Bệnh trĩ là căn bệnh quen thuộc với nhiều người khi dân số mắc bệnh này càng ngày càng tăng. Trong đó, trĩ vòng là một loại tổn thương vùng hậu môn – trực tràng nhưng nhiều người không nắm được cách điều trị đúng gây nên những biến chứng nghiêm trọng. Cùng theo dõi bài viết để nắm rõ hơn đôi nét về căn bệnh này và cách thức điều trị hợp lý.
1. Trĩ vòng là gì?
Bệnh trĩ là căn bệnh xảy ra do sự giãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch xung quanh hậu môn – trực tràng gây tình trạng sưng, viêm hoặc xung huyết. Bệnh trĩ được chia làm 3 loại chính là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
Trĩ vòng là tình trạng khi các búi trĩ hỗn hợp liên kết lại với nhau và chiếm hầu hết chu vi của hậu môn. Đây là một biểu hiện tiến triển muộn của bệnh trĩ hỗn hợp. Lúc này các búi trĩ có kích thước lớn nhỏ khác nhau sẽ sắp xếp vòng quanh bao kín hết hậu môn.
2. Nguyên nhân gây bệnh trĩ vòng
Theo các chuyên gia y tế, bệnh trĩ vòng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể đó là:
- Bị viêm nhiễm hậu môn
- Yếu tố di truyền từ gia đình
- Những người mắc bệnh táo bón kéo dài
- Những người thường xuyên có chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu hợp lý.
- Có thói quen nhịn đi đại tiện thường xuyên lâu dần khiến cơ thể mất đi cảm giác muốn đại tiện.
- Những phụ nữ mang thai và sau sinh
- Những người có công việc nặng nhọc như bốc vác, thợ xây, công nhân khiến hậu môn chịu áp lực lớn.
- Những người lười vận động cơ thể, thường xuyên phải ngồi hoặc đứng lâu một chỗ như nhân viên văn phòng hoặc lễ tân.
3. Biểu hiện của bệnh trĩ vòng
Bệnh trĩ vòng thường có những biểu hiện thường gặp như:
- Người bệnh đi đại tiện ra máu, máu xuất hiện dạng tia hoặc giọt trong quá trình đi vệ sinh.
- Phần da xung quanh hậu môn thường xuyên ngứa, rát nóng đỏ khó chịu.
- Hậu môn sưng tấy, chảy máu.
- Các búi trĩ to nhỏ xuất hiện vòng quanh hậu môn với kích thước lớn.
Khi nhận thấy bản thân gặp phải các triệu chứng như trên, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ, tư vấn và thăm khám kịp thời. Tránh tình trạng ngại ngùng mà bỏ qua “giai đoạn vàng” trong điều trị bệnh trĩ.
>> Xem thêm:10 cách giảm đau trĩ tại nhà nhanh chóng tức thời
4. Tác hại của bệnh trĩ vòng
Bệnh trĩ vòng gây nên rất nhiều tác hại cho người bệnh, cụ thể đó là:
- Gây nên bệnh thiếu máu do thường xuyên chảy máu trong quá trình đi đại tiện.
- Suy giảm ham muốn tình dục do hậu môn đau nhức, ảnh hưởng đến hôn nhân và hạnh phúc gia đình.
- Tâm lý bị ảnh hưởng, ngại ngùng trong giao tiếp xã hội, mất tự tin trong công việc và cuộc sống.
- Hậu môn có thể bị nhiễm trùng và dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
- Bệnh trĩ vòng còn gây nên hiện tượng tắc mạch, tạo nên các cục máu đông gây hoại tử búi trĩ vô cùng nguy hiểm.
5. Điều trị trĩ vòng
Để biết chính xác phương thức điều trị cho từng đối tượng, người bệnh phải được các bác sĩ thăm khám và điều trị theo phác đồ riêng của từng trường hợp. Tuy nhiên, với bệnh trĩ vòng các bác sĩ thường chỉ định phương pháp phẫu thuật để mang đến hiệu quả tốt nhất.
5.1. Phẫu thuật cổ điển điều trị trĩ vòng
- Cắt trĩ vòng theo phương pháp Whitehead: Ở biện pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khoanh niêm mạc và lớp dưới niêm mạc của các búi trĩ sau đó kéo niêm mạc từ trên xuống khâu với da ở hậu môn. Tuy nhiên, biện pháp này rất dễ để lại biến chứng như hẹp hậu môn, đại tiện mất tự chủ và rỉ dịch ở hậu môn.
- Cắt trĩ vòng theo phương pháp Buie: Đây là phương pháp cải biên lại từ Whitehead. Các y bác sĩ sẽ không cắt bộ toàn bộ bề mặt ống hậu môn nữa mà chừa lại khoảng ba cầu da – niêm mạc để tạo thể cân bằng giữa phần da và phần niêm của ống hậu môn.
