Cảnh giác với biến chứng của sốt xuất huyết

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
13 Tháng Tám 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1509

Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra là một trong những căn bệnh truyền nhiễm khá phổ biến ở nước ta, nhất là vào những thời điểm mùa mưa, bệnh có nguy cơ cao gây ra dịch bệnh. Khi mắc bệnh, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng cơ bản như: sốt cao, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, phát ban,…. Vậy những biến chứng của sốt xuất huyết có thể xảy ra là gì và nguy hiểm ra sao?

1. Triệu chứng nhận biết bệnh sốt xuất huyết

Biết rõ triệu chứng nhận biết bệnh sốt xuất huyết để phòng ngừa biến chứng xảy ra
Biết rõ triệu chứng nhận biết bệnh sốt xuất huyết để phòng ngừa biến chứng xảy ra

Mùa mưa là thời điểm lý tưởng để bệnh sốt xuất huyết bùng phát. Người bệnh sẽ thường có những triệu chứng điển hình như:

  • Sốt khởi phát đột ngột, sốt cao trên 38 độ C liên tục nhiều lần trong ngày.
  • Đầu đau dữ dội, khác hẳn so với những trận ốm thông thường.
  • Đau hốc mắt, đau khớp, đau cơ, nhức mỏi toàn thân.
  • Phát ban đỏ ở cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân. Hiện tượng này thường xảy ra sau 3 – 4 ngày kể từ khi bị sốt.

Những triệu chứng kể trên sẽ biểu hiện ra bên ngoài cơ thể rõ nhất từ 5 – 7 ngày sau khi bị muỗi vằn đốt, nhưng có thể diễn biến trong 3 – 14 ngày bị nhiễm bệnh.

Nếu tình trạng sốt xuất huyết nhẹ thì những dấu hiệu này sẽ hết trong khoảng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng thì người bệnh sẽ có thể bị rối loạn đông máu, gây chảy máu bất thường, hạ huyết áp đột ngột, có thể gây sốc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

2. Biến chứng sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?

2.1. Suy tim, suy thận

Biến chứng của bệnh sốt xuất huyết có thể là suy tim, suy thận
Biến chứng của bệnh sốt xuất huyết có thể là suy tim, suy thận

Biến chứng đầu tiên phải kể đến khi bị sốt xuất huyết đó chính là suy đa tạng. Khi bị sốt xuất huyết, cơ thể bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết. Ở giai đoạn tình trạng xuất huyết diễn ra liên tục trong cơ thể làm hệ tuần hoàn bị rối loạn thì rất có thể dẫn đến suy tim. 

Lúc này, tim sẽ không còn đủ sức bơm máu, dịch huyết tương xuất hiện liên tục sẽ khiến màng tim bị tràn dịch và gây ra hiện tượng ứ đọng. Điều này sẽ khiến tim và hệ thống tuần hoàn bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng và gây suy giảm, xuất huyết cơ tim. 

Bên cạnh tim, thận cũng là một bộ phận phải làm việc quá tải khi bệnh nhân sốt xuất huyết có triệu chứng sốt xuất huyết. Lúc này thận sẽ phải làm việc liên tục để bài tiết huyết tương qua nước tiểu nên cơ thể sẽ gặp biến chứng suy thận cấp. 

2.2. Sốc do mất máu

Biến chứng sốt xuất huyết tiếp theo mà bệnh nhân có thể gặp phải đó chính là sốc do mất máu liên tục. Bởi virus sốt xuất huyết Dengue sẽ làm tăng tính thấm mao quản, thoát huyết tương và gây ra cô đặc máu. Tình trạng này diễn ra đến một ngưỡng nhất định sẽ khiến người bệnh bị sốc và máu bị đẩy ra ngoài. Một số triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải khi sốc do mất máu đó là: chảy máu cam, chảy máu chân răng,…. Với trường hợp này, nếu bệnh nhân không có các biện pháp điều trị kịp thời có thể gây ra tình trạng xuất huyết nội tạng với các biểu hiện như: nôn ra máu, đi tiểu ra máu, ho ra máu, ra máu âm đạo bất thường, rong kinh,….

2.3. Biến chứng về mắt

Biến chứng về mắt bạn có thể gặp phải khi bị bệnh sốt xuất huyết
Biến chứng về mắt bạn có thể gặp phải khi bị bệnh sốt xuất huyết

Biến chứng của sốt xuất huyết tiếp theo đó chính là các biến chứng về mắt. Thứ nhất đó chính là xuất huyết võng mạc khiến các mạch máu của võng mạc bị tổn thương và nặng hơn có thể gây mù lòa. Thứ hai đó chính xuất huyết trong dịch kính. Ở trường hợp này, nếu một mạch máu trong mắt bị vỡ, máu tràn vào trong buồng dịch kính có thể gây ra tình trạng không nhìn thấy, bệnh nhân gần như mù hẳn.  

2.4. Xuất huyết não

Xuất huyết não được coi là một trong những biến chứng nặng nhất của căn bệnh sốt xuất huyết. Nguyên nhân chính của biến chứng này là do lượng tiểu cầu trong cơ thể suy giảm quá mức. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, bởi khi bệnh nhân sốt xuất huyết bị giảm tiểu cầu mà không được truyền kịp thời có thể gây ra xuất huyết não và dẫn đến tử vong. 

2.5. Tràn dịch màng phổi

Biến chứng bệnh sốt xuất huyết có thể gặp phải là tràn dịch màng phổi
Biến chứng bệnh sốt xuất huyết có thể gặp phải là tràn dịch màng phổi

Biến chứng bệnh sốt xuất huyết có thể kể đến là tràn dịch màng phổi. Khi bệnh nhân bị sốt xuất huyết ở thể nặng, huyết tương trong cơ thể bị tràn sẽ xâm nhập vào đường hô hấp và gây ra tình trạng viêm đường hô hấp, viêm phổi hoặc phù phổi cấp. Do đó, nếu lúc này không được cấp cứu kịp thời thì tính mạng của người bệnh sẽ gặp nguy hiểm. 

2.6. Hôn mê

Hôn mê cũng là một trong những biến chứng ở bệnh nhân sốt xuất huyết có thể gặp phải. Khi bệnh nhân bị xuất huyết bên trong cơ thể, dịch huyết tương có thể ứ đọng ở màng não qua các thành mạch gây phù não và các hội chứng thần kinh và dẫn đến tình trạng hôn mê. Đây cũng được coi là một trong những biến chứng nặng nề của bệnh sốt xuất huyết. 

2.7. Tụt huyết áp, đau đầu dữ dội

Bệnh nhân sốt xuất huyết có thể gặp biến chứng tụt huyết áp kèm đau đầu dữ dội
Bệnh nhân sốt xuất huyết có thể gặp biến chứng tụt huyết áp kèm đau đầu dữ dội

Ở thể nặng, bệnh sốt xuất huyết có thể gây ra biến chứng tụt huyết áp và đau đầu dữ dội. Lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy đi đứng rất khó khăn do giảm huyết áp đột ngột. Sau hiện tượng tụt huyết áp bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đầu vô cùng. Điều này cũng dễ dàng gây ra hiện tượng xuất huyết não và nguy hiểm hơn có thể gây ra tử vong. 

2.8. Sinh non, sẩy thai xảy ra ở phụ nữ mang thai

Với phụ nữ mang thai khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm như: suy thai, sinh non hoặc thai lưu. Thêm vào đó, đối với riêng thai phụ, bệnh nhân có thể bị tiền sản giật, làm tổn thương đến các chức năng gan, thận chảy máu kéo dài cho đến khi chuyển dạ.

3. Nên làm gì để tránh gặp phải biến chứng sốt xuất huyết?

Cần làm gì để phòng tránh được biến chứng sốt xuất huyết xảy ra?
Cần làm gì để phòng tránh được biến chứng sốt xuất huyết xảy ra?

Hiện chưa có vacxin phòng bệnh nên trong điều trị sốt xuất huyết chủ yếu là điều trị triệu chứng để hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Nếu người bệnh sốt cao trên 38,5 độ C thì dùng thuốc hạ sốt Paracetamol, mỗi lần uống cách nhau từ 4 – 6 tiếng và tuyệt đối không được uống Aspirin hoặc Ibuprofen vì sẽ làm các triệu chứng sốt xuất huyết thêm trầm trọng. 

Người bệnh sốt xuất huyết sẽ được khuyên nghỉ ngơi tại giường. Hàng ngày uống nhiều nước để bù nước để giúp bù lại lượng dịch, muối, đường đã mất do sốt cao. Người bệnh có thể uống nước hoa quả, oresol, nước dừa để bù điện giải hiệu quả.

Một cách phòng sốt xuất huyết an toàn và hiệu quả là tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra bằng thảo dược. Sản phẩm thích hợp có chứa Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ… Sản phẩm này có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém, giúp ức chế sự xâm nhập, phát triển của các virus gây bệnh, trong đó có virus dạng ARN thường gây ra các bệnh như cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh do virus như bệnh sốt xuất huyết.

Qua đây có thể thấy biến chứng sốt xuất huyết rất nguy hiểm khó lường nên khi có triệu chứng sốt cao đột ngột 1 – 2 ngày kèm theo các dấu hiệu nổi mẩn đỏ trên cơ thể thì cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị ngay. Tránh để trường hợp bệnh sốt xuất huyết diễn biến nặng hơn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.