Đau bụng trước và trong kỳ kinh kéo dài bao lâu?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
31 Tháng tám 2022

Lần cập nhật cuối:
8 Tháng sáu 2024

Số lần xem:
1433

Kinh nguyệt hàng tháng không chỉ làm chị em thấy bất tiện mà nhiều người còn bị đau bụng. Vậy thông thường đau bụng kinh kéo dài bao lâu và khi nào là bất thường?

Đau bụng trước và trong kỳ kinh kéo dài bao nhiêu ngày?
Đau bụng trước và trong kỳ kinh kéo dài bao nhiêu ngày?

1. Đau bụng trước kỳ kinh kéo dài bao lâu?

Đau bụng kinh là tình trạng bình thường chị em có thể gặp ở kỳ kinh. Tuy nhiên không như nhiều người nghĩ, đau bụng kinh chỉ xuất hiện khi có kinh mà tình trạng này có thể xảy ra trước kỳ kinh. Một số trường hợp, cơn đau bụng kinh xuất hiện sau khi rụng trứng, cùng theo đó chị em có thể thấy các triệu chứng như đau ngực, đau đầu, cảm giác căng tức ngực, đau mỏi lưng…

Đau bụng kinh trước kỳ kinh thường là những cơn đau âm ỉ, nhẹ nhàng và ít ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của chị em. Thông thường, đau bụng trước khi có kinh kéo dài bao lâu tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và sinh lý của từng chị em và đa phần kéo dài khoảng từ 10 ngày đến 2 tuần trước khi có kinh. Nếu thấy tình trạng này chị em không cần lo lắng vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới, báo hiệu cơ thể có hiện tượng rụng trứng và hầu như không đáng lo ngại.

2. Đau bụng kinh kéo dài bao lâu?

Đau bụng kinh thường bắt đầu xuất hiện khi có hành kinh. Đau bụng kinh trong kỳ kinh kinh nguyệt thường kéo dài khoảng độ 48 – 72 giờ, nhưng cũng có một số trường hợp đau bụng kinh kéo dài hơn. Chị em thường bị đau bụng kinh trong độ tuổi vị thành niên và tình trạng này sẽ được cải thiện hơn khi chị em lớn tuổi hơn hoặc nhất là sau khi có em bé. Đau bụng kinh khiến chị em mệt mỏi, có thể ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày nhất là nếu đau bụng kinh kéo dài, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em nếu không được điều trị sớm đối với các dấu hiệu bất thường. 

3. Đau bụng kinh kéo dài có sao không?

Đau bụng kinh kéo dài có bị làm sao không?
Đau bụng kinh kéo dài có bị làm sao không?

Đau bụng kinh thường đau nhẹ nhàng, âm ỉ từ 2 – 3 ngày, nhưng tùy cơ địa mà cơn đau có thể kéo dài hơn hoặc nặng hơn. Nếu những trường hợp chị em đau bụng kinh kéo dài hơn 72h, có thể từ 5 -7 ngày mà vẫn chưa thấy hết hiện tượng đau bụng thì sẽ khiến chị em mệt mỏi và ảnh hưởng đến tâm trạng, và nếu có kèm các triệu chứng dưới đây thì chị em nhất định phải đi khám bác sĩ:

  • Đau bụng kinh kéo dài hơn 10 ngày đó có kèm theo các triệu chứng mất máu quá nhiều, cơ thể luôn mệt mỏi.
  • Kinh ra ít kéo dài của hiện tượng rong kinh.
  • Đau bụng kinh dữ dội kèm theo hiện tượng nôn ói, ói mửa hoặc ngất xỉu trong ngày có kinh.
  • Kỳ kinh nguyệt kéo dài lượng máu ra quá nhiều biểu hiện bằng các triệu chứng như cảm giác máu kinh ra nhiều ồ ạt đặc biệt phải thay băng vệ sinh liên tục.
  • Kinh nguyệt màu đen và đau bụng, máu kinh có mùi hôi và đóng cặn.
  • Đau bụng kinh kéo dài và khác thường.

Những cơn đau bụng kinh kéo dài, dữ dội có thể làm gián đoạn công việc, khiến chị em mất tự tin, mệt mỏi, có thể có tâm lý sợ hãi mỗi khi kỳ kinh đến… Nếu cơn đau bụng kinh dữ dội xuất phát từ những bệnh lý phụ khoa có thể cản trở quá trình rụng trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí là gây vô sinh nếu không được điều trị kịp thời.

4. Nên làm gì khi đau bụng kinh kéo dài bất thường?

Cần làm gì nếu đau bụng kinh kéo dài bất thường?
Cần làm gì nếu đau bụng kinh kéo dài bất thường?

Nếu thấy đau bụng kinh kéo dài bất thường thì chị em nhất định phải đi khám bác sĩ ngay. Việc thăm khám là để xác định chính xác nguyên nhân gây đau bụng kinh kéo dài và được điều trị kịp thời, thích hợp. Bác sĩ sẽ thăm khám âm đạo để kiểm tra tử cung, buồng trứng có gì bất thường hay không, để từ đó có cơ sở chẩn đoán hoặc loại trừ một số nguyên nhân gây đau bụng kinh và có thể chỉ định thực hiện một số các xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu, tổng phân tích nước tiểu.
  • Siêu âm phụ khoa: Giúp kiểm tra các bất thường ở cơ quan sinh dục.
  • Nội soi ổ bụng dưới gây mê: Giúp quan sát các cơ quan, nếu cần thiết có thể thực hiện sinh thiết mô.
  • Nội soi buồng tử cung: Đưa ống soi vào tử cung qua đường âm đạo để kiểm tra và phát hiện các bất thường.

Một vài trường hợp khác phải tiến hành siêu âm phụ khoa mới có thể tìm ra được các bất thường.

Chị em cũng có thể giảm các cơn đau bụng ở nhà bằng các cách đơn giản, hiệu quả dưới đây:

  • Chườm nóng lên vùng bụng dưới hoặc massage vùng bụng bằng tinh dầu làm ấm. 
  • Tập thể dục thường xuyên, nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ… có thể giúp giảm cơn đau bụng kinh.
  • Bổ sung dinh dưỡng bằng chế độ ăn khoa học, nhiều rau xanh trái cây.
  • Nếu đau bụng kinh quá, chị em có thể hỏi ý kiến bác sĩ và sử dụng thuốc giảm đau nếu cần thiết, chú ý không tự ý dùng thuốc để tránh tình trạng nhờn thuốc và tác dụng phụ.

Đau bụng kinh kéo dài bao lâu không giống nhau ở mọi người và có thể âm ỉ hoặc dữ dội. Đau bụng kinh tuy là hiện tượng sinh lý bình thường ở chị em phụ nữ nhưng đôi khi lại là dấu hiệu cho thấy các bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, khi nhận thấy những biểu hiện bất thường, chị em nên đi gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng có hại cho sức khỏe sinh sản.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.