10 cách trị cảm cúm cho trẻ hiệu quả không cần uống thuốc

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
11 Tháng mười hai 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
286

Cảm cúm là bệnh thông thường và rất dễ tái phát khi thời tiết thay đổi hoặc khi bé không khỏe. Cách trị cảm cúm cho trẻ bằng dân gian được nhiều mẹ bỉm áp dụng vì an toàn, tiện lợi và tiết kiệm… Hãy cùng khám phá ngay 10 mẹo trị cảm cúm cho trẻ từ “cây nhà lá vườn” bên dưới nhé!

1. Dùng tỏi

Dùng tỏi chữa bệnh cảm cúm cho trẻ
Dùng tỏi chữa bệnh cảm cúm cho trẻ

Theo Đông y, tỏi có tính ôn, vị cay, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu đờm… được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị bệnh đường hô hấp. Nghiên cứu hiện tại cũng công nhận tác dụng của tỏi trong việc phòng và điều trị cảm cúm, cảm lạnh. Vì vậy rất nhiều phụ huynh đã lựa chọn cách trị cảm cúm cho trẻ bằng tỏi.

Nguyên liệu: Tỏi 1-2 tép.

Cách thực hiện: Tỏi đem nướng chín, sau đó bóc vỏ rồi giã nhuyễn, cho thêm 1 ít nước ấm cho bé uống mỗi ngày. Nếu trẻ biết ăn thì sau khi bóc vỏ tỏi, bạn cho bé ăn luôn lúc còn nóng.

2. Dùng lá kinh giới

Trị cảm cúm cho bé bằng lá kinh giới
Trị cảm cúm cho bé bằng lá kinh giới

Lá kinh giới có tình ấm, vị cay có tác dụng chữa nóng sốt, giải cảm, giúp ra mồ hôi, lợi tiểu… Vì vậy, từ xa xưa ông bà ta thường sử dụng lá kinh giới để chữa cảm cúm cho cả nhà.

Nguyên liệu: 1 nắm lá kinh giới và lá tía tô, đường phèn

Cách thực hiện: Lá kinh giới tươi và lá tía tô tươi đem rửa sạch rồi giã nát. Cho hỗn hợp lá kinh giới, tía tô vào chén rồi cho thêm 1 ít đường phèn đem hấp cách thuỷ, để nguội rồi cho bé uống ngày 2 lần. Lá kinh giới và tía tô sẽ giúp dịu họng, thông mũi và giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm.

3. Dùng lá húng chanh

Sử dụng lá húng chanh chữa cảm cúm cho bé rất hiệu quả
Sử dụng lá húng chanh chữa cảm cúm cho bé rất hiệu quả

Lá húng chanh là một loại thảo dược được sử dụng rất phổ biến trong bài thuốc trị ho và giải cảm. Những trẻ bị cảm và ho do thời tiết giao mùa, nhiễm lạnh có thể dùng lá húng chanh thay thế thuốc kháng sinh.

Cách 1: Dùng lá húng chanh tươi

Lấy vài lá húng chanh tươi đem rửa sạch rồi giã nát, đổ thêm 1 ít nước rồi lấy nước cốt. Cho bé uống nước húng chanh 2 lần/ngày.

Cách 2: Húng chanh và đường phèn

Lá húng chanh tươi rửa sạch, giã nát cho thêm 1 chút đường phèn. Đem hỗn hợp trên hấp cách thuỷ khoảng 20 phút. Lọc lấy nước cho trẻ uống 3 lần mỗi ngày.

4. Dùng chanh, mật ong

Chữa cảm cúm cho trẻ bằng chanh và mật ong
Chữa cảm cúm cho trẻ bằng chanh và mật ong

Chanh và mật ong là 2 nguyên liệu rất quen thuộc để trị ho, cúm và các bệnh viêm đường hô hấp khác. Tuy nhiên, bài thuốc này chỉ nên áp dụng cho các bé trên 1 vì mật ong không tốt cho hệ tiêu hóa của bé dưới 1 tuổi.

Cách thực hiện: Mẹ lấy một cốc nước sôi với lượng vừa đủ cho bé uống, sau đó pha thêm mật ong và nước cốt chanh cho bé dùng 2 lần/ngày.

5. Uống nước gừng

Uống nước gừng chữa trị cảm cúm cho trẻ em
Uống nước gừng chữa trị cảm cúm cho trẻ em

Uống nước gừng là cách trị cảm cúm cho trẻ được nhiều mẹ áp dụng khi con bị cúm. Gừng có tính ấm, nóng nên sẽ giúp làm ấm cơ thể, hỗ trợ điều trị cúm do nhiễm lạnh rất tốt. Ngoài công dụng giữ ấm cho bé, gừng giúp lưu thông máu, giảm viêm mũi viêm xoang và nghẹt mũi sổ mũi ở trẻ.

Cách thực hiện: Mẹ giã nhuyễn nhánh gừng sống rồi cho vào cốc nước sôi, ủ trong vài phút rồi cho bé uống. Có thể thêm đường phèn hoặc mật ong để bé dễ uống hơn.

6. Cho ăn hành lá

Ăn hành lá giúp cải thiện cảm cúm cho trẻ cực kỳ tốt
Ăn hành lá giúp cải thiện cảm cúm cho trẻ cực kỳ tốt

Theo dân gian, hành lá được xem là một vị thuốc có tính sát khuẩn mạnh giúp giảm cảm rất tốt. Mẹ bỉm có thể nấu cháo trắng rồi cho thật nhiều hành lá vào, cho bé ăn lúc còn nóng. Cháo hành nóng sẽ giúp sẽ dễ thoát nhiều mồ hôi, thoát mồ hôi nhiều là cách giải độc tố và giải cảm nhanh chóng.

7. Dùng lá tía tô

Chữa cảm cúm cho bé bằng lá tía tô
Chữa cảm cúm cho bé bằng lá tía tô

Theo Đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, quy vào các kinh Tâm, Tỳ, Phế, có tác dụng trị cảm mạo, ho khan, ho có đờm, nghẹt mũi, sổ mũi, giảm nôn trớ ở người lớn và cả trẻ em.

Cách thực hiện: Mẹ đun cả cành, lá và thân cây tía tô với 1 lít nước, rồi đổ ra bát to cho bé xông. Hơi nước tía tô mang theo tinh dầu đi vào xoang mũi và đường hô hấp giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, giảm sưng viêm, khắc phục tình trạng sổ mũi, tắc mũi rất hiệu quả. Áp dụng 2 ngày 1 lần cho đến khi trẻ hết sổ mũi.

8. Dùng lá hẹ

Trị bệnh cảm cúm cho trẻ bằng cách dùng lá hẹ
Trị bệnh cảm cúm cho trẻ bằng cách dùng lá hẹ

Theo Đông y, lá hẹ có tính ấm, vị chua, cay nhẹ có tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt. Đặc biệt, thành phần kháng sinh trong thảo dược này giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus gây viêm mũi, cảm cúm, qua đó làm giảm triệu chứng sổ mũi ở trẻ.

Nguyên liệu: lá hẹ, mật ong

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá hẹ tươi rửa sạch, cắt nhỏ. Sau đó, cho lá hẹ vào bát, thêm mật ong vào ngập lá hẹ. Đem đi hấp cách thủy khoảng 30 phút.
  • Khi hấp xong, mẹ chắt lấy nước cho bé dùng 2 – 3 thìa một lần, ngày uống 3 lần. Với trẻ lớn hơn có thể khuyến khích bé ăn cả lá hẹ sẽ nhanh có kết quả hơn.

9. Dùng nước muối

Dùng nước muối cải thiện bệnh cảm cúm cho bé
Dùng nước muối cải thiện bệnh cảm cúm cho bé

Nước muối sinh lý là vật dụng thiết yếu, không thể thiếu với các gia đình có trẻ nhỏ. Mẹ có thể dùng nước muối để vệ sinh mũi họng hằng ngày cho trẻ để phòng tránh bệnh sau này.

Bên cạnh đó, nếu trẻ bị cúm, mẹ dùng nước muối và dụng cụ hút mũi để rửa mũi cho con mỗi ngày. Đây là cách rất đơn giản để giúp trị bệnh cảm cúm cho con.

10. Uống nhiều nước

Trẻ bị cảm cúm nên uống nhiều nước
Trẻ bị cảm cúm nên uống nhiều nước

Khi trẻ bị cảm cúm mẹ cần bổ sung nước cho bé để bù lại phần nước bị mất đi trong quá trình bé bị cảm như sốt, ho, sổ mũi. Đồng thời nước làm dịu cổ họng, làm loãng dịch tiết mũi giúp bé hít thở dễ dàng hơn.

Ngoài nước lọc, mẹ có thể cho bé uống nước canh, nước cháo hoặc ép nước hoa quả giúp tăng cường hệ miễn dịch để bé nhanh khỏi ốm.

Trên đây là những cách trị cảm cúm cho trẻ mà bạn có thể áp dụng khi con bị bệnh. Trong trường hợp trẻ mắc cảm cúm lâu ngày không khỏi, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế tin cậy để được bác sĩ khám, điều trị bệnh kịp thời, phòng tránh những biến chứng có thể xuất hiện ở trẻ.

Bài viết liên quan: 

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận