Đau bụng kinh kèm đau bao tử: Cần phải làm gì?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
24 Tháng tám 2022

Lần cập nhật cuối:
8 Tháng sáu 2024

Số lần xem:
2926

Đau bụng kinh đã gây khó chịu cho chị em trong những ngày đèn đỏ rồi vậy mà đau bụng kinh kèm đau bao tử thì không biết sự mệt mỏi sẽ như thế nào? Cùng đi tìm nguyên nhân gây nên tình trạng này và cách giảm đau hiệu quả trong chia sẻ dưới đây.

1. Vì sao đau bụng kinh kèm đau bao tử?

Nguyên nhân nào khiến chị em bị cả đau bụng kinh và đau bao tử?
Nguyên nhân nào khiến chị em bị cả đau bụng kinh và đau bao tử?

Đau bụng kinh là tình trạng chị em có thể gặp thường xuyên hoặc thỉnh thoảng, cơn đau cũng nặng nhẹ tùy cơ địa mỗi người. Đau bụng kinh là do máu không lưu thông, thiếu máu, co bóp của tử cung… do sự thay đổi nội tiết tố. Khi các niêm mạc ở tử cung bong ra gây chảy máu và thời gian hành kinh càng kéo dài, máu ra nhiều sẽ càng đau hơn. Một số trường hợp, đau bụng kinh kèm đau bao tử thì cơn đau sẽ gây khó chịu vô cùng và tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này đau bụng kinh có thể không đơn thuần là cơn đau sinh lý mà có nhiều khả năng do bệnh lý gây nên như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, cổ tử cung chít hẹp, dính khoang tử cung.

2. Cách giảm đau bụng kinh kèm đau bao tử

2.1. Cách giảm cơn đau bụng kinh và bao tử tức thời

Cách giảm cơn đau bụng kinh và đau bao tử tức thời
Cách giảm cơn đau bụng kinh và đau bao tử tức thời

Uống thuốc giảm đau là cách được nhiều chị em áp dụng khi bị đau bụng kinh để giúp giảm đau tức thì. Nên thuốc giảm đau cũng có thể được dùng khi đau bụng kinh kèm đau bao tử và được nhiều chị em áp dụng. Chị em có thể sử dụng những loại thuốc chống viêm không có steroid, thuốc giảm đau hay thuốc tránh thai để hạn chế tình trạng mất máu và những cơn đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên khi dùng cách làm giảm đau bao tử khi đau bụng kinh này, chị em cần lưu ý:

  • Thuốc giảm đau tức thời không tốt cho bao tử của bạn
  • Thuốc giảm đau tuy có ưu điểm là cắt cơn đau nhanh nhưng nếu dùng lâu dài, thường xuyên có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như viêm loét dạ dày tá tràng, biến chứng thủng dạ dày ở người bị viêm loét dạ dày, viêm gan, viêm thận kẽ, hoại tử thận, cơn hen giả, kéo dài thời gian chảy máu, thậm chí là nhồi máu cơ tim…
  • Chị em có thể gặp hội chứng không rụng trứng nếu dùng thuốc giảm đau thường xuyên dù vẫn có chu kỳ kinh nguyệt bình thường và đây là một trong những nguyên nhân gây vô sinh.

Ngoài thuốc giảm đau thì thuốc tránh thai cũng cho hiệu quả rõ rệt trong giảm đau bụng kinh đồng thời có tác dụng tránh thai và điều hòa kinh nguyệt nhưng nếu kéo dài liên tục cũng sẽ không có lợi. 

Do đó các loại thuốc này không nên lạm dụng hay dùng thường xuyên sẽ  làm ảnh hưởng đến dạ dày, lâu ngày sẽ gây tình trạng đau bụng kinh kèm bị đau bao tử nguy hiểm hơn.

2.2. Giải pháp giảm đau bụng kinh kèm đau bao tử hiệu quả lâu dài

Biện pháp giảm cơn đau bụng kinh và đau bao tử hiệu quả dài lâu
Biện pháp giảm cơn đau bụng kinh và đau bao tử hiệu quả dài lâu

Tình trạng co thắt dạ dày có thể xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt ở nhiều chị em và thường vào ngày đầu tiên và ngày thứ 2 của chu kỳ kinh. Triệu chứng đặc trưng của bệnh này là những cơn co thắt xuất hiện đột ngột ở vùng bụng làm cho chị em vô cùng đau đớn. Những cơn đau bụng kinh dữ dội này có thể chỉ kéo dài trong vòng vài phút nhưng có trường hợp kéo dài hàng giờ đồng hồ. Lúc này chị em có thể áp dụng các cách sau để giảm đau bụng kinh kèm đau bao tử hiệu quả, an toàn nên áp dụng thường xuyên: 

  • Chườm nóng: Chườm nóng ở vùng bụng có thể giúp giảm chị em giảm đau bụng kinh. Chị em dùng miếng dán nóng hoặc chườm bụng bằng túi chườm hay chai nước nóng. Nhờ chườm nóng sẽ giúp tăng lưu thông khí huyết và giảm đau bụng kinh hiệu quả được nhiều chị em áp dụng.
  • Tập thể dục: Theo nghiên cứu cho thấy tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp giảm đau bụng hành kinh và cải thiện chứng co thắt dạ dày. Chị em có thể tập yoga giúp lưu thông, giảm đau nhức và có cơ thể dẻo dai. 
  • Massage: Đau bụng kinh cũng có thể giảm được bằng cách massage để làm giảm đau nhức toàn thân. Chị em có thể dùng tinh dầu để massage vùng bụng bị đau theo vòng tròn sẽ giúp làm giãn cơ bụng đang căng cứng do chu kỳ kinh nguyệt, giảm co thắt tử cung đột ngột – nguyên nhân chính gây đau bụng kinh.

Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng kinh, trong đó không loại trừ các nguyên nhân từ bệnh lý. Do đó chị em nên đi khám nếu thấy các cơn đau kéo dài, thường xuyên sau khi áp dụng các biện pháp giảm đau không hiệu quả. Ngoài ra chị em có thể cải thiện tình trạng đau bụng kinh nhờ sản phẩm giúp bổ sung nội tiết tố nếu đau bụng kinh do rối loạn nội tiết tố. Chị em nên chọn viên uống có EstroG-100 là viên uống thảo dược an toàn. EstroG-100 được chiết xuất từ 3 thảo dược quý của Hàn Quốc là Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu. Các thảo dược này đã được sử dụng hơn 400 năm tại Hàn Quốc, Trung Quốc và cho hiệu quả cao, an toàn với người dùng. EstroG-100 cho tác dụng mạnh gấp hơn 3 lần các Estrogen thảo dược khác, giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của thiếu hụt Estrogen, nhất là thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh và sinh lý như khô âm đạo, khó giao hợp, tăng ham muốn tình dục… Ngoài EstroG-100 viên uống còn có các thành phần khác là Glutathione, Collagen, Curcumin… có tác dụng chống oxy hóa mạnh.

Nếu đau bụng kinh do viêm nhiễm phụ khoa thì chị em nên dùng thêm viên uống có Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá và Dây ký ninh. Các thảo dược này sẽ hỗ trợ điều trị với thuốc tây, loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh mà vẫn giữ nguyên các lợi khuẩn, giúp giữ cân bằng âm đạo, giúp điều trị viêm nhiễm thêm hiệu quả. Thành phần Immune Gamma được chiết xuất từ thành vách tế bào có lợi sẽ giúp cân bằng môi trường âm đạo, hỗ trợ cải thiện điều trị bệnh lý gây đau bụng kinh bằng thuốc tây thêm hiệu quả mà vẫn giữ cân bằng môi trường âm đạo.

Đau bụng kinh đã gây khó chịu nếu còn kèm đau bao tử thì sẽ khiến chị em vô cùng khó chịu. Tình trạng này có thể không đơn thuần là cơn đau sinh lý mà có nhiều khả năng do bệnh lý gây nên như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, cổ tử cung chít hẹp, dính khoang tử cung. Do đó đi khám bác sĩ là điều cần thiết nếu chị em thấy cơn đau dai dẳng ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp cải thiện.

Bài viết liên quan: Đau bụng kinh kèm sốt có nguy hiểm không?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.