát hen phế quản hiệu quả đòi hỏi người bệnh phải kết hợp giữa việc điều trị bằng thuốc và có một lối sống lành mạnh. Việc duy trì hô hấp ổn định, tránh các yếu tố kích thích, và theo dõi triệu chứng thường xuyên sẽ giúp người bệnh hạn chế các cơn hen tái phát. Tìm hiểu ngay những phương pháp hữu hiệu để kiểm soát bệnh hen phế quản và sống khỏe mạnh hơn.

1. Thông tin chung về bệnh hen suyễn

Những điều cần biết về bệnh hen phế quản
Những điều cần biết về bệnh hen phế quản

Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản là bệnh lý mãn tính ở đường hô hấp do viêm đường dẫn khí. Phế quản của người bị bệnh hen suyễn vốn rất nhạy cảm, khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích sẽ phản ứng một cách dữ dội, biểu hiện bởi các triệu chứng như khó thở, thở khò khè, nặng ngực và ho. Mức độ nặng nhẹ của bệnh ở mỗi người khác nhau phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

Tuy là bệnh lý mãn tính không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng nếu người bệnh tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp kiểm soát được các triệu chứng của bệnh. Vì thế mà hầu hết người bệnh phải sống chung và học cách kiểm soát bệnh hen phế quản bằng các thuốc bổ trợ để làm giảm độ nghiêm trọng khi các cơn hen suyễn ập đến. Do đó khi thấy có các triệu chứng của bệnh hen suyễn thì người bệnh nên đi khám để được điều trị kịp thời, đúng cách và hạn chế tác hại của bệnh.

2. Các trở ngại thường gặp trong kiểm soát và quản lý bệnh hen

Một số trở ngại trong việc kiểm soát cơn hen suyễn
Một số trở ngại trong việc kiểm soát cơn hen suyễn

Dùng thuốc là cách điều trị phổ biến giúp kiểm soát hen phế quản ở người bệnh. Các loại thuốc phun-xịt được điều chế dưới dạng khí dung, khí hóa lỏng hoặc dạng hơi chứa trong 1 loại dụng cụ đặc biệt là biện pháp chính trong điều trị hen suyễn nhưng việc kiểm soát có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có liên quan đến những sai lầm khi sử dụng thuốc của người bệnh và thuốc.

Các trở ngại khi dùng thuốc để kiểm soát hen suyễn có thể kể đến:

  • Người bệnh nín thở chưa đủ lâu trong lúc hít thuốc: Đây là sai lầm phổ biến mà người bệnh thường mắc phải là không nín thở đủ lâu trong lúc hít thuốc, thường chỉ nín ít hơn 10 giây sẽ khiến thuốc không thể đến được đích tác dụng hoặc đến được đích tác dụng nhưng không đủ liều để phát huy hiệu quả điều trị.
  • Khi ngậm dụng cụ phun hít, người bệnh thường để lưỡi che luôn đầu ống, nên khi xịt thuốc chỉ vào lưỡi mà không vào phế quản phổi từ đó không có tác dụng gì.
  • Nhiều người bệnh thường có thói quen thở ra trong khi miệng vẫn còn đang ngậm ống hít khi dùng các loại thuốc hít được nhiều lần. Thói quen này khiến cho hơi nước từ miệng bay vào thuốc, gây ẩm khiến thuốc mất dần tác dụng cho những lần hít sau mà người bệnh không biết.
  • Sau khi sử dụng thuốc xịt vài lần thấy bệnh thuyên giảm với số lần lên cơn hen giảm, người bệnh tự ngừng sử dụng các loại dụng cụ phun – hít mà không biết cơn hen cấp vẫn có thể xuất hiện. Việc kiểm soát cơn hen phải được thực hiện hàng ngày và mãi mãi đối với người bệnh hen phế quản. Do đó mà người bệnh vẫn phải dùng thuốc này mỗi ngày để kiểm soát cơn hen và hạn chế tối đa các cơn hen cấp.
  • Nhiều người bệnh có tâm lý sợ nghiện thuốc khi thấy bác sĩ chỉ định phải dùng thường xuyên các loại ống phun – hít nên có thể chuyển sang thuốc uống hoặc tiêm mà không biết hen suyễn là bệnh ở vùng phế quản nên khi tiêm hay uống thuốc thì lượng thuốc theo máu phân tán đi toàn cơ thể, đến với phế quản rất ít. Ngược lại, nơi không có thương tổn như não, tim… thì lại nhận được thuốc.
  • Không kiểm tra thuốc thường xuyên: Người bệnh không kiểm tra thuốc nên không biết lượng thuốc còn lại trong bình dẫn đến không có thuốc dùng kiểm soát cơn hẹn hoặc khi cơn hen cấp tính đến. Lúc này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe thậm chí tính mạng người bệnh.
  • Xịt không đúng cách: Nếu người bệnh xịt ngoài không khí và để xa miệng khiến cho thuốc không tới được phổi, hay nằm xịt thuốc cũng cản trở thuốc tới phổi và còn gây khó thở ngược lại cho người bệnh. Hay khi người bệnh để bình xịt nghiêng ngả, xịt vào vòm họng sẽ khiến cho thuốc đọng lại miệng, lưỡi và họng, thuốc không thể tới phổi để phát huy tác dụng, đồng thời có thể gây nấm họng nếu thuốc có chứa thành phần corticoid.
  • Xịt thêm 1 nhát vì ho sau khi dùng thuốc: Ho sau khi dùng thuốc là phản xạ bình thường và lượng thuốc không hề mất mát sau khi ho, do đó nếu người bệnh xịt thêm 1 nhát sẽ gây quá liều.

Ngoài các trở ngại khiến việc kiểm soát bệnh hen khó khăn kém hiệu quả hơn trên thì giá cả của các loại bình xịt khá cao nên người bệnh thu nhập thấp rất ít sử dụng các loại dụng cụ này để cắt cơn hen cấp hoặc dự phòng cơn hen. Người bệnh thường chọn các loại thuốc uống hoặc tiêm. Thuốc uống hoặc tiêm có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho người bệnh do nó có tác dụng toàn thân và khả năng kiểm soát cơn hen của các loại thuốc này không cao.

3. Cách kiểm soát hen suyễn mọi người nên ghi nhớ

Hướng dẫn kiểm soát hen suyễn hiệu quả, an toàn
Hướng dẫn kiểm soát hen suyễn hiệu quả, an toàn

Để kiểm soát được hen suyễn người bệnh cần biết được nguyên nhân gây bệnh là gì là do ô nhiễm không khí, khói thuốc lá, lông thú cưng, mạt bụi, ẩm mốc, phấn hoa thực vật, vận động quá sức, nhiễm trùng, mùi hương mạnh,… Từ đó tránh xa các tác nhân gây hen suyễn, cụ thể là:

  • Người bệnh không nên nuôi các loại thú cưng nhiều lông như chim, chó, mèo,… hoặc có nuôi thì nhốt thú cưng ở một nơi riêng biệt với nhà ở, không cho vật nuôi vào phòng ngủ, nên đeo khẩu trang mỗi khi tiếp xúc để dọn rửa,vệ sinh cho vật nuôi.
  • Với trẻ em bị hen suyễn thì nên thường xuyên vệ sinh đồ chơi của trẻ thật sạch sẽ.
  • Nên có thói quen giặt chăn gối, ga giường định kỳ và phơi nắng để không phát sinh vi khuẩn gây bệnh.
  • Khói thuốc lá, thuốc lào sẽ làm các cơn hen kịch phát và khiến các triệu chứng của hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn. do đó người bệnh nên tránh xa khói thuốc lá. [1]
  • Tránh sử dụng những loại hóa chất xịt có mùi hắc như phấn rôm, phấn hoa, xịt phòng, xịt tóc, thuốc diệt côn trùng, bình phun sơn,… vì sẽ khiến hệ hô hấp dễ bị kích ứng và bùng phát cơn hen.
  • Người bệnh đang bị dị ứng với các loại thức ăn như đậu phộng, sữa bò, thức ăn chứa nhiều chất bảo quản,… thì nên tránh món ăn có chứa thực phẩm này.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết giao mùa, chuyển lạnh và nên đeo khẩu trang khi ra đường.

Có trường hợp người bệnh bị hen suyễn gắng sức khi vận động, chơi thể thao thì nên chú ý lựa chọn những bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, đạp xe,… với tần suất và cường độ vừa phải. Tránh làm việc, mang vác vật nặng quá độ. Người bệnh vẫn nên vận động, đừng sợ cơn hen tái phát khi vận động mà kiêng khem quá mức dẫn tới việc lười vận động.

Xem thêm: Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản

4. Cách kiểm soát hen suyễn cấp bạn cần phải biết

Hướng dẫn cách kiểm soát quản lý hen suyễn cấp
Hướng dẫn cách kiểm soát quản lý hen suyễn cấp

Nếu thấy có xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo hen suyễn như khò khè, ho, khó thở, nặng ngực, hay tỉnh giấc về đêm,… thì việc đầu tiên là người bệnh cần phải ra khỏi khu vực có các tác nhân gây hen suyễn, tìm nơi thoáng mát và bình tĩnh ngồi xuống, sau đó là sử dụng thuốc để cắt cơn hen suyễn cấp. Berodual hoặc Ventolin là hai loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn để dùng cho người bệnh dùng trong các tình huống bị hen suyễn cấp, giúp chấm dứt những cơn khó thở một cách nhanh chóng.

Cách sử dụng thuốc hiệu quả là:

Với cơn hen suyễn mức độ nhẹ

  • Xịt hít 2 nhát/lần
  • Nếu thấy tình trạng không thuyên giảm thì sau 20 phút hãy xịt và hít thêm 2 nhát nữa
  • Nếu tiếp tục không giảm sau 20 phút nữa thì xịt hít tiếp thêm 2 nhát rồi khẩn trương đưa người bệnh nhập viện. [2]

Cơn hen nặng có biểu hiện là thở dốc, không nói được hết câu, khó thở ngay cả khi đang ngồi nghỉ thì cần xịt hít thuốc để cắt cơn hen, sau đó đưa ngay người bệnh đến bệnh viện.

Cơn hen đặc biệt nghiêm trọng với dấu hiệu là lú lẫn, tím tái, đổ nhiều mồ hôi, không nói chuyện được thì gọi xe cấp cứu hoặc đưa ngay người bệnh đi viện và dùng thuốc để kiểm soát cơn hen trong khi chờ đợi.

Ngoài ra người bệnh hen suyễn có thể dùng hàng ngày sản phẩm xịt rửa mũi có thành phần thảo dược có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết cũng có công dụng giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang; hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.

Trẻ em có thể dùng xịt rửa mũi có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết. Sản phẩm sẽ giúp vệ sinh mũi hàng ngày, giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, làm sạch và thông mũi, phòng ngừa và làm giảm sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; làm ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi giúp làm giảm tình trạng khô mũi, giảm kích ứng đặc biệt trong thời tiết hanh khô, phòng điều hòa; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp. thích hợp dùng cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên.

Kiểm soát hen phế quản đúng cách sẽ giúp hạn chế cơn hen xuất hiện và tác hại của cơn hen với người bệnh. Tốt nhất, bạn và người thân cần tránh những tác nhân gây hen, giữ vệ sinh mũi họng để giảm kích ứng, phòng tránh bệnh về hô hấp.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo:

  • [1] Asthma treatment: 3 steps to better asthma control https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/in-depth/asthma-treatment/art-20044284
  • [2] Assessing Asthma Control https://www.lung.org/lung-health-diseases/lung-disease-lookup/asthma/managing-asthma/asthma-control
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận