Bị cảm lạnh có nên xông hơi cho nhanh khỏi?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
27 Tháng Ba 2024

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Ba 2024

Số lần xem:
11972

Ho, sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở, nhức đầu, đau cơ,… là những triệu chứng điển hình của bệnh cảm lạnh. Bệnh khiến cho nhiều người vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Vậy cảm lạnh có nên xông hơi không là vấn đề băn khoăn thắc mắc rất nhiều người với mong muốn nhanh khỏi bệnh.

1. Bị cảm lạnh có nên xông hơi không?

Nhiều người thắc mắc bị cảm lạnh có nên xông hơi không
Nhiều người thắc mắc bị cảm lạnh có nên xông hơi không

Xông hơi là một phương pháp khá phổ biến để điều trị một số bệnh thông thường. Nhiều người vẫn thường thắc mắc bị cảm lạnh có nên xông hơi không?. Câu trả lời là có.

Phương pháp xông hơi khi bị cảm lạnh được dân gian áp dụng lâu đời chữa cảm mạo giai đoạn đầu. Dưới tác dụng vật lý của hơi nóng kết hợp tác dụng dược lý của các chất bay hơi chứa trong dược thảo kéo theo hơi nước làm giãn mạch ngoại biên, lượng máu được tăng cường lưu thông. Kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài.

Tuy nhiên, biện pháp xông hơi chỉ mang lại hiệu quả tức thì nên cần kết hợp thêm các biện pháp điều trị khác giúp người bệnh nhanh khỏi.

2. Hướng dẫn cách xông hơi giải cảm

Hướng dẫn chi tiết từng bước thực hiện xông hơi trị cảm lạnh
Hướng dẫn chi tiết từng bước thực hiện xông hơi trị cảm lạnh

Cảm lạnh có nên xông hơi không? Bạn đã biết rồi đó nên xông, tuy nhiên xông thế nào để mang lại hiệu quả thì không phải di cũng biết.

Trước khi xông hơi cần chuẩn bị một số lá như lá sả, lá bưởi, lá tre, lá cúc tần, lá kinh giới, lá ngải cứu, mỗi thứ một nắm nhỏ. Rửa sạch cho vào nồi đun sôi khoảng 5 – 10 phút (không đun quá kỹ tránh làm bay mất tinh dầu của lá thuốc).

Sau khi đun xong, người bệnh đặt nồi nước vừa đun lên giường, ngồi lên giường phủ một tấm chăn mỏng qua đầu để chuẩn xông. Từ từ mở vung nồi, cho hơi nước nóng bay lên, để tránh nóng quá có thể bị bỏng.

Trong lúc xông phải hít thở thật sâu và chậm để hơi xông lên có tác dụng đến đường hô hấp. Lúc này mồ hôi cơ thể sẽ từ từ thoát ra từ trên xuống dưới. Khi thấy người nhẹ nhõm, không còn cảm giác lạnh thì ngừng xông hơi. Dùng khăn lau hết mồ hôi, thay quần áo và nằm nghỉ ngơi.

3. Đối tượng nào không nên xông hơi?

Những ai không nên xông hơi giải cảm?
Những ai không nên xông hơi giải cảm?

Không phải ai cảm lạnh đều có thể xông hơi, một số người sau đây không nên xông hơi, hãy sử dụng các biện pháp khác để điều trị cảm lạnh.

  • Người đang sốt cao, sợ nóng, không sợ lạnh, ra nhiều mồ hôi, không khát nước.
  • Người đang bị sốt siêu vi, cơ thể suy nhược, người già yếu, trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hoặc vừa mới sinh.
  • Phụ nữ đang trong kỳ “đèn đỏ”, người bị tăng huyết áp, có vấn đề về tim mạch, có hiểu hiện thần kinh không ổn định như tâm thần.
  • Người đang bị rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, sốt xuất huyết, sau khi uống rượu bia, mắc bệnh ngoài da.

Xông hơi rất tốt cho người đang bị cảm lạnh, tuy nhiên không nên quá lạm dụng phương pháp này, vì nó có thể gây mất nước. Xông hơi xong không nên tắm, bởi lúc đó lỗ chân lông đang mở, gặp nước lạnh sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, làm ảnh hưởng đến sức khỏe do máu huyết lưu thông chậm.

4. Kết hợp xông hơi và nấu cháo giải cảm cho người bị cảm lạnh

Có rất nhiều món cháo giải cảm cho người cảm lạnh.

4.1. Nấu cháo giải cảm từ tía tô

Ăn cháo từ tía tô kết hợp với xông hơi trị cảm lạnh
Ăn cháo từ tía tô kết hợp với xông hơi trị cảm lạnh

Cháo tía tô gạo lứt

  • Chuẩn bị: Lá tía tô 12g, gạo lứt 100g
  • Cách làm: Rửa sạch lá tía tô, cho 200ml nước sắc còn 100ml, bỏ bã lấy nước, rồi thêm khoảng 500ml nước nữa cùng gạo vào nấu cháo. Ăn nóng ngày 2 lần sáng và tối, vừa ăn vừa hít hơi nóng càng nhiều càng tốt là khỏi.

Cháo tía tô, hành, trứng gà

  • Chuẩn bị: Lá tía tô 30g, rửa sạch, thái nhỏ; gạo tẻ 50g; trứng gà 1 quả; hành tím 1 củ nhỏ, vài lát gừng tươi.
  • Cách làm: Tất cả băm nhỏ. Cháo nấu chín nhừ thì cho lòng đỏ trứng gà vào đánh tan, đổ tía tô, hành, gừng vào khuấy đều. Nêm gia vị vừa ăn. Ăn nóng sẽ toát mồ hôi thì lau khô, nằm nghỉ ngơi tránh chỗ gió lùa là khỏi.

Cháo tía tô – hành – gừng

  • Chuẩn bị: Lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng.
  • Cách làm: Tất cả thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn đều ăn nóng, bệnh cảm sẽ hết.

Cháo lá tía tô non

  • Chuẩn bị: Một nắm lá tía tô non, hành, gạo.
  • Cách làm: Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng, có thể cho thêm hành tươi xắt nhỏ. Bát cháo giải cảm này rất hiệu nghiệm.

4.2. Nấu cháo giải cảm từ gừng

Ăn cháo từ gừng kết hợp với xông hơi chữa cảm lạnh
Ăn cháo từ gừng kết hợp với xông hơi chữa cảm lạnh

Cháo gừng hành thịt gà

  • Chuẩn bị: Thịt gà mái 100g, gia vị gừng, hành vừa đủ.
  • Cách làm: Nấu cháo lên rồi cho thịt gà vào, thêm gừng và hành. Nấu cháo ăn ngày 1 lần. Ăn vài lần là khỏi.

Cháo gừng tươi

  • Chuẩn bị: Gừng tươi 5 lát, hành cả rễ 6 nhánh, gạo 60g.
  • Cách làm: Tất cả rửa sạch, cho gạo vào nồi cùng với 500ml nước, bắc nồi lên bếp nấu sôi, sau đó giảm lửa nhỏ, hầm cho đến khi cháo chín nhừ. Cho thêm hành và gừng vào nồi cháo, tiếp tục nấu thêm một lúc nữa là dùng được. Ăn nóng ngày 1-2 lần.

Cháo gừng đường mạch nha

  • Chuẩn bị: Gừng tươi 25g, đường mạch nha 150g.
  • Cách làm: Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái nhỏ để sẵn. Cho gạo và gừng tươi vào nồi, đổ nước vừa đủ vào nấu cháo chín nhừ thì cho đường mạch nha vào, nêm vừa ăn.

5. Cách phòng bệnh cảm lạnh hiệu quả

Ngoài xông hơi ra cũng cần biết cách phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả
Ngoài xông hơi ra cũng cần biết cách phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả

Cảm lạnh có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu trong nhiều ngày liên tục. Nếu không muốn trả qua tình cảnh này thêm một lần nữa, hãy áp dụng cách “phòng bệnh hơn chữa bệnh” bằng một số biện pháp đơn giản mà hiệu quả.

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng.
  • Tránh dùng tay bẩn chạm vào mắt, mũi, miệng.
  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc người đang trong điều trị bệnh.
  • Sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên tăng sức đề kháng cơ thể, ức chế, ngăn chặn phát triển và tấn công của virus.

Hiện nay, sản phẩm thảo dược có tác dụng như trên được đánh giá cao gồm có XPDcomplex Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ.. Trong đó, phức hệ XTDcomplex được bào chế dưới dạng hạt có kích thước nanomet, mang đến tác dụng nổi bật, ức chế phát triển mạnh của virus cảm lạnh, điều tiết khả năng miễn dịch của cơ thể. Một số các hoạt chất trong phức hệ đã được chứng minh về tác dụng giảm đau, chống oxy hóa, chống ung thư, kháng khuẩn và có tác dụng ức chế mạnh đối với RNA-virus như virus cúm SARS-Cov-2.

Nhìn chung, sản phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng và hỗ trợ ức chế sự xâm nhập, phát triển của virus. Từ đó, giúp phòng ngừa các bệnh do virus cũng như rút ngắn thời gian điều trị, giảm nhẹ các triệu chứng bệnh. Đặc biệt, sản phẩm đã được Viện Kiểm Nghiệm thuốc TW chứng minh an toàn, không gây độc tính, không gây tác dụng phụ kể cả khi sử dụng lâu dài.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo

  • [1] How To Use A Sauna For A Cold. https://www.infraredsauna.co.uk/blog/how-to-use-a-sauna-for-a-cold
  • [2] How to Use Your Sauna to Boost Your Immune System. https://infrared-sauna.com.au/blog/how-to-use-a-sauna-for-a-cold

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.