Cảm lạnh có lây không và chữa sao cho khỏi?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
27 Tháng mười một 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
2014

Cảm lạnh là một bệnh lý ai cũng có thể mắc phải đôi ba lần trong đời, do virus gây ra. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cảm lạnh, đặc biệt là cảm lạnh có lây không và chữa thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích về vấn đề này.

Không phải ai cũng biết mắc bệnh cảm lạnh có bị lây không?
Không phải ai cũng biết mắc bệnh cảm lạnh có bị lây không?

1. Hiểu đúng về cảm lạnh

Cảm lạnh là một căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus rhinovirus. Một số loại virus khác có thể gây cảm lạnh như coronavirus ở người, adenovirus, virus hợp bào hô hấp, … Chúng xâm nhập vào lớp màng bảo vệ của mũi và cổ họng, kích thích phản ứng của hệ thống miễn dịch và khiến bệnh nhân bị đau họng, đau đầu, khó thở.

Dấu hiệu cảm lạnh có thể xuất hiện từ 2 – 3 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn nhiễm bệnh và hầu hết sẽ khỏi trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, có một số trường hợp có thể kéo dài từ 14 – 21 ngày.

Hầu hết những người bị cảm lạnh vào mùa đông và mùa xuân nhưng cũng có thể bị bất cứ lúc nào trong năm, ngay cả mùa hè bật điều hòa quá lạnh. Triệu chứng cảm lạnh thường gặp là đau họng, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, nhức mỏi cơ thể.

2. Bị cảm lạnh có lây không?

Bị cảm lạnh có lây sang người khác không?
Bị cảm lạnh có lây sang người khác không?

Cảm lạnh lây từ người sang người, người có bệnh có thể lây cho người khỏe ngay cả khi họ chưa xuất hiện các triệu chứng của cảm lạnh và thường 4 – 6 ngày tính từ khi mắc bệnh. Với trẻ em và trẻ sơ sinh thời gian để lây bệnh cho người khác có thể là trong 7 ngày hoặc lâu hơn.

Rất khó để xác định chính xác thời gian virus gây bệnh cảm lạnh truyền từ người sang người, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Và yếu tố quan trọng nhất chính sức khỏe – sức đề kháng, miễn dịch mỗi người.

Người có sức đề kháng yếu thì dễ mắc bệnh hơn, thời gian nhiễm bệnh ngắn hơn. Ngược lại, người có sức đề kháng tốt thì thời gian nhiễm bệnh lâu, khó nhiễm bệnh và nếu may mắn thì có thể không nhiễm bệnh do cơ thể có khả năng chống lại và tiêu diệt virus trước khi nó gây bệnh.

Virus gây cảm lạnh có thể sống trong cơ thể người khoảng thời gian tối thiểu 21 ngày. Vì thế, có thể lây sang người khác bất cứ lúc nào, do đó tuyệt đối không nên chủ quan khi tiếp xúc với người bệnh, kể cả khi tiếp xúc với người đã khỏi bệnh.

3. Cảm lạnh lây truyền như thế nào?

Người bị cảm lạnh sẽ lây truyền sang cho người khác như thế nào?
Người bị cảm lạnh sẽ lây truyền sang cho người khác như thế nào?

Có 2 con đường lây nhiễm cảm lạnh đó là tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và tiếp xúc qua trung gian. Cụ thể:

3.1. Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh

Nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao khi trò chuyện trực tiếp với người bệnh mà không có bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào. Trong lúc nói chuyện, hắt hơi hay ho, người bệnh sẽ bắn các dịch tiết chứa virus ra ngoài không khí, nếu hít phải virus sẽ tấn công, xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Hay khi người bệnh lấy tay che mũi, miệng khi hắt hơi và ho thì trên tay họ sẽ dính virus, bắt tay hay cầm tay người bệnh, vô tình đưa tay lên mặt mình thì sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh.

3.2. Tiếp xúc qua trung gian

Virus đã bám vào bề mặt của các đồ vật (tay nắm cửa, sách, bút, điện thoại di động, bàn phím máy tính, điều khiển tivi, cốc, bát, đũa…) vô tình chạm tay vào đó, sau đó đưa tay lên mũi hoặc miệng thì có thể bị lây nhiễm virus.

4. Cách phòng ngừa lây nhiễm cảm lạnh

Cảm lạnh là một căn bệnh do virus gây ra có tính lây nhiễm cao, do đó, bạn cần chủ động phòng ngừa lây nhiễm bằng các biện pháp sau.

Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cảm lạnh tốt nhất
Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cảm lạnh tốt nhất

4.1. Đối với người khỏe

  • Không hoặc hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đồ vật có chứa virus người bệnh đã tiếp xúc.
  • Khi tiếp xúc với người bệnh, phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn.
  • Không bắt tay, nắm tay người bệnh hoặc các đồ vật người bệnh đang sử dụng.
  • Rửa tay sạch sẽ với xà phòng sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh hay chạm vào đồ vật xung quanh.
  • Tuyệt đối không đưa tay lên mặt, mắt, mũi, miệng khi chưa rửa tay, chưa sát khuẩn.

4.2. Đối với người bệnh

  • Nghỉ ngơi, thư giãn tại nhà và hạn chế tiếp xúc với mọi người, nhất là trẻ em, người có sức đề kháng yếu và chưa có cách tự bảo vệ bản thân.
  • Dùng khăn giấy che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, sau đó cho khăn giấy vào thùng rác.
  • Có thể dùng khuỷu tay để che miệng, mũi khi ho và hắt hơi khi không có khăn giấy.
  • Khử trùng những vật dụng hay chạm vào như điện thoại, máy tính, bát, đĩa, …
  • Sử dụng dụng cụ ăn uống riêng như chén dĩa, ly cốc,…và những dụng cụ này phải được rửa sạch, thậm chí là khử trùng bằng nước sôi ngay sau khi sử dụng.

4.3. Sử dụng sản phẩm phòng ngừa và hỗ trợ điều trị rút ngắn thời gian điều trị

Cảm lạnh là bệnh do virus gây ra, để phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị rút ngắn thời gian điều trị, phục hồi sức khỏe có thể chọn sản phẩm thảo dược có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn sự phát triển và gây bệnh khác của virus. Sản phẩm này có chứa Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh do virus, do sức đề kháng kém gây ra. Đồng thời giúp ức chế sự xâm nhập, phát triển của các virus gây bệnh trong đó các virus có hệ gen là RNA nguyên nhân gây ra cảm lạnh, cảm cúm, sốt xuất huyết, …từ đó rút ngắn thời gian điều trị bệnh và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Từ những thông tin chia sẻ và giải thích ở trên giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc cảm lạnh có lây không và có những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cảm lạnh.

Bài viết liên quan:

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.