Đau bụng kinh ở vị trí nào là bình thường?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
26 Tháng Tám 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1152

Cơn đau bụng kinh thường khác nhau ở mỗi người. Chị em có thể đau nhẹ, âm ỉ nhưng cũng có thể đau dữ dội, đau đến lả cả người, đau ở vùng bụng dưới hoặc đau bụng kinh kèm theo một số triệu chứng khác… Vậy đau bụng kinh ở vị trí nào là bình thường và vị trí nào gây nguy hiểm?

1. Đau bụng kinh ở đâu là bình thường?

Đau bụng kinh ở đâu là bình thường?
Đau bụng kinh ở đâu là bình thường?

Đau bụng kinh thường xảy ra ở vùng bụng dưới là phần bụng dưới rốn (vùng hạ vị). Chị em cũng có thể thấy đau hai vùng xương chậu, đau âm ỉ bụng trên, đau phía dưới đùi… và đây hoàn toàn là những dấu hiệu bình thường ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt và không có gì bất thường. Cơn đau bụng kinh ở bụng dưới là do cơ quan sinh sản của chị em nằm ở vị trí này: tử cung, buồng trứng, vòi trứng, âm đạo. 

2. Đau bụng kinh ở vị trí nào gây nguy hiểm?

Đau bụng kinh ở vị trí nào gây nguy hiểm?
Đau bụng kinh ở vị trí nào gây nguy hiểm?

Cũng có thể chị em thấy đau như đau bụng kinh nhưng không phải cơn đau bụng kinh thông thường mà là do nguyên nhân khác, không có lợi cho sức khỏe:

  • Thấy đau bụng kinh dữ dội, đau quằn quại hoặc đau không chịu được đến mức phải dùng giảm đau.
  • Thời gian đau bụng kinh thường chỉ 3 ngày đầu kỳ kinh nên thấy đau bụng kinh kéo dài như đau bụng vài ngày trước kỳ kinh và vẫn đau âm ỉ thêm vài ngày sau khi sạch kinh.
  • Đau bụng kinh có kèm theo các triệu chứng như là buồn nôn, ngất xỉu, tiêu chảy, hoa mắt chóng mặt…
  • Bị đau bụng lệch sang bên trái hoặc bên phải khi đau bụng kinh.
  • Kinh nguyệt không đều, máu kinh ra không đều trong các tháng.
  • Thấy có xuất hiện máu đen, máu cục bất thường.
  • Chị em thấy bị đau khi quan hệ.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh kéo dài, có dấu hiệu khác thường này có thể là do một số bệnh lý như: bệnh lạc nội mạc tử cung, lạc tuyến nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu, viêm nhiễm do các dụng cụ tránh thai. 

3. Làm gì để giảm đau bụng kinh nhanh tại nhà?

Đau bụng kinh dù ở vị trí nào cũng cần phải khắc phục
Đau bụng kinh dù ở vị trí nào cũng cần phải khắc phục

Để cải thiện tình trạng đau bụng kinh chị em có thể tham khảo các cách dưới đây:

  • Massage nhẹ nhàng vào vùng bụng sẽ giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh. Chị em có thể dùng tinh dầu để massage vùng bụng bị đau theo vòng tròn sẽ giúp làm giãn cơ bụng đang căng cứng do chu kỳ kinh nguyệt, giảm co thắt tử cung đột ngột – nguyên nhân chính gây đau bụng kinh.
  • Chị em cũng có thể dùng túi chườm nóng lên vùng bụng dưới hoặc giã hay xắt lát gừng, rồi dùng chườm vào phần bụng dưới sẽ giúp làm dịu cơn đau.
  • Để hạn chế đau bụng kinh, chị em nên ăn đủ chất và hạn chế ăn đồ cay, nóng vì dễ gây táo bón làm đau bụng kinh nặng thêm. Chị em nên ăn nhiều rau, trái cây, tăng cường ăn cá và hạn chế các loại thực phẩm ngọt, mặn. Đồng thời nên uống nước chanh nóng và dùng các loại vitamin tổng hợp. Tránh đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, cocacola… vì chúng có thể gây cảm giác khó chịu, bồn chồn trong kỳ kinh nguyệt…

4. Có nên uống thuốc giảm đau bụng kinh hay không?

Dù đau bụng kinh ở đâu thì nhiều chị em cũng đã lựa chọn uống thuốc để giảm đau
Dù đau bụng kinh ở đâu thì nhiều chị em cũng đã lựa chọn uống thuốc để giảm đau

Bên cạnh các cách cải thiện đau bụng kinh được chia sẻ ở trên thì cách uống thuốc giảm đau là lựa chọn cuối cùng khi chị em đau bụng kinh. Thuốc giảm đau sẽ giúp giảm đau nhanh nhưng cũng sẽ kèm theo một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe chị em và không nên sử dụng thường xuyên. 

Chị em có thể dùng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen (Advil, Motrin IB…) hay naproxen natri (Aleve) và có thể dùng vào thời điểm ngày trước khi kỳ kinh bắt đầu thường sẽ cho tác dụng kiểm soát tốt cơn đau hay có thể dùng thuốc giảm đau khi bắt đầu kỳ kinh hay ngay khi chị em cảm thấy có triệu chứng đau bụng kinh.

Đau bụng kinh có thể do một số bệnh phụ khoa nên chị em cần đi khám để được điều trị kịp thời. Nếu có viêm nhiễm thì cùng với điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chị em có thể dùng thêm viên uống có chứa Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá và Dây ký ninh. Các kháng sinh thảo dược này sẽ hỗ trợ điều trị với thuốc tây, loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh mà vẫn giữ nguyên các lợi khuẩn, giúp giữ cân bằng âm đạo, giúp điều trị viêm nhiễm thêm hiệu quả. Thành phần Immune Gamma được chiết xuất từ thành vách tế bào có lợi sẽ giúp cân bằng môi trường âm đạo, hỗ trợ cải thiện điều trị bệnh lý gây đau bụng kinh bằng thuốc tây thêm hiệu quả mà vẫn giữ cân bằng môi trường âm đạo.

Đau bụng kinh nếu do rối loạn nội tiết tố, một nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng thì chị em có thể dùng viên uống có chứa EstroG-100 thảo dược. EstroG-100 được chiết xuất từ 3 thảo dược quý của Hàn Quốc là Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu, đây là các thảo dược đã được sử dụng hơn 400 năm tại Hàn Quốc, Trung Quốc và cho hiệu quả cao, an toàn với người dùng. EstroG-100 cho tác dụng mạnh gấp hơn 3 lần các Estrogen thảo dược khác, giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của thiếu hụt Estrogen, nhất là thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh và sinh lý như khô âm đạo, khó giao hợp, tăng ham muốn tình dục… Ngoài EstroG-100 viên uống còn có các thành phần khác là Glutathione, Collagen, Curcumin… có tác dụng chống oxy hóa mạnh.

Cơn đau bụng kinh dễ nhầm với các cơn đau khác, do đó nếu biết được đau bụng kinh ở vị trí nào cũng rất cần thiết, vì sẽ giúp chị em dễ dàng xác định cơn đau là do đâu và có cách điều trị thích hợp.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.