Các phương pháp cổ điển thường có hạn chế lớn đó là gây đau sau mổ, chít hẹp hậu môn khiến người bệnh có thể bị rò hậu môn hoặc đi ngoài mất kiểm soát. Ngoài ra, thời gian nằm viện lâu nên phương pháp này hiện nay ít được thực hiện.
5.2. Phẫu thuật mới
- Phẫu thuật Longo: Longo là một biện pháp phẫu thuật mới. Các bác sĩ sẽ sử dụng máy khâu vòng để giảm được lưu lượng máu đến các đám rối tĩnh mạch qua đó khiến kích thước búi trĩ giảm đi và treo ngược đệm hậu môn lên phần ống. Phương pháp này an toàn, không gây đau đớn và có thời gian lành vết thương nhanh chóng. Tuy nhiên, chi phí thực hiện phẫu thuật này khá cao.
- Khâu treo trĩ bằng tay: Phương pháp này mang lại hiệu quả tương tự với cách thức longo nhưng có chi phí rẻ hơn do các bác sĩ sẽ thực hiện khâu bằng tay thay vì sử dụng máy khâu vòng.
- Khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler: Biện pháp này sử dụng dụng cụ có đầu dò siêu âm Doppler gắn liền với một ống soi hậu môn. Lúc này các bác sĩ sẽ đưa đầu dò vào sâu bên trong hậu môn để tìm cách nhanh động mạch rồi tiến hành khâu cột lại trên đường lược khoảng 2cm. Tuy nhiên cách thức này chỉ mang lại hiệu quả đến trĩ độ 3. Còn với trĩ độ 4 thì hầu như bác sĩ sẽ khoogn chỉ định áp dụng.
6. Các biện pháp phòng ngừa trĩ vòng
Bên cạnh các biện pháp điều trị, việc phòng ngừa bệnh trĩ vòng cũng được hầu hết các bác sĩ lưu ý với người bệnh. Một số biện pháp cơ bản giúp phòng ngừa bệnh trĩ vòng như:
- Ngâm nước ấm: Ngâm hậu môn trong nước ấm là một cách làm giảm đau cũng như khiến hậu môn giãn nở và dễ đi cầu hơn khi bị táo bón. Đây là một cách phòng tránh giúp hạn chế tình trạng rặn khi phân rắn và khó thoát ra ngoài.
- Sử dụng kem bôi ngoài da hoặc thuốc đạn: Trong trường hợp bạn cảm thấy hậu môn quá mức đau rát và khó khăn trong việc đi cầu có thể lựa chọn sử dụng một số loại kem bôi trơn hoặc thuốc đạn đặt hậu môn để có thể đi đại tiện dễ dàng hơn mà không cần phải rặn.
- Lựa chọn quần lót phù hợp: Lựa chọn trang phục, đồ lót phù hợp, mềm mịn và thoáng mát để cho vùng nhạy cảm được thông thoáng và không bị hơi ẩm tích tụ.
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Tăng cường bổ sung rau xanh, củ quả vào các bữa ăn hàng ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh táo bón.
- Uống đủ nước: Bổ sung đủ nước mỗi ngày cho cơ thể vừa giúp thanh lọc cơ thể, vừa khiến phân đủ nước dễ đi ngoài hơn.
- Cân nhắc bổ sung chất xơ: Lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày cho cơ thể là từ 20-30g. Vì vậy các bạn cần cân nhắc để bổ sung lượng chất xơ hợp lý.
- Vận động: Vận động cơ thể vừa giúp tăng sức đề kháng, giúp cơ thể dẻo dai hơn còn khiến hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giảm sự phát triển của trĩ.
- Tránh ngồi lâu: Ngồi quá lâu sẽ làm tăng áp lực xung quanh hậu môn. Vì vậy nếu phải ngồi làm việc trong thời gian dài hãy cố gắng đứng dậy vận động khoảng phút mỗi tiếng.
Một số loại thảo dược có tác dụng tốt trong việc cải thiện tình trạng táo bón và bệnh trlĩ hiệu quả. Trong đó có thể kể đến như: Cao diếp cá, cao đương quy, rutin, meriva, Curcumine… Các loại thảo dược này khi sử dụng sẽ giúp kháng viêm, giảm sưng đau búi trĩ, làm mát, thải độc, cải thiện tình trạng chảy máu khi đi đại tiện. Hiện nay, các loại thảo dược này đã được tổng hợp trong một viên uống thực phẩm chức năng. Vì vậy các bạn có thể lựa chọn sản phẩm này để ngăn ngừa táo bón , phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Viên uống này đã được cấp phép của Bộ y tế lưu hành toàn quốc vì vậy các bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.
Với những kiến thức trên đây đã giúp các bạn phần nào hiểu được về căn bệnh và một số phương pháp điều trị chủ yếu. Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh trĩ vòng, người bệnh hãy nhanh chóng tìm đến các cơ sở chuyên khoa để được tư vấn, chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Bài viết liên quan:
- Bệnh trĩ huyết khối: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Trả lời thắc mắc: Bệnh trĩ có gây đau lưng không?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA