Bốc hỏa: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và khắc phục

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
15 Tháng bảy 2024

Lần cập nhật cuối:
15 Tháng bảy 2024

Số lần xem:
1606

Nhiều chị em gặp phải tình trạng bốc hỏa ở giai đoạn tiền mãn kinh cũng có thể cả sau khi đã mãn kinh. Tuy nhiên bốc hỏa không chỉ xảy ra do tiền mãn kinh, mãn kinh mà còn có thể vì một số nguyên nhân khác như thừa cân, do thuốc, do thực phẩm… Cùng tìm hiểu về bốc hỏa và cách khắc phục hiệu quả tình trạng này.

1. Bốc hỏa là gì?

Bốc hỏa là một triệu chứng thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh
Bốc hỏa là một triệu chứng thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh

Bốc hỏa là một triệu chứng khá phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh và có thể xảy ra ở thời điểm khác do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cơn bốc hỏa thường bắt đầu đột ngột bằng cảm giác nóng ở vùng mặt, phần trên ngực và sau đó nhanh chóng lan ra toàn thân. Cảm giác nóng thường kéo dài từ 2 – 4 phút và có thể đi kèm với toát mồ hôi, thỉnh thoảng đánh trống ngực và sau đó là lạnh run. Triệu chứng bốc hỏa ở mỗi người sẽ khác nhau, có người chỉ bị đỏ mặt, có người lại thấy bị bốc hỏa mạnh khiến mặt và thân thể đỏ bừng kèm theo đổ mồ hôi nhiều, có người thỉnh thoảng mới gặp một hiện tượng bốc hỏa nhưng có người lại bị liên tục và kéo dài.

2. Nguyên nhân gây ra cơn bốc hỏa là gì ?

Do rối loạn hormone: Chị em tiền mãn kinh, mãn kinh thiếu hụt estrogen trầm trọng do buồng trứng không sản sinh nội tiết tố này và đây là nguyên nhân của các cơn bốc hỏa ở phụ nữ.

Những nguyên nhân gây ra các cơn bốc hỏa
Những nguyên nhân gây ra các cơn bốc hỏa
  • Do thuốc: Một số loại thuốc chị em sử dụng như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau opioid,…có thể tạo ra cơn bốc hỏa.
  • Do thừa cân, béo phì: Ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh chị em dễ bị thừa cân, béo phì và chị em có nguy cơ bị bốc hỏa cao hơn hẳn chị em bình thường.
  • Do tâm lý: Cảm giác lo lắng, căng thẳng, stress… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các cơn bốc hỏa ở chị em.
  • Do thực phẩm: Một số thực phẩm chứa nhiều gia vị, chua cay, thực phẩm chứa cafein, chứa cồn,…có thể gây cảm giác nóng bức, khó chịu.
  • Do bệnh lý: Một số bệnh lý có thể gây bốc hỏa như bệnh cường giáp có thể gây ra các triệu chứng như nóng bức, tim đập nhanh, hồi hộp, sụt cân, tiểu tiện liên tục,…. Các bệnh nhiễm trùng, nhiễm virus ngoài gây bốc hỏa còn khiến chị em tiêu chảy, khó chịu đường ruột.
  • Hút thuốc lá: Theo nghiên cứu những chị em nghiện thuốc lá nặng có tỷ lệ bị bốc hỏa tăng gấp 4 lần so với chị em không bao giờ hút thuốc. Nguyên nhân là dù nồng độ estrogen tương tự nhau ở chị em nhưng ở người hút thuốc thì nồng độ androgen cao hơn làm tăng tỷ lệ androgen so với estrogen, điều này đã được chứng minh là có liên quan đến các cơn bốc hỏa.
  • Căng thẳng, lo lắng: Khi chị em thấy căng thẳng, lo lắng thì có thể gây ra nhiều triệu chứng như tim đập nhanh, bồn chồn và kéo theo bốc hỏa.
  • Do môi trường: Môi trường sống nóng bí, ngột ngạt cũng có thể là nguyên nhân gây bốc hỏa. Do chị em thường dễ bốc hỏa vào ban đêm khi đang ngủ, nếu không gian phòng ngủ ngột ngạt, không thoáng mát rồi kèm theo mồ hôi toát ra… đều có thể là nguyên nhân gây bốc hỏa.

3. Triệu chứng bốc hỏa

Cách nhận biết triệu chứng bốc hỏa ở phụ nữ
Cách nhận biết triệu chứng bốc hỏa ở phụ nữ

Các cơn bốc hỏa có thể ngắn dài khác nhau và gây tác động khác nhau nhưng đều có những triệu chứng chung mà nhờ đó chị em có thể nhận ra mình đang bốc hỏa:

  • Nhịp tim đập nhanh hơn bình thường
  • Bốc hỏa đổ mồ hôi, khuôn mặt đỏ ửng, thường là đổ mồ hôi thân trên
  • Xuất hiện cảm giác nóng lạnh không đều, thỉnh thoảng kèm theo đó là những cơn ớn lạnh toàn thân
  • Cảm giác nóng bừng từng cơn vào ban đêm, bốc hỏa mất ngủ
  • Triệu chứng bốc hỏa thường kéo dài từ 2-3 phút, sau đó chị em sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, bứt rứt, mệt mỏi.

4. Bốc hỏa thường kéo dài trong bao lâu?

Cơn bốc hỏa xuất hiện ở mỗi người với tần suất khác nhau, cường độ không cố định và thường bắt đầu từ mặt rồi lan đến các vị trí khác trên cơ thể kèm theo đổ mồ hôi. Có người thường xuyên bị nhưng cũng có người chỉ thỉnh thoảng mới bị bốc hỏa. Bốc hỏa có thể xảy ra ở giai đoạn tiền mãn kinh và kéo dài sau đó đến chục năm. Mỗi cơn bốc hỏa có thể kéo dài từ 2 – 4 phút. Nếu cơn bốc hỏa xảy ra vào buổi đêm sẽ gây mất ngủ và có thể thành khiến chị em thức giấc và ra nhiều mồ hôi gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của chị em.

5. Giải pháp giúp khắc phục cơn bốc hỏa

Làm sao để khắc phục những cơn bốc hỏa hiệu quả
Làm sao để khắc phục những cơn bốc hỏa hiệu quả

5.1. Thay đổi lối sống để cải thiện cơn bốc hỏa

Thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng nhiều đến các cơn bốc hỏa, chị em chú ý:

  • Không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng đồ uống như bia rượu, cafe và hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu, gừng, tỏi, nhãn, vải, xoài, mít,…
  • Như đã nói ở trên hút thuốc có liên quan đến các cơn bốc hỏa, do đó chị em không nên hút thuốc.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng và đủ chất đặc biệt nên ăn nhiều thực phẩm chứa canxi, chất xơ, vitamin và khoáng chất để có thể duy trì sức khỏe, cân nặng ở mức cho phép tránh thừa cân, béo phì.

5.2. Sử dụng các thảo dược tự nhiên

Một số thảo dược tự nhiên sẽ giúp cải thiện tình trạng bốc hỏa:

  • Cỏ ba lá đỏ: Loại này đã được nghiên cứu chứng minh giúp giảm các tần suất bốc hỏa, cải thiện tình trạng khô âm đạo cũng như các triệu chứng tâm lý của thời kỳ mãn kinh như lo lắng, dễ nổi nóng hay trầm cảm.
  • Đương quy: Đây là thảo mộc có nguồn gốc từ Châu Á, được sử dụng rộng rãi với công dụng bổ máu, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh, đặc biệt là giúp giảm tần suất và mức độ các cơn bốc hỏa.
  • Rễ cây cam thảo: Nếu chị em sử dụng 330mg chiết xuất cam thảo 3 lần/ngày trong 8 tuần sẽ giảm tần suất của các cơn bốc hỏa.
  • Đậu nành: Loại đậu này có chứa Isoflavone – nội tiết tố nữ có nguồn gốc từ thực vật và đã được nghiên cứu giúp giảm tình trạng nóng bừng, chứng bốc hỏa ở phụ nữ.
Có rất nhiều sự lựa chọn phù hợp để điều trị chứng bốc hỏa
Có rất nhiều sự lựa chọn phù hợp để điều trị chứng bốc hỏa

5.3. Sử dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT)

Liệu pháp thay thế hormone (HRT) có thể giải quyết tận gốc của vấn đề do thiếu hụt estrogen nhưng cần được tư vấn và chỉ định của bác sĩ. Bởi liệu pháp này có thể gây ra những rủi ro với sức khỏe. Những người sử dụng estrogen liên tục trong thời gian dài có nguy cơ cao mắc một số bệnh lý về tim mạch, đột quỵ hay sa sút trí tuệ.

5.4. Sử dụng nội tiết tố thảo dược

Chị em cũng có thể chọn bổ sung nội tiết tố từ thảo dược an toàn và hiệu quả để cải thiện các cơn bốc hỏa nói riêng và nhiều triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh do thiếu hụt estrogen. Nội tiết tố thảo dược chị em nên chọn có chứa EstroG-100 được chiết xuất từ Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu và còn có các thành phần tốt như Glutathione, Curcumin, Collagen.

6. Cách phòng ngừa bốc hỏa

Những cách phòng ngừa bốc hỏa ở phụ nữ
Những cách phòng ngừa bốc hỏa ở phụ nữ

Để phòng ngừa cũng như hạn chế những cơn bốc hỏa có thể đến bất ngờ, chị em xem xét áp dụng các cách sau:

  • Khi thấy có triệu chứng bốc hỏa, chị em cần làm mát cơ thể như uống nước lạnh, sử dụng những thực phẩm có tính mát cho cơ thể.
  • Chị em nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, ăn uống hợp lý, lành mạnh, loại bỏ những thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng để phòng tình trạng bốc hỏa. Đặc biệt nên tránh các chất kích thích như bia, rượu…
  • Chị em nên giữ tâm lý ổn định, tinh thần thoải mái, nên thư giãn bằng cách nghe nhạc, xem phim, tập yoga….giúp cải thiện tâm trạng.
  • Khi đi ngủ nên mặc quần áo thoáng mát, không bó sát để tránh tình trạng bứt rứt, khó chịu.
  • Để phòng ngừa bốc hỏa chị em có thể bổ sung estrogen thảo dược EstroG-100 được chiết xuất từ Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu và có các thành phần tốt như Glutathione, Curcumin, Collagen.

Quản lý tình trạng bốc hỏa không phải là điều dễ dàng, nhưng với những thông tin và gợi ý từ bài viết, bạn có thể tìm ra phương pháp phù hợp nhất cho mình. Đừng ngần ngại thử nghiệm và điều chỉnh để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nguồn tham khảo

  • [1] Hot flashes. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hot-flashes/symptoms-causes/syc-20352790
  • [2] What Are Hot Flashes? https://www.webmd.com/menopause/menopause-hot-flashes
  • [3] Hot Flashes. https://my.clevelandclinic.org/health/articles/15223-hot-flashes

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.