Hoa đậu biếc trị mất ngủ như thế nào? Liệu có tốt không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
15 Tháng Ba 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
741

Ngoài làm cây cảnh thì hoa đậu biếc cũng được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch và hệ thần kinh. Vì thế hiện nay không ít người đã sử dụng trà hoa đậu biếc trị mất ngủ như một liệu pháp tự nhiên để cải thiện giấc ngủ của mình. Vậy cách sử dụng hoa đậu biếc trị mất ngủ như thế nào?

1. Hoa đậu biếc có trị mất ngủ không?

Theo y học cổ truyền, hoa đậu biếc có mùi thơm dịu nhẹ, màu xanh biếc và hầu như không có vị. Nổi tiếng với các công dụng như lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, kiểm soát mồ hôi, giúp da mềm mịn và căng bóng hơn. Trà hoa đậu còn có thể cải thiện lượng đường huyết, hỗ trợ ngăn ngừa và cải thiện bệnh tiểu đường đáng kể. Đặc biệt, màu sắc của trà đậu biếc còn có thể chuyển sang màu đỏ tươi hoặc màu hồng khi thêm các thành phần khác nhau vào trà.

Hoa đậu biếc trị mất ngủ có thực sự hiệu quả không?
Hoa đậu biếc trị mất ngủ có thực sự hiệu quả không?

Sở dĩ hoa đậu biếc thường được dân gian sử dụng để cải thiện chứng mất ngủ, khó ngủ là vì:

  • Trong hoa đậu chứa nhiều anthocyanins, đây là chất chống oxy thuộc nhóm flavonoid có khả năng chống oxy hóa, ngừa suy giảm hệ miễn dịch, tăng chức năng chống độc của gan, ngừa xơ vữa động mạch. Ngoài ra, chất này còn giúp điều hòa nhịp tim và ổn định huyết áp, cải thiện chứng mất ngủ, khó ngủ kèm theo nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, người mệt mỏi, uể oải.
  • Hoạt chất proanthocyanidin trong hoa đậu biếc có tác dụng cải thiện hệ thần kinh trung ương, tăng cường lưu thông máu, cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não.
  • Hàm lượng magie trong hoa đậu biếc khá dồi dào, magie là chất được mệnh danh là thuốc an thần tự nhiên, có khả năng làm giảm hormone cortisol gây căng thẳng xuống mức thấp và làm tăng hormone giấc ngủ melatonin lên cao, từ đó có thể giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Anxiolytic có tác dụng làm giãn cơ trơn mạch máu, xoa dịu thần kinh, tăng cường lưu thông khí huyết và hỗ trợ làm giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Ngoài ra, loại hoa này còn chứa acetylcholine, có tác dụng tốt với sức khỏe não bộ, có thể cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa tình trạng suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.

Do đó, sử dụng hoa đậu biếc đúng cách không chỉ giúp ngủ ngon mà còn làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, làm sáng da, cải thiện màu da, chống viêm, giảm đau nửa đầu, đau nhức cơ thể, hạ huyết áp, chống ung thư, hỗ trợ tiêu hóa…

2. Cách dùng hoa đậu biếc chữa mất ngủ an toàn, hiệu quả

Có rất nhiều cách sử dụng hoa đậu biếc chữa mất ngủ có thể kể đến như:

2.1. Dùng trà đậu biếc nguyên chất

Dùng trà đậu biếc nguyên chất trị mất ngủ
Dùng trà đậu biếc nguyên chất trị mất ngủ

Đây được xem là cách dùng hoa đậu biếc đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi nhất để điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với những người bận rộn, không có nhiều thời gian trong việc pha chế cầu kỳ. Hương trà đậu biếc nguyên chất có mùi thơm đặc trưng, chứa nhiều magie và các hoạt chất có thể giúp an thần, để bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Cách thực hiện:

  • Cho 10 hoa đậu biếc khô vào ấm trà, đổ 150ml nước sôi vào bình, đậy kín nắp.
  • Hãm trà trong 15 – 20 phút để cho trà ngấm, các dưỡng chất trong trà tiết ra.
  • Thưởng thức khi còn ấm, uống hết trong ngày.

>> ĐỌC THÊM: 15 Loại trà trị mất ngủ nên dùng để có giấc ngủ ngon mỗi ngày

2.2. Cách dùng mật ong và hoa đậu biếc trị mất ngủ

Cách dùng mật ong và hoa đậu biếc trị mất ngủ
Cách dùng mật ong và hoa đậu biếc trị mất ngủ

Trà hoa đậu biếc kết hợp với mật ong sẽ giúp thư giãn hệ thần kinh. Từ đó giúp bạn đi vào giấc ngủ sâu một cách nhẹ nhàng và tự nhiên. Bạn nên áp dụng công thức này mỗi ngày trước khi đi ngủ khoảng 30 phút để có giấc ngủ sâu và ngon giấc nhé.

Chuẩn bị: Hoa đậu biếc, mật ong

Cách thực hiện:

  • Cho vào bình khoảng 13 bông hoa đậu biếc khô và 150ml nước sôi rồi đậy kín nắp.
  • Hãm khoảng 10 phút sau đó vớt xác hoa ra. Cho 2 muỗng cà phê mật ong vào bình và khuấy đều.
  • Thưởng thức trà hoa đậu biếc mật ong vào mỗi tối, trước khi ngủ khoảng 30 phút.

>> BỔ SUNG: Hướng dẫn chi tiết 10 cách chữa mất ngủ bằng mật ong tại nhà

2.3. Cách trị mất ngủ với trà hoa đậu biếc, mật ong, sả và quất

Chữa mất ngủ với trà hoa đậu biếc mật ong, sả và quất
Chữa mất ngủ với trà hoa đậu biếc mật ong, sả và quất

Hoa đậu biếc kết hợp với mật ong, quất và sả sẽ giúp tăng thêm hương vị, giúp thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng và hỗ trợ giấc ngủ.

Nguyên liệu:

  • Hoa đậu biếc: 10 bông
  • Mật ong nguyên chất: 10ml
  • Sả: 1 củ
  • Quất: 2 quả

Cách thực hiện:

  • Hoa đậu biếc đem rửa sạch và để ráo nước; sả rửa sạch, đập dập; quất vắt lấy nước.
  • Cho toàn bộ hoa đậu biếc vào bình trà, thêm 200ml nước sôi, đậy kín nắp và hãm khoảng 15 phút.
  • Cho sả và quất vào hãm thêm khoảng 2 phút, sau đó lọc bỏ hết phần bã để lấy nước.
  • Thêm mật ong vào nước trà hoa đậu biếc, khuấy đều và thưởng thức.

2.4. Cách trị mất ngủ với trà hoa đậu biếc, mật ong, chanh tươi

Cách trị mất ngủ với trà hoa đậu biếc, mật ong, chanh tươi
Cách trị mất ngủ với trà hoa đậu biếc, mật ong, chanh tươi

Bên cạnh hoa đậu biếc và mật ong, chanh cũng là nguyên liệu có thể hỗ trợ cải thiện giấc ngủ. Chanh giàu vitamin C và khoáng chất, có thể giúp tăng miễn dịch, thanh lọc cơ thể, thư giãn từ đó giúp chúng ta có giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Nguyên liệu:

  • 10 bông đậu biếc khô
  • Nước cốt chanh
  • 10ml mật ong
  • Muối tinh

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch hoa đậu biếc, cho vào ấm trà, đổ thêm 150ml nước sôi vào, đậy kín nắp, ủ trong 10 phút.
  • Sau khi ủ xong thì lọc lấy nước, bỏ bã; hòa 100ml nước sôi còn lại với một ít muối, nước cốt chanh và 30ml mật ong.
  • Đổ nước mật ong, chanh vào nước trà hoa đậu biếc, khuấy đều, thưởng thức khi còn ấm hoặc cho đá lạnh vào thưởng thức đều được.

2.5. Cách dùng hạt chia và hoa đậu biếc trị mất ngủ

Cách dùng hạt chia và hoa đậu biếc trị mất ngủ
Cách dùng hạt chia và hoa đậu biếc trị mất ngủ

Hạt chia là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Loại hạt này chứa tryptophan, có tác dụng sản sinh ra hormone melatonin, chịu trách nhiệm điều hòa giấc ngủ. Do đó, sử dụng hạt chia kết hợp với hoa đậu biếc sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

Nguyên liệu:

  • 10 hoa đậu biếc khô
  • 1 thìa cà phê hạt chia
  • 1 thìa cà phê mật ong

Cách thực hiện:

  • Hoa đậu biếc rửa sạch, cho vào ấm trà, đổ thêm 250ml nước sôi, hãm trong 15 phút.
  • Lọc bỏ bã hoa, thêm 1 thìa cà phê mật ong vào khuấy đều.
  • Tiếp đó cho hạt chia vào ly, khuấy đều rồi thưởng thức.

3. Lưu ý khi uống hoa đậu biếc trị mất ngủ

Muốn dùng hoa đậu biếc để chữa mất ngủ hiệu quả cần lưu ý gì?
Muốn dùng hoa đậu biếc để chữa mất ngủ hiệu quả cần lưu ý gì?

Sử dụng hoa đậu biếc trị mất ngủ rất an toàn và hiệu quả, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, để hoa đậu biếc mang lại hiệu quả điều trị cao và an toàn tuyệt đối, bạn cần lưu ý các vấn đề dưới đây:

  • Chọn mua hoa đậu biếc chất lượng, không có thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại.
  • Uống với liều lượng vừa phải, không nên lạm dụng vì loại trà này có chứa caffeine, có thể khiến bạn bị tim đập nhanh, hay bị lo lắng, bồn chồn, khó tiêu…
  • Nên uống trà hoa đậu biếc vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút để phát huy tác dụng tốt nhất.
  • Uống trà khi còn ấm để mang lại tác dụng tốt nhất.
  • Người mất ngủ bị huyết áp thấp nên cho thêm 2 – 3 lát gừng vào trà hoa đậu biếc để không bị giảm huyết áp.

Đối tượng không nên sử dụng hoa đậu biếc trị mất ngủ:

  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Người đang trong giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt.
  • Người chuẩn bị phẫu thuật.
  • Người đang dùng các loại thuốc chống đông máu.

Sử dụng hoa đậu biếc trị mất ngủ là phương pháp tự nhiên mang lại hiệu quả cao, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn cũng nên sử dụng với liều lượng vừa phải, đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để cải thiện tình trạng mất ngủ trong thời gian sớm nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.