Bệnh hen suyễn ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
16 Tháng chín 2024

Lần cập nhật cuối:
20 Tháng chín 2024

Số lần xem:
43

Ho về đêm kéo dài, thở khò khè, khó thở là những triệu chứng điển hình của bệnh hen suyễn ở trẻ em. Mỗi khi triệu chứng xuất hiện, lớp niêm mạc phế quản sẽ dày lên, gây ra hiện tượng viêm nhiễm, co thắt, phù nề. Nếu để lâu bệnh sẽ chuyển nặng và nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Vậy nguyên nhân gì khiến trẻ bị hen suyễn? Có những cách điều trị hiệu quả nào? Hãy cùng khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Suyễn ở trẻ em là tình trạng như thế nào?

Giải mã tình trạng hen suyễn ở trẻ nhỏ
Giải mã tình trạng hen suyễn ở trẻ nhỏ

Hen suyễn hay hen phế quản là một bệnh hô hấp mạn tính thường gặp ở trẻ em, đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí. Các triệu chứng phát hiện bệnh hen suyễn ở trẻ em:

  • Trẻ bị ho tái đi tái lại nhiều lần: Nếu tình trạng ho kéo dài, đặc biệt nhiều vào ban đêm thì có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.
  • Thở khò khè: Đây là dấu hiệu vàng nhận biết hen phế quản. Do phế quản bị phù nề, không khí qua phế quản bị cản trở tạo nên âm thanh khò khè.
  • Khó thở, hơi thở rất nhanh và gấp: Trẻ bị khó thở do đường thở bị co hẹp dẫn tới thở gấp và sẽ nặng hơn khi trẻ vận động mạnh.
  • Mặt nhợt nhạt, ra mồ hôi: khi cơ thể không được cung cấp đủ oxy trẻ sẽ có các dấu hiệu mặt nhợt nhạt, mệt mỏi, ra mồ hôi.

2. Nguyên nhân gây bệnh suyễn ở trẻ em là gì?

Có 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh hen suyễn ở trẻ đó là hen phế quản dị ứng và không dị ứng.

Trẻ em bị hen suyễn do những nguyên nhân nào gây nên?
Trẻ em bị hen suyễn do những nguyên nhân nào gây nên?

2.1. Nguyên nhân gây hen phế quản dị ứng

  • Hen phế quản dị ứng không nhiễm khuẩn: Do môi trường sống chứa nhiều tác nhân gây dị ứng như: bụi bẩn, các loại bọ nhà như Dermatophagoides pteronyssimus, lông chó mèo, phấn hoa,… Hoặc dị ứng với thành phần của thuốc như aspirin, dị ứng với đồ ăn hay một số chất phụ gia thực phẩm.
  • Hen phế quản dị ứng nhiễm khuẩn: Do các loại vi khuẩn, virus, nấm mốc xâm nhập và gây ra tình trạng hen suyễn.

2.2. Nguyên nhân gây hen phế quản không do dị ứng

  • Do Di truyền: khi trẻ phải gắng sức, đặc biệt là khi ngưng gắng sức.
  • Do thời tiết: nhất là khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Do rối loạn nội tiết: thường xảy ra ở tuổi trưởng thành, trước giai đoạn có kinh, khi mang thai hoặc giai đoạn mãn kinh.
  • Do trạng thái tinh thần không ổn định: Trẻ luôn có tâm trạng lo âu, mâu thuẫn cảm xúc, hoặc gặp phải cú sốc tình cảm.

3. Bệnh suyễn ở trẻ em có nguy hiểm không?

Biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi trẻ nhỏ mắc phải bệnh hen suyễn
Biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi trẻ nhỏ mắc phải bệnh hen suyễn

Tỷ lệ trẻ em có nguy cơ mắc hen suyễn là 10%, cao gấp đôi người lớn. Tại Việt Nam, các ca mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em từ 12 – 13 tuổi đang có xu hướng gia tăng. Nếu bệnh diễn biến nặng, không được chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm:

  • Xẹp phổi: Đây là một biến chứng thường gặp, xuất hiện ở hơn 1/3 trẻ em nhập viện do hen phế quản.
  • Giãn phế nang đa tiểu thùy: Ở bệnh nhân bị hen, sự đàn hồi của các phế nang sẽ giảm dần theo theo thời gian dẫn đến giảm thể tích khí thở ra, khí cặn tăng.
  • Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất: Bệnh hen phế quản làm các phế nang bị giãn rộng, tại các vùng phế nang bị giãn ít có mạch máu nuôi dưỡng, áp lực trong phế nang tăng, Khi phải làm việc nặng hoặc ho mạnh, phế nang dễ bị vỡ gây tràn màng phổi, tràn khí trung thất.
  • Ngừng hô hấp kèm tổn thương não: tình trạng suy hô hấp kéo dài gây ra thiếu oxy não.
  • Suy hô hấp: thường gặp ở các bệnh nhân hen cấp tính nặng hoặc hen ác tính. Bệnh nhân khó thở liên tục, tím tái, đôi lúc ngừng thở và cần tới máy thở. Nếu tình trạng nghiêm trọng có thể tử vong.

4. Phương pháp điều trị và thuốc đối với bệnh suyễn ở trẻ em

Các biện pháp điều trị bệnh hen suyễn cho trẻ em hiệu quả
Các biện pháp điều trị bệnh hen suyễn cho trẻ em hiệu quả

Dưới đây là một số phương pháp điều trị cho trẻ em bị hen suyễn hiệu quả mà bạn nên tham khảo.

4.1. Thuốc kiểm soát dài hạn

Thuốc kiểm soát dài hạn cần được sử dụng trong thời gian dài, đều đặn mỗi ngày. Có các loại thuốc kiểm soát dài hạn sau:

  • Corticosteroid dạng hít: bao gồm fluticasone, budesonide (Pulmicort®). Corticosteroid dạng hít thường được kê trong quá trình điều trị. Trẻ cần duy trì sử dụng thuốc này trong vài ngày hoặc vài tuần đầu để đạt hiệu quả tối đa. Tuy nhiên không nên sử dụng kéo dài vì có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng của trẻ.
  • Thuốc điều biến leukotriene (leukotriene modifier): Ví dụ như montelukast (Singulair ®) có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ do siêu vi. Có một số trường hợp thuốc sẽ gây ra phản ứng tâm lý tiêu cực như kích động, ảo giác, trầm cảm,…
  • Theophylline: Theophylline làm giãn các cơ phế quản và có nhiều tác dụng phục khác nên không được sử dụng thường xuyên cho trẻ em.
Khắc phục hen suyễn cho trẻ bằng các loại thuốc điều trị
Khắc phục hen suyễn cho trẻ bằng các loại thuốc điều trị

4.2. Thuốc cắt cơn nhanh

Để điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em nhanh chóng, chúng ta cũng có thể sử dụng thuốc cắt cơn nhanh. Có 3 loại thuốc cắt cơn nhanh sau:

  • Các thuốc giãn phế quản dạng hít: Bao gồm salbuterol, levalbuterol và pirbuterol giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng cơn suyễn. Hiệu quả của thuốc có thể kéo dài đến vài giờ.
  • Ipratropium (Atrovent): Thuốc có tác dụng làm giãn đường hô hấp, áp dụng chủ yếu cho bệnh khí thủng và viêm phế quản mạn tính, trong nhiều trường hợp cũng có thể dùng để điều trị cơn suyễn.
  • Corticosteroid dạng uống và tiêm tĩnh mạch: Viêm đường hô hấp gây ra bởi bệnh suyễn nặng có thể giảm viêm bằng Corticosteroid nhưng khi sử dụng lâu dài, thuốc có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng nên chỉ được sử dụng để điều trị các triệu chứng hen suyễn nặng trong thời gian ngắn.

4.3. Điều trị bệnh suyễn ở trẻ em bằng thiết bị thuốc dạng hít

Thông thường bệnh suyễn ở trẻ em sẽ được điều trị bằng các loại thuốc kiểm soát hen suyễn dài hạn như Corticosteroid dạng hít. Song hiện nay cũng có rất nhiều thiết bị dạng hít tiện lợi khác cho trẻ. Ví dụ như: đồng hồ đo áp lực hít, ống hít, hay mặt nạ gắn vào một ống hít liều có đồng hồ đo hoặc máy phun sương.

Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trong việc điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em. Hãy theo dõi bệnh tình của bé, hỏi ý kiến của bác sĩ và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Chúc bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh.

Xem thêm: 4 nguyên nhân gây hen suyễn ở trẻ sơ sinh và cách trị

Nguồn tham khảo

  • [1] Childhood asthma. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/childhood-asthma/symptoms-causes/syc-20351507
  • [2] Childhood Asthma. https://www.webmd.com/asthma/children-asthma
  • [3] Childhood Asthma. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/6776-asthma-in-children
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận