Phương pháp chẩn đoán loãng xương hiệu quả nhất hiện nay

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
21 Tháng Sáu 2023

Lần cập nhật cuối:
28 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
261

Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh loãng xương tại Việt Nam lên đến 4.7%. Tỷ lệ này được dự đoán sẽ ngày một tăng cao. Chính vì vậy, các thông tin liên quan đến căn bệnh này cũng như những phương pháp chẩn đoán loãng xương được rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về bệnh loãng xương cũng như phương pháp chẩn đoán và phòng chống hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Nhiều người đang quan tâm những tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương
Nhiều người đang quan tâm những tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương

1. Tổng quan về bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương hay còn được biết với tên gọi khác là bệnh xốp xương, bệnh giòn xương. Đây là tình trạng xương có dấu hiệu bị mỏng dần và mật độ xương ngày một thưa thớt. Khi mắc bệnh này, xương của người bệnh thường dễ bị tổn thương, giòn và dễ gãy.

Bất cứ vùng xương nào cũng có thể mắc phải tình trạng này. Tuy nhiên, xương đùi, xương cổ tay và xương cột sống là những vùng dễ mắc bệnh loãng xương nhất. Đặc biệt, khu vực xương đùi và xương cột sống rất khó hồi phục sau khi bị tổn thương hoặc gãy.

Bệnh loãng xương rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu. Bởi trong thời gian đầu, người bệnh chỉ cảm thấy nhức mỏi xương khớp. Lâu dần chiều cao sẽ bị giảm cùng với đó là tình trạng cột sống bị gù vẹo. Thậm chí một số trường hợp xương bị gãy mới phát hiện ra bệnh này.

Bệnh loãng xương thường xuất hiện ở người lớn tuổi và tình trạng bệnh sẽ ngày càng nặng hơn khi về già. Bên cạnh đó, đây là tác nhân chính gây ra bệnh gãy xương ở người già và phụ nữ tiền mãn kinh.

Xem thêm: Bệnh loãng xương là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

2. Các phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay, tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa thường áp dụng hai phương pháp chẩn đoán loãng xương sau:

Tìm hiểu về các phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương hiện nay
Tìm hiểu về các phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương hiện nay

2.1. Phương pháp đo mật độ xương chẩn đoán bệnh loãng xương

Đo mật độ xương (Bone Mineral Density – BMD) là phương pháp chẩn đoán loãng xương hiệu quả nhất hiện nay. BMD sử dụng công nghệ hấp thụ tia X năng lượng kép hoặc chụp CT để kiểm tra tình trạng xương. Bằng những kỹ thuật này, bác sĩ sẽ xác định hàm lượng khoáng chất và canxi trong xương.

Tình trạng xương sẽ được phản ánh thông qua chỉ số T score, cụ thể như sau:

  • Những người có xương chắc khỏe sẽ có chỉ số T score bằng – 1SD
  • Những người bị  bệnh thiếu xương sẽ có chỉ số T score rơi vào khoảng – 1SD đến -2,5SD
  • Những người mắc bệnh loãng xương sẽ có chỉ số T score dưới ngưỡng -2,5SD. Chỉ số T score sẽ càng thấp nếu người bệnh bị gãy xương hoặc loãng xương ở mức nghiêm trọng

2.2. Thực hiện các xét nghiệm sinh hóa

Phương pháp xét nghiệm sinh hóa không được cấp phép trong chẩn đoán các bệnh về loãng xương. Tuy nhiên, đây là phương pháp hiệu quả để kiểm tra và đánh giá tình trạng mất xương. Đồng thời, xét nghiệm sinh hóa còn được ứng dụng xác định nguyên nhân mất xương cũng như theo dõi kết quả sau quá trình điều trị.

Ngoài những phương pháp trên, để chẩn đoán loãng xương còn có thể áp dụng một số phương pháp khác như: chụp cộng hưởng MRI, chụp X – quang, chụp CT scan…

3. Các biện pháp phòng chống bệnh loãng xương

Chẩn đoán sớm loãng xương để kịp thời phòng ngừa và điều trị
Chẩn đoán sớm loãng xương để kịp thời phòng ngừa và điều trị

Bệnh loãng xương không thể điều trị dứt điểm nhưng có thể phòng ngừa được. Dưới đây là một số biện pháp phòng chống bệnh loãng xương hiệu quả được các chuyên gia khuyến cáo:

  • Bổ sung canxi và xây dựng thực đơn giàu canxi là điều cực kỳ cần thiết. Bạn nên sử dụng những loại thực phẩm giàu canxi như sữa, sản phẩm từ sữa, các loại đậu, cá hoặc rau củ quả có màu xanh. Tuy nhiên, mỗi đối tượng ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ cần hấp thụ lượng canxi khác nhau:
    • Người trưởng thành trong độ tuổi 19 đến 50 cần hấp thụ 1000mg canxi mỗi ngày chia thành 3 bữa ăn
    • Nữ giới nằm trong độ tuổi trên 50 cần hấp thụ 1200mg canxi mỗi ngày chia thành 4 bữa ăn
    • Nam giới từ 50 tuổi trở đi cần hấp thụ 1000mg canxi hoặc 3 bữa mỗi ngày
    • Nam giới từ 70 tuổi trở đi cần hấp thụ 1200mg canxi hoặc 4 bữa ăn mỗi ngày
  • Cần tránh xa các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ loãng xương như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có ga…
  • Tập luyện hợp lý, thực hiện các bài tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân như đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga… Nên luyện tập 15-30 phút mỗi ngày.
  • Thăm khám sức khỏe và đo mật độ xương định kỳ để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
  • Những người lớn tuổi nên tránh bị ngã gây gãy xương hoặc tổn thương xương.

Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống và vận động hợp lý, người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung Canxi, Vitamin D3, MK7 cùng các khoáng chất thiết yếu như kẽm, magie, đồng, mangan, boron, silic,… giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương hiệu quả.

Bài viết đã chia sẻ đến bạn một số phương pháp chẩn đoán loãng xương cũng như phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả. Hy vọng qua đó có thể cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quát hơn về bệnh loãng xương.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời