[CHIA SẺ] 4 Cách điều trị bệnh loãng xương hiệu quả hiện nay

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
29 Tháng Mười Hai 2021

Lần cập nhật cuối:
9 Tháng Hai 2022

Số lần xem:
2567

Loãng xương thường khó phát hiện cho đến khi bệnh phát triển và có biến chứng. Do đó điều trị loãng xương sẽ giúp ngăn chặn tình trạng gãy xương. Cùng tìm hiểu cách điều trị loãng xương hiệu quả nhất trong nội dung sau đây.

Cùng tìm hiểu cách cách điều trị loãng xương phổ biến hiện nay
Cùng tìm hiểu cách cách điều trị loãng xương phổ biến hiện nay

1. Điều trị loãng xương không dùng thuốc

1.1. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn hàng ngày đầy đủ và bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu canxi cũng sẽ giúp hỗ trợ điều trị loãng xương hiệu quả. Người bệnh loãng xương nên chọn những thực phẩm giàu khoáng chất này như hải sản tôm, cua, cá, các loại rau lá xanh đậm, sữa và các chế phẩm từ sữa như phomai, sữa chua…

1.2. Chế độ sinh hoạt

Hàng ngày ngoài giờ làm việc, học tập thì người bệnh cần chú ý đến chế độ sinh hoạt như ăn, ngủ, luyện tập thể thao và nghỉ ngơi giảm stress.

1.3. Tập thể dục ngoài trời

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp. Người bệnh loãng xương nên chọn tập thể dục ngoài trời vào buổi sáng sớm hoặc sau 5h30 chiều. Đây là các thời điểm thích hợp giúp người bệnh loãng xương vừa tập luyện vừa tổng hợp vitamin D từ ánh mặt trời giúp cho việc hấp thu canxi tốt nhất và có thể cung cấp đến 70% nhu cầu vitamin D hàng ngày của cơ thể. Tùy khả năng và sở thích có thể chọn đi bộ, tập aerobic, chạy bộ, tập dưỡng sinh… tùy theo lứa tuổi và mức độ loãng xương. Nếu đã có loãng xương nên tập nhẹ nhàng phòng gãy xương.

2. Điều trị loãng xương dùng thuốc

2.1. Thuốc bổ sung bắt buộc

Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1000 – 1200mg canxi do đó để đảm bảo đủ nhu cầu cơ thể cần cung cấp 1.000 – 1200mg canxi/ ngày.

Cùng với canxi thì cần cung cấp cả vitamin D cho cơ thể, khoảng 800 – 1.000IU/ ngày.

2.2. Các thuốc chống hủy xương

Là các thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào hủy xương, gồm có:

Thuốc chữa bệnh loãng xương bằng cách chống hủy xương
Thuốc chữa bệnh loãng xương bằng cách chống hủy xương

2.2.1. Nhóm Bisphosphonate

Đây là nhóm thuốc được lựa chọn đầu tiên trong điều trị loãng xương ở người cao tuổi (> 60 tuổi), phụ nữ sau mãn kinh, sau dùng corticosteroid.

Alendronate

Fosamax plus (Alendronate 70mg + Cholecalciferol 2.800IU) hoặc Fosamax 5600 (Alendronate 70mg + Cholecalciferol 5.600IU). Nên uống vào buổi sáng khi đói và liều lượng 1 viên/tuần. Chú ý người bệnh không nằm sau khi uống thuốc ít nhất 30 phút để giảm biến chứng viêm loét thực quản.

Zoledronic acid (Aclasta, 5mg/ 100ml)

Thường được truyền tĩnh mạch chậm 1 chai 5mg/ 100ml trong thời gian trên 30 phút với liều lượng 1 chai 5mg/ năm, và liều duy nhất.

Chú ý cần đảm bảo đủ lượng canxi và vitamin D cho người bệnh trước truyền thuốc. Không dùng với người bệnh loãng xương có chức năng thận suy giảm (hệ số thanh thải Creatinin ≤ 30ml/ phút) hoặc những người có rối loạn nhịp tim.

Calcitonin

Được chỉ định với người bệnh mới có gãy xương kèm đau xương nhiều do loãng xương và cần kết hợp điều trị cùng nhóm bisphosphonate.

Liều lượng: 50-100IU/ ngày, trong vòng 10-15 ngày/ đợt điều trị bằng cách tiêm dưới da hoặc tiêm bắp sau ăn.

Chú ý một số trường hợp có tiền sử dị ứng cần thử test da trước khi tiêm, không sử dụng thuốc liên tục, kéo dài.

2.2.2. Chất điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen (SERMs): Raloxifene (Evista)

Được chỉ định dùng với phụ nữ loãng xương sau mãn kinh. Liều lượng là dùng 1 viên 60mg/ngày, thời gian dùng không quá 2 năm.

2.2.3. Liệu pháp sử dụng các chất giống hormon

Liệu pháp thay thế Estrogen (ERT) thường được khuyến cáo dùng cho phụ nữ có nguy cơ cao bệnh loãng xương để ngăn ngừa mất xương và giảm nguy cơ gãy xương. Đo mật độ xương khi mãn kinh bắt đầu có thể giúp quyết định ERT có phù hợp với chị em không? Nội tiết tố Estrogen cũng sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tim, cải thiện chức năng nhận thức, và cải thiện chức năng tiết niệu. Tuy nhiên, ERT có thể có rủi ro như nguy cơ ung thư vú. Do đó cần cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích của ERT trước khi sử dụng.

2.3. Các nhóm thuốc khác

Nhóm thuốc tăng tạo xương và ức chế hủy xương: Strontium ranelate (Protelos) với liều dùng 2g/ngày và uống một lần duy nhất vào buổi tối, sau ăn 2 tiếng. Tuy nhiên, do những tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc trên hệ tim mạch nên hiện thuốc chưa được áp dụng điều trị rộng rãi trên lâm sàng

Thuốc làm tăng quá trình đồng hóa: Deca-Durabolin và Durabolin.

Xem thêm: Top 15 loại thuốc loãng xương tốt nhất hiện nay

Áp dụng những cách điều trị bệnh loãng xương khác nhau để tối ưu hóa việc chữa trị
Áp dụng những cách điều trị bệnh loãng xương khác nhau để tối ưu hóa việc chữa trị

3. Điều trị các biến chứng của bệnh loãng xương

Các biến chứng thường gặp của bệnh loãng xương thường gặp nhất là đau kéo dài, nhất là những trường hợp loãng xương gây xẹp đốt sống chèn ép vào các rễ dây thần kinh. Biến chứng có thể gặp là biến dạng cột sống biểu hiện là còng lưng. Người bệnh loãng xương có thể bị gù vẹo cột sống. Nếu bị loãng xương đốt sống ngực có thể dẫn đến biến dạng lồng ngực. Nặng hơn có thể gây khó thở… Biến chứng nặng của loãng xương là gãy cổ tay, gãy cổ xương đùi, gãy lún xẹp đốt sống. Do đó điều trị biến chứng của bệnh loãng xương sẽ điều trị đau theo bậc thang giảm đau của WHO kết hợp với Calcitonin. Với trường hợp gãy xương thì có thể điều trị bằng đeo nẹp, bơm xi măng vào thân đốt sống hoặc thay đốt sống nhân tạo, kết xương hoặc thay khớp theo chỉ định của bác sĩ.

4. Điều trị lâu dài

Điều trị loãng xương lâu dài người bệnh cần tuân thủ điều trị của bác sĩ. Đo lại mật độ xương sau từ 1 – 2 năm để đánh giá kết quả điều trị. Thời gian điều trị loãng xương lâu dài, thường từ 3 – 5 năm. Sau đó bác sĩ sẽ đánh giá lại tổng thể tình trạng bệnh để quyết định phương hướng điều trị tiếp theo.

Cùng với điều trị của bác sĩ, chế độ ăn và thói quen sinh hoạt tích cực hàng ngày thì người bệnh loãng xương có thể chọn bổ sung thêm canxi từ viên uống có chứa các thành phần tốt cho sự chắc khỏe của xương. Canxi nano trong viên uống này tăng khả năng hấp thu lên đến 200 lần so với canxi thông thường, vitamin D3MK7 sẽ giúp lấy canxi từ thức ăn đưa vào máu và đặt vào trong xương, giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ cải thiện nhanh tình trạng loãng xương. Các dưỡng chất khác trong viên uống như Magie, Mangan, Silic, Boron… cũng rất cần thiết cho xương.

Điều trị loãng xương không chỉ một ngày hai ngày là có thể khỏi, đòi hỏi người bệnh kiên trì, tuân thủ chỉ định của bác sĩ và thay đổi thói quen sinh hoạt, bổ sung khoáng chất cần thiết giúp xương chắc khỏe, ngăn quá trình hủy xương…

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